Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

doc 17 trang honganh1 15/05/2023 15502
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_mi_ch.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

  1. “Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THẨM MĨ CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH” I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: a. Cơ sở lý luận. Hoạt động tạo hình góp phần quan trọng trong giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non đặc bệt là đối với trẻ 4-5 tuổi. Thông qua hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng những cảm xúc thẩm mĩ. Những vẻ đẹp đa dạng của hình dáng, sự phong phú về màu sắc của đồ vật, thiên nhiên và sự lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như sự cân đối đa dạng về cấu trúc hình dạng về tính truyền cảm của đường nét đã thu hút hứng thú và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ được nảy sinh và trở lên sâu sắc cùng với sự phát triển của cảm giác và sự phong phú của các biểu tượng, trẻ tri giác thế giới xung quanh ngày càng có ý thức hơn. Dần dần trẻ có khả năng cảm thụ, nhận thức đánh giá được vẻ đẹp hay không đẹp của các đồ vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật ở mức sơ đẳng được biểu hiện qua tháu độ: thích hay không thích, yêu hay ghét, phân biệt đẹp hay xấu. Việc làm quen, tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình còn giúp trẻ cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống thể hiện qua ngôn ngư tạo hình là đường nét, hình dáng, màu sắc và bố cục càng làm cho trẻ hứng thú mong muốn được tạo ra sản phẩm. Khi miêu tả đồ vật hiện tượng trẻ không chỉ miêu tả lại hình dáng một cách thụ động mà bằng cảm xúc tích cực của trẻ, nảy sinh yếu tố sáng tạo. Như vậy hoạt động tạo hình chỉ có tính chất sáng tạo khi sự cảm thụ thẩm mĩ được phát triển và trẻ đã nắm được những kỹ năng, kỹ sảo cần thiết. Tạo hình là phương tiện diễn tả ý nghĩ và tình cảm. b. Cơ sở thực tiễn: Hoạt động tạo hình hay còn gọi là những hoạt động nhằm tạo ra cái đẹp cho cuộc sống và nghệ thuật. Hoạt động tạo hình ở trong trường mầm non gồm có vẽ, nặn, cắt dán, xé dán nhằm phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo cung cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình đơn giản, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình về cái đẹp của thế giới xung quanh qua các hình thức tạo hình, đồng thời qua đó bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ của trẻ, hình thành ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ. Trẻ mầm non ham thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng các nguyên vật liệu theo ý của trẻ để tạo ra 1 sản phẩm mà trẻ thích, chính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Đối với trẻ 4-5 tuổi, ở giai đoạn này vốn kinh nghiệm của trẻ đã phong phú hơn, các biểu tượng được hình thành khá đầy đủ, về hình dáng, cấu trúc và đặc điểm riêng biệt. Tư duy của trẻ phát triển mạnh, tư duy trực quan cụ thể, tư duy Trường Mầm non Hoa Phượng 1 Nguyễn Thị Loan
  2. “Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” trực quan hình tượng và tư duy trực quan trừu tượng đang được hình thành và phát triển, trẻ đã bước đầu biết sắp xếp các hình tượng trong mối quan hệ giữa chúng. Trẻ thích các màu tươi, màu đậm, nhưng ít phụ thuộc vào màu sắc tự nhiên trẻ sử dụng màu theo ý thích và cảm xúc. Trẻ có khả năng phân biệt và sử dụng được nhiều màu. Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mĩ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai. Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mĩ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.Với những lý do trên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4- 5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động tạo hình, kích thích phát triển ở trẻ năng khiếu thẩm mĩ, nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển thẩm mĩ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 4- 5 tuổi. 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng Đề tài áp dụng đối với trẻ 4- 5 tuổi Áp dụng đối với lĩnh vực phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình trong trường mầm non. Thời gian thực hiện từ ngày 06 tháng 9 năm 2019 đến ngày 25 tháng 5 năm 2020 3. Mục đích của đề tài: Nghiên cứu vấn đề này là để tìm ra những biện pháp cách áp dụng vào tổ chức các hoạt động tạo hình, giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình làm phong phú vốn hiểu biết, kinh nghiệm phát triển năng khiếu thẩm mĩ, sự sáng tạo, hình thành ở trẻ khả năng cảm nhận cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp góp phần vào việc định hình và hoàn thiện nhân cách cho trẻ. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn II. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu -Thuận lợi: - 100% giáo viên có trình độ CĐ, ĐH giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm. - Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học. Cảnh quan nhà trường thoáng mát, có cây che bóng mát, cây cảnh góp phần rất lớn cho trẻ quan sát, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. - Phần lớn trẻ có đều kiện tiếp xúc trải nghiệm nhiều với môi trường thực tế. Trường Mầm non Hoa Phượng 2 Nguyễn Thị Loan
  3. “Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” Qua khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều tôi cần phải suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và tạo cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học. Tôi tiến hành thực nghiệm. - Khó khăn: * Về cơ sở vật chất: - Phòng học diện tích hẹp, nên việc tổ chức giờ hoạt động tạo hình còn gặp rất nhiều trở ngại như không có diện tích trưng bày sản phẩm. -Môi trường cho trẻ hoạt động còn hạn chế - Tài liệu tham khảo còn ít. * Về phía giáo viên: Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ, còn áp đặt và chưa chú trọng vào việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. * Về phía phụ hynh: - Các bậc phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc tạo điều kiện cho con phát triển năng kiếu thẩm mĩ. * Về phía trẻ Yếu Nội dung Tốt (%) Khá (%) TB (%) (%) Kỹ năng 6 24 8 32 8 32 3 12 Bố cục 5 20 9 36 7 28 4 16 Màu sắc 6 24 10 40 7 28 2 8 Trình bày nội 5 20 12 48 6 24 2 8 dung, ý tưởng Sự hứng thú 13 44 10 40 2 8 2 8 Qua quá trình giảng dạy và thực hiện khảo sát ban đầu, tôi tiến hành đánh giá trẻ trên các nội dung: Kỹ năng ( Vẽ, cắt dán, xé dán, nặn ), khả năng bố cục, phối hợp màu sắc, trình bày nội dung ý tưởng sản phẩm Đầu năm: Tháng 9 năm 2019 Từ kết quả trên cho thấy các kỹ năng của trẻ con nhiều hạn chế, sản phẩm của trẻ con nghèo nàn, đơn điệu, chưa có sự sáng tạo, trẻ chưa nêu được ý tưởng cũng như tên sản phẩm của mình. Hơn nữa trẻ có năng khiếu, trẻ lại còn quá vụng về trong cách thể hiện. Sự tập trung chú ý của trẻ trong quá trình sáng tạo chưa cao còn phụ thuộc nhiều vào sản phẩm mẫu. Trường Mầm non Hoa Phượng 3 Nguyễn Thị Loan
  4. “Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” 2. Các biện pháp thực hiện a. Tổ chức môi trường giáo dục trong hoạt động tạo hình: Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục gồm có môi trường vật chất và môi trường tâm lý. Việc tổ chức môi trường giáo dục trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy khả năng sáng tạohướng tới cái đẹp của trẻ tôi đã tổ chức như sau: *. Tạo môi trường vật chất: Đối với trẻ mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi" Học mà chơi, chơi mà học". Không gian của trẻ mang sắc màu của tuổi thơ. Lứa tuổi mầm non là những năm tháng đầu tiên trẻ định hình nhân cách và trí tuệ. Vậy, cần môi trường vật chất như thế nào để phát huy được tích cực sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình trong điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn hạn hẹp, lớp học chưa đúng quy cách, đồ dùng đồ chơi của trẻ còn hạn chế, thì việc người giáo viên muốn xây dựng môi trường vật chất trong hoạt động tạo hình phù hợp với trẻ đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay đòi hỏi sự cố gắng, sự tìm tòi sáng tạo rất lớn của người giáo viên. Để khắc phục những khó khăn trên tôi đã sử dùng các cách sau: - Thiết kế trang trí góc tạo hình phù hợp, tạo không gian mới, trang trí góc tạo hình bắt mắt theo chủ đề, nhưng không xa rời mục tiêu giáo dục để trẻ hứng thú tham gia. (H1,H2: Góc trưng bày sản phẩm vẽ của trẻ) Lựa chọn đồ chơi phù hợp, không gây nguy hiểm đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục, luôn luôn đảm bảo vệ sinh lớp học, đồ dùng, đồ chơi. + Bố trí góc tạo hình ở gần cửa sổ nhằm tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, không bố trí gần góc chơi mang tính chất ồn ào như góc phân vai hay góc xây dựng. + Chuẩn bị đồ dùng dụng cụ trong góc tạo hình phong phú về chủng loại, đa dạng về cách sử dụng đây là một trong những yếu tố góp phần phát huy khả năng sáng tạo và tính tích cực của trẻ VD: Các loại giấy màu, dây trang trí, giây ruybang, đất nặn, bút sáp, bút chì màu, kim sa - Nguyên vật liệu thiên nhiên:lá cây, vỏ sò, hến; hột hạt - Nguyên vật liệu tái sử dụng: tranh ảnh cũ, bìa cattong, len vụn, vải vụn (H3) Các nguyên liệu đồ dùng trong góc tạo hình được trang trí xắp xếp mang tính gợi mở, phù hợp với chủ đề, kích thích trẻ tích cực hoạt động theo khả năng, hứng thú, sở thích của trẻ VD: Để trẻ dễ lựa chọn đồ dùng khi vào góc tạo hình tôi đã phân loại theo chất liệu từng loại sau đó cho vào mỗi chiếc hộp, hay để trong rổ có dán kí hiệu minh họa. Hay với mỗi chủ đề thì chọn nguyên liệu đặc trưng như: Trong chủ đề “ Giao thông” đồ nguyên liệu là các vỏ hộp cattong, chai nhựa, ít hột hạt Giáo viên không nên chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu và để cố định trong một thời gian dài mà nên thay đổi sau mỗi chủ đề hoặc mỗi tuần nên bổ xung các nguyên vật liệu mới để tạo sự mới lạ, hấp dẫn, thu hút trẻ nhằm khơi gợi ở trẻ những ý tưởng mới. Trường Mầm non Hoa Phượng 4 Nguyễn Thị Loan