Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_the_chat_c.docx
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc o0o SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ tên : Nguyễn Lệ Thủy Sinh ngày: 24/ 04/ 1991 Năm vào ngành: tháng 10/2014 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Sơn Chức vụ: Giáo viên Trình độ chuyên môn: Trung cấp Sư Phạm mầm non Hệ đào tạo: Chính quy A. ĐẶT VẤN ĐỀ I – Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới, con người xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Việc chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục, là điều kiện tất yếu đối với việc phát triển con người một cách toàn diện. 1
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI Những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng trong giáo dục thể chất thì thể dục là phương tiện hết sức quan trọng để phát triển thể lực con người, và nó phải được bắt đầu từ lứa tuổi nhỏ. Cũng với tinh thần đó, ở Việt Nam, Bác Hồ đã nói: “Muốn làm được việc tốt, lao động được giỏi phải có sức khoẻ, mà muốn có sức khoẻ phải luyện tập thể dục thể thao ” (1960). Kêu gọi mọi người tập thể dục, Bác nói: “Muốn có xã hội khoẻ mạnh thì từng con người phải khoẻ mạnh ”. Đất nước ta đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc.“Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Nghị quyết TW4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Phát triển thể chất đối với trẻ vô cùng quan trọng nó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nó còn là yếu tố để giúp trẻ phát triển các mặt khác như: nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội – thẩm mỹ. Ở lứa tuổi mầm non cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, hệ cơ hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm 2
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được.Với tầm quan trọng như thế, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành hướng dẫn thực hiện chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” giai đoạn 2013-2016 nhằm mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động giúp cơ thể trẻ phát triển các tố chất vận động (nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo) góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam. Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Ở trường mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh – vận động thô cho trẻ Và chúng ta có thể khẳng định rằng 1 cơ thể khoẻ mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Trong quá trình tham gia các vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm - xã hội cũng như thẩm mỹ. Hoạt động thể chất làm thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho tinh thần trẻ được sảng khoái, vui vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối, hài hoà là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể, những bài tập vận động có nhịp điệu. Kết hợp với âm nhạc giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp điệu, thể hiện tốt hơn, đẹp hơn các động tác và nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay, ngón tay giúp phát triển các vận động tinh tế khéo léo. Nhưng trên thực 3
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI tế trong trường mầm non nói chung việc cho trẻ hoạt động phát triển thể chất chưa làm được điều đó. Các hoạt động tổ chức giáo dục phát triển thể chất cũng chỉ gói gọn theo giáo trình cũ không kích thích được tính tích cực chủ động của trẻ, hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động. Bên cạnh đó ngày nay các bậc phụ huynh có xu hướng sợ con em mình bị va chạm, tổn thương khi tham gia các vận động nên thường hạn chế cho trẻ vận động, để trẻ chơi với các thiết bị điện tử. Những điều này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vậy làm thế nào để thay đổi được nhận thức của phụ huynh về vấn đề phát triển sức khoẻ cho trẻ thông qua các hoạt động? làm thế nào để có những phương pháp tổ chức phát triển vận động cho trẻ tốt hơn để mang đến cho các em một thể lực phát triển cân đối? Đó là điều tôi thường băn khoăn và trăn trở, xuất phát từ những lí do trên tôi đã quyết định lựa chọn sáng kiến “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi”. Thời gian thực hiện năm học 2015 - 2016 * Điểm mới của sáng kiến: Theo bản thân tôi sáng kiến mà tôi lựa chọn “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi”, đây là một sáng kiến hoàn toàn mới mà bản thân tự nghiên cứu, tìm hiểu. Qua tài liệu, chương trình học Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013- 2014. Tính mới của sáng kiến mà 4
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI tôi thực hiện là giúp cho phụ huynh có những hiểu biết và quan tâm đến lĩnh vực phát triển vận động của con em mình. Đặc biệt là hình thành ở trẻ tính tự tin, mạnh dạn, các kỷ năng kỷ xảo vận động. Giúp cho giáo viên ứng dụng các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực gây hứng thú nhằm nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non. 1.1.Phạm vi áp dụng của sáng kiến. Từ thực tế khi tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ trong các trường mầm non nói cung và ở trường Mầm non Hoa Sơn nói riêng mỗi nhà giáo chúng ta cần phải đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ trong các hoạt động giáo dục. Từ thực tế đó tôi đã áp dụng thành công sáng kiến này và có thể triển khai áp dụng cho tất cả các trường Mầm non khác ở trên địa bàn huyện và nhân rộng đến các trường Mầm non trong toàn tỉnh. II. Giải quyết vấn đề. 1. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi” * Thuận lợi Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo sâu sát, tạo điều kiện mua sắm cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học. 5
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI Bản thân có lòng yêu nghề, nhiệt huyết với công việc. Trường lớp có quy mô, gọn gàng, sạch sẽ, phòng học đảm bảo diện tích cho số trẻ hoạt động trong lớp. * Khó khăn Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào hoạt động khiến trẻ gò bó chưa hứng thú học cho nên giờ hoạt động thể chất chưa đạt hiệu quả cao. Tài liệu tham khảo còn hạn chế. Tuy nhà trường đã quan tâm mua sắm một số đồ dùng đồ chơi, dụng cụ luyện tập cho trẻ song để đáp ứng với mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ thì còn thiếu, đồ dùng trực quan chưa hấp dẫn đối với trẻ. Là một trong những trường thuộc vùng nông thôn, đa số phụ huynh làm nông nên ít có điều kiện quan tâm đến con cái, đặc biệt là vấn đề phát triển thể lực cho trẻ. Do vậy tình trạng sức khoẻ của trẻ trong toàn trường nói chung và của lớp tôi nói riêng là không đồng đều. * Kết quả khảo sát thực tế: Số cháu trong lớp là: 24 + Số cháu trai: 15 + Số cháu gái: 9 6
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI Kết quả khảo sát khi chưa thực hiện biện pháp: * Về giáo dục: Trẻ mạnh dạn tích cực tham gia hoạt động: 15/24 trẻ Kỹ năng vận động: Vận động thô: đạt: 15/24 trẻ; chưa đạt: 9/24 trẻ Vận động tinh: đạt: 18/24 trẻ; chưa đạt: 6/24 trẻ * Về sức khoẻ: + Cân nặng: 20/24 trẻ phát triển bình thường, chiếm 83% + Chiều cao: 21/24 trẻ phát triển bình thường, chiếm 87% * Nguyên nhân: Giáo viên chưa tự tin mạnh dạn để đổi mới phương pháp dạy học, còn sợ sai, e dè, chưa thoát khỏi phương pháp dạy học cũ. Bên cạnh đó môi trường cho trẻ hoạt động chưa đáp ứng được nhu cầu với thực tế hiện nay. Phụ huynh học sinh chưa nhận thức sâu sắc về việc phát triển thể chất cho trẻ. Giải quyết những khó khăn nêu trên không những cần phải có sự sỗ lực của giáo viên, mà còn nhờ sự giúp đỡ, phối kết hợp của gia đình và nhà trường. trước thực trạng đó, cũng như nhận thức được tình hình thực 7
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI tế hiện nay tôi đã suy nghĩ và tìm ra những biện pháp để chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ ngày càng được nâng cao: 2.2. Các biện pháp thực hiện Biện pháp thứ nhất: Xây dựng môi trường hoạt động thể chất và đảm bảo an toàn cho trẻ. * Môi trường học tập. Để gây hứng thú cho trẻ mỗi khi đến lớp việc tạo môi trường hoạt động là điều tất yếu. Muốn có môi trường học tập tốt phải đảm bảo tạo dựng được cơ sở vật chất, trang bị đồ chơi, thiết bị cho trẻ phát triển vận động phù hợp (phòng giáo dục thể chất, sân chơi, đồ chơi ngoài trời, thiết bị, đồ dùng trong lớp) đồng thời phải xây dựng được môi trường thân thiện đối với trẻ. Để làm được điều đó ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động bàn bạc hai cô trong một lớp nghiên cứu chương trình dựa vào việc phân phối các chủ đề trong năm để xây dựng kế hoạch lớp theo năm, tháng, chủ đề, có kế hoạch cụ thể rõ ràng kết hợp xây dựng kế hoạch chuyên đề “nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất” của lớp được nhà trường triển khai theo từng năm học. Từ đó tôi đã chủ động sắp xếp trang trí môi trường lớp học phù hợp, bố trí các góc logic, đặc biệt là góc vận động, thường là những đồ dùng luyện tập cồng kềnh, tôi giành khoảng rộng hơn để trưng bày được những đồ dùng tập luyện mà trẻ thích. Ở trong môi trường đó, trẻ được tiếp thu tri thức trong một bầu không khí thân thiện, gần gũi giúp trẻ hứng thú trong học tập. 8