Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 4-5 tuổi

doc 13 trang sangkien 11620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_tinh_tich.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 4-5 tuổi

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG MẦM NON THƯỢNG MỖ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 4- 5 TUỔI ” Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Tên tác giả: Nguyễn Thị Minh Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC : 2013 – 2014 1
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc = = = * * * = = = SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI”. SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Ngày sinh: 16/04/1988 Chức vụ: Giáo viên. Năm vào ngành: 2009 Đơn vị công tác: Trường mầm non thượng mỗ. Trình độ chuyên môn: Trung cấp Hệ đào tạo: Chính quy. Năm học : 2013-2014 2 2
  3. MỤC LỤC A. Đặt vấn đề 4 1. Cơ sở khoa học của vấn đề 4 2. Mục đích viết sáng kiến 6 3. Đối tượng nghiên cứu , phạm vi nghiên cứu .6 B. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 6 I. KHẢO SÁT THỰC TẾ 6 1. Tình trạng khi chưa thực hiện 6 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện 7 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 8 1. Nghiên cứu kỹ khả năng vận động của trẻ , từ đó đưa ra những bài tập phù hợp.với trẻ .8 2. Chuẩn bị đủ đồ dùng đẹp phù hợp với bài học 8 3. Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học 9 4. Lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp .9 5. Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực .10 6. Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm: 10 7. Thông qua tuyên truyền với phụ huynh 10 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN, SO SÁNH 11 1. Đối với giáo viên 11 2. Đối với trẻ 11 IV. KẾT LUẬN 11 3
  4. A. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1.Cơ sở khoa học của vấn đề. a. Cơ sở lý luận. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng, thì giáo dục phát triển thể chất có 1 vai trò rất quan trọng đặc biệt không thể thiếu. Giáo dục thể chất là một trong các mặt của giáo dục toàn diện cho trẻ . Giáo dục thể chất nhằm củng cố sức khỏe cho trẻ, đảm bảo thể chất hài hòa, tư thế đúng, phát triển các vận động, năng lực hoạt động thể lực và trí tuệ. Khi được trang bị một hệ thống bài tập vận động se khắc phục sự rụt rè sợ hãi , trẻ sẽ tự tin hơn, thể hiện tính kiên trì quyết tâm, tính kỷ luật . Trong quá trình dạy bài tập vận động tạo ra mối quan hệ tích cực với nhau, sự giúp đỡ lẫn nhau, cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.Giáo dục tính tích cực vận động cho trẻ mầm non nhằm tích cực hóa hoạt động vận động , hình thành kỹ năng , kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực nhanh , mạnh , khéo , bền bỉ cho trẻ. Khi tập các bài tập vận động sẽ thu hút đa số các cơ bắp hoạt động , đẩy mạnh quá trình hoạt động sinh lývaf nâng cao hoạt động sống của cơ thể . Như vậy , qua luyện tập bài tập vận động cơ bản giúp hoàn thiện khả năng làm việc của hệ thần kinhtrung ương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, củng cố và phát triển cơ bắp, rèn luyện và hình thành các tư thế đúng qua đó tác động tốt tới sức khỏe và phát triển thể lực, tạo điều kiện phát triển các tố chất nhanh , mạnh , khéo . Ngoài ra , các bài tập vận động cơ bản còn có tác dụng giúp trẻ phát triển định hưóng trong không gian như sự định hướng trong vận động, vị trí để các dụng cụ.Giúp trẻ phát triển khả năng định hướng về thời gian như sự lâu dài , kéo dài của việc thực hiện vận động, tính thứ tự của những giai đoạn riêng của vận động Giúp trẻ khả năng định hướng trong hoạt động tập thể như vị trí của mình trong đội hình chung. Bài tập vận động cơ bản góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, giáo dục về cái đẹp khi vận động, tính chính xác và tính biểu cảm ,trẻ có sức khỏe tốt thì trẻ sẽ 4
  5. hứng thú học các môn học khác . Như vậy , giáo dục phát triển thể chất rất quan trọng không thể thiếu trong hệ thống giáo dục mầm non , nó góp phần vào việc giúp trẻ phát triển toàn diện. b. Cơ sở thực tiễn. Hiện nay trong quá trình phát triển của mỗi con người, đặc biệt trẻ em lứa tuổi mầm non, sức khỏe có vị trí đặc biệt quan trọng vì mọi nhận thức ngôn ngữ, tình cảm hành vi và các mặt khác đều được phát triển trên nền sức khỏe của trẻ . Hoạt động vận động một cách khoa học, phù hợp với trẻ là một nhân tố tích cực , có hiệu quả tăng cường sức khỏe thúc đẩy sự phát triển hài hòa lành mạnh cả thể chất lẫn tâm hồn của trẻ em. Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động vận động theo phương pháp hiện hành cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển nhân cách. Song phương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và chưa phát huy hết khả năng hứng thú ở trẻ .Các phương pháp vận động lâu nay đang được sử dụng còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động vận động. Vậy giáo viên phải làm gì, làm thế nào để trẻ có thể hướng thú tích cực vận động ,để trẻ thỏa mái và có một sức khẻo tốt nhất Nhận thức rõ trách nhiệm to lớn của giáo viên mầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay như NQ hội nghị lần thứ hai BCH TW Đảng ( Khoá VIII) đã nêu: “Giáo viên mầm non là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Là một giáo viên mầm non tôi đã trải qua một quá trình nghiên cứu tìm tòi, tích cực học hỏi và vận dụng một số biện pháp để giúp trẻ tích cực vận động, lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi Khả năng làm việc của hệ thần kinh còn yếu, nếu vận động nhiều, nặng thì trẻ nhanh mệt mỏi, các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh, song củng cố còn chậm. Vì vậy những thói quen vận động mới được hình thành không bền vững,dễ sai lệch . Trong quá trình dạy bản thân tôi rất lo lắng đến vấn đề này, nếu không kịp 5
  6. thời uốn nắn sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn đối với trẻ. Chính vì vậy tôi đã đi sâu nghiên cứu chọn đề tài “một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 4 -5 tuổi”. 2.Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm. Tôi viết sáng kiến này để xác định “một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 4 – 5 tuổi ’’. nhằm giúp trẻ hung thú tham gia hoạt động vận động để trẻ có một sức khẻo tốt phát triển cân đối hài hòa giúp trẻ học tốt các môn học khác. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. Có rất nhiều vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực này nhưng tôi chỉ nghiên cứu “một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 4 – 5 tuổi”. Nghiên cứu 38 cháu lớp 4 tuổi b4 trường mầm non Thượng Mỗ. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2013 đến tháng 3/2014 B. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. I. KHẢO SÁT THỰC TẾ. 1. Tình trạng khi chưa thực hiện. Lớp tôi có 38 cháu là học sinh lớp 4 tuổi. Tổng số trẻ qua lớp nhà trẻ 20 cháu, còn 18 cháu chưa qua lớp nhà trẻ.vi là khu lẻ nên không có lớp 3 tuổi a.Thuận lợi. - Giáo viên có năng lực sư phạm, trình độ đạt chuẩn, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Được sự quan tâm của ban giám hiệu chuyên môn, đã xây dựng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tổ chúc các tiết kiến tập , tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình đổi mới. - được nhà trường quan tâm trang bi cho một số đồ dung cần thiết. b. Khó khăn. - Thời gian đầu năm học 1 số trẻ mới bắt đầu đến trường chưa quen với môi trường mới và phải xa bố mẹ, người thân trong gia đình nên trẻ hay khóc 6
  7. và chưa chịu học, chịu chơi. Vì thế phát triển vận động cho trẻ đang còn rất hạn chế. - Một số trẻ chưa qua lớp nên việc rèn nếp và kỹ năng còn nhiều hạn chế. - Trình độ nhận thức không đồng đều, do một số trẻ lần đầu đến lớp trẻ còn nhút nhát , chưa chủ động tham gia hoạt động , lớp còn la lớp ghép nên khả năng vận động khác nhau - Phụ huynh đa số làm nông nghiệp nên ít quan tâm, trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói và có những bài tập vận động ở nhà phù hợp - vì là khu lẻ nên cơ sơ vật chât con nhiều hạn chế,lớp còn chật trội chưa đảm bảo việc học cho các cháu 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Năm học 2013 – 2014 dưới sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường phân công tôi dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4 tuổi với tổng số 38 cháu, sau những giờ học môn hoạt động phát triển vận động tôi thấy đạt kết quả như sau: Kết quả Đầu năm Tỉ lệ Số trẻ đạt giỏi 6 16 % Số trẻ đạt khá 9 24 % Số trẻ đạt trung bình 23 60 % Trước tình hình thực tế như vậy, tôi nghĩ mình phải có những phương pháp nào để ngôn ngữ của trẻ tốt hơn. Và tôi đã áp dụng các biện pháp thông qua môn hoạt động phát triển vận động. II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 1. Nghiên cứu kỹ khả năng vận động của trẻ , từ đó đưa ra những bài tập phù hợp.với trẻ. Để có được một giờ học đạt hiệu quả cao không chỉ về kiến thức mà còn 7
  8. về ngôn ngữ của trẻ, tôi chuẩn bị giáo án đầy đủ, đưa ra những bài tập phù hợp để kích thích khả năng vận động của trẻ và trẻ không cảm thấy qua dễ hoặc quá sức . Tốc độ phát triển thể lực của lứa tuổi này chậm hơn so với lứa tuổi trước , nhưng quá trình cốt hóa của xương lại diễn ra nhanh . Khả năng làm việc của hệ thần kinh còn yếu ,nên nếu vận động nhiều, nặng thì trẻ nhanh mệt mỏi . Các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh, song củng cố còn chậm. Vì vậy những thói quen vận động mới dược hình thành không bền vững, dễ sai lệch , lớp tôi là lớp ghép trẻ 3 tuổi với trẻ 4 tuổi . Chính vì vậy việc chọn bài phù hợp với trẻ là rất quan trọng . VD : Đối với vận động đi khi cho trẻ tập tôi thường chia đôi lớp để dạy vì lớp tôi đông . Đối với nhóm thứ nhất trẻ 3 tuổi tôi cho trẻ tập vđcb: “ Đi thăng bằng trong đường hẹp” .Còn đối với nhóm thứ hai trẻ 4 tuổi cũng vẫn bài tập đó nhưng lâng cao hơn “ Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”. Hoặc đối với bài vận động bật , trẻ 3 tuổi tập vđcb: “ Bật xa khoảng 25cm” , trẻ 4 tuổi tập vđcb: Bật xa khoảng 30- 35 cm. Bên cạnh đó khi tập mẫu hiệu lệnh của cô to rõ ràng , cô tập kết hợp với giảng giải nội dung bài tập rõ rành ,ngắn gọn , dễ hiểu . Như vậy khi trẻ được tập các bài tập vận động phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển cơ thể trẻ, trẻ khỏe mạnh và phát triển cân đối. 2. Chuẩn bị đủ đồ dùng đẹp phù hợp với bài học. - Muốn trẻ học tập và tiếp thu bài tốt trước tiên phải có đầy đủ đồ dùng phục vụ và tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan. Tôi chuẩn bị những đồ dùng, vật thật để đưa trẻ đến gần hơn với đời sống xung quanh, sẽ làm cho trẻ hứng thú, và tích cực vận động . Ngoài những đồ dùng có sẵn tôi thường làm thêm đồ dùng tự tạo từ những nguyên vật liệu có sẵn xung quanh chúng ta vd như: Tôi lấy các hộp bìa cát tông nối vào nhau tạo thành đường hầm và dán những hình ngộ nghĩnh lên , từ đó trẻ có thể tập bài bò chui qua hầm. Đối với bài tập: “ bật qua suối chạy nhanh 10m’’tôi làm nhiều cây xanh để 8 8