Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi trường Mẫu giáo Trà Nam

pdf 10 trang honganh1 15/05/2023 11824
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi trường Mẫu giáo Trà Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi trường Mẫu giáo Trà Nam

  1. Phụ lục I CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi1: - Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Nam Trà My. - Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở. Chúng tôi/tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau: 1. Họ và tên tác giả hoặc đồng tác giả2: Trương Thị Huệ 2. Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Trà Nam 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến3 - nếu có: Trương Thị Huệ 4. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi Trường Mẫu giáo Trà Nam. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4: Giáo dục 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử5: Lần đầu 7. Hồ sơ đính kèm: + 03 tập Báo cáo sáng kiến. + 03 tập phiếu nhận xét, đánh giá. Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trà Nam, ngày 21 tháng 05 năm 2021. Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên)
  2. Phụ lục II CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi Trường Mẫu giáo Trà Nam. 7 Mô tả bản chất của sáng kiến : 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: 1.1.1. * Biện pháp 1: Tạo môi trường vui chơi và tổ chức chơi cho trẻ Môi trường vui chơi có vị trí khá quan trọng trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Được vui chơi kích thích được việc học tập, vui chơi giúp cho tâm hồn trẻ thêm thông thái, kích thích phát triển khả năng sáng tạo, phát triển não bộ, nuôi dưỡng tình yêu học tập và đây cũng là yếu tố tạo cho các bé thành công trong cuộc sống. Vì thế mà môi trường vui chơi là môi trường không nên bỏ lỡ. Giáo viên cần phải bố trí một cách khoa học nhằm tận dụng tốt nhất diện tích phòng học, đồng thời chú ý sắp xếp đồ dùng, đồ chơi một cách hợp lý, đa dạng, phong phú và đẹp mắt, tiện lợi để tạo môi trường vui chơi thân thiện, thoải mái cho trẻ. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc thì cách thức bố trí các góc phải hợp lý, đồ chơi ở các góc phải thật phong phú, việc phân bố góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở các góc phải tách bạch rõ ràng, trang trí làm bắt mắt trẻ, nội dung chơi phải cụ thể, các góc chơi phải có sự hổ trợ qua lại với nhau, bổ sung cho nhau. Trẻ dể dàng chọn góc chơi, vai chơi và thực hiện vai chơi của mình. Từ đó kích thích được tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. Chú ý đặc biệt một điều nữa là cô trang trí lớp học phải thật sinh động, đẹp theo chủ điểm, ngoài ra khi tổ chức cho trẻ vui chơi cần bố trí đội hình hợp lý để tận dụng hết không gian lớp học, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các trẻ trong lớp đều được tham gia một cách tốt nhất nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn. Giáo viên nhất thiết phải gần gũi với trẻ, tạo môi trường giao tiếp giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ thật thân thiện để trẻ luôn có cảm giác an toàn, luôn được bảo vệ. Có được sự thoải mái trong bộc lộ cảm xúc, có như thế mới phát huy hết tư duy và khả năng sáng tạo của trẻ. Giáo viên chú ý theo dõi một cách thường xuyên quá trình vui chơi của trẻ, nếu có thể cô tham gia chơi cùng trẻ đóng vai trò như một người bạn đồng hành để có thể điều chỉnh khả năng phát âm và hành động của trẻ để sửa sai cho trẻ kịp thời. Cô nên bố trí những trẻ có khả năng tiếp thu chưa tốt ngồi ở các vị trí thuận lợi ( ở gần giáo viên hoặc gần những trẻ có khả năng tiếp thu tốt hơn) để trẻ có cơ hội tiếp xúc, hứng thú trong vui chơi. Bản thân giáo viên cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục mọi khó khăn để tổ chức cho trẻ hoạt động hàng ngày ở lớp. Cho trẻ hoạt động xuyên suốt, liên tục từ độ tuổi lớp bé, do đó mỗi giáo viên phải nắm được vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ luôn tìm ra một số biện pháp khéo léo,
  3. sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn. 1.1.2.Biện pháp 2: Thiết kế xây dựng một số trò chơi lôi cuốn và hấp dẫn Hoạt động vui chơi là điều kiện để trẻ lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, vận dụng trong cuộc sống để làm hành trang cho trẻ bước vào đời sau này. Mà những tri thức, kỹ năng đó tiềm ẩn trong các trò chơi vì thế giáo viên phải biết xây dựng các trò chơi như thế nào thật sự hấp dẫn và lôi cuốn trẻ, bên cạnh đó nó còn chứa đựng nội dung giáo dục sâu sắc để giúp trẻ lĩnh hội một cách tốt nhất. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Qua một thời gian giảng dạy, với lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ của mình tôi đã thiết kế một số trò chơi: a. Trò chơi giả bộ ( trò chơi mô phỏng ) + Tên trò chơi: Mẹ con - Bán hàng + Chủ đề: Nghề nghiệp + Độ tuổi: 5 – 6 tuổi + Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi theo đúng ý nghĩa của nó nhằm mô phỏng được hành động, việc làm của người lớn. - Trẻ biết nhận vai và thực hiện được những hành động, việc làm đặc trưng, nổi bật của vai mình nhận. - Trẻ biết phối hợp với nhau trong khi chơi. - Qua đó giúp trẻ hình dung ra được bán hàng thì có những loại hàng nào. + Chuẩn bị: Cửa hàng có các loại thực phẩm + Cách chơi: Cô đóng vai chơi cùng với trẻ, hướng cho trẻ chú ý vào các kỹ năng chơi của từng nhóm và mối quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi. Ví dụ: Nhóm “ mẹ, con” lúc đầu cô đóng vai mẹ và nói : “ Các con ở nhà giúp mẹ nấu ăn để mẹ đi chợ mua thức ăn”. Khi sang nhóm bán hàng, cô vừa là người mua đồng thời vừa gợi ý cho người bán hàng: “ Cửa hàng bác hôm nay có những hàng gì ?”. Nếu trẻ không nói được cô nói tiếp: “ Tôi thấy cửa hàng bác bán nhiều thứ quá, nào gạo, cam, thịt, cá, rau Bác bán cho tôi ký rau, ký rau này giá bao nhiêu hả bác?”. b. Trò chơi học tập: + Tên trò chơi: “ Hoán đổi” + Chủ đề: Bản thân + Độ tuổi: 5 – 6 tuổi + Mục đích yêu cầu: - Cũng cố về biểu tượng định hướng thời gian các buổi trong ngày. - Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng. - Giáo dục trẻ thực hiện đúng luật chơi và chơi hứng thú tích cực. + Chuẩn bị: - Cho trẻ chơi theo nhóm, mỗi nhóm 5 – 8 trẻ chơi. - Tranh lô tô về biểu tượng thời gian 5 buổi trong ngày, mỗi nhóm 5 bộ. + Luật chơi:
  4. - Khi nghe hiệu lệnh của cô thì một trẻ sẽ được lật hình theo thứ tự vòng quay kim đồng hồ, trẻ nào tìm được nhiều cặp đôi giống nhau là thắng. + Cách chơi: Chia trẻ thành 5 nhóm, mỗi nhóm 5 bạn, mỗi nhóm có một bộ tranh lôtô các buổi trong ngày, trẻ ngồi theo vòng tròn và đặt úp bộ tranh ở giữa. Cô qui định thứ tự người chơi thứ nhất lật hình và tìm theo cặp để có một biểu tượng giống nhau. Nếu đúng thì được thưởng một bông hoa và được tiếp tục chơi, nếu sai thì úp bài xuống và người thứ hai sẽ chơi tiếp tục cho đến người chơi cuối cùng. Trẻ nào tìm được nhiều cặp đôi là thắng cuộc, khi tìm cặp đôi phải nói được cặp đôi đó là buổi nào. c. Trò chơi vận động: + Tên trò chơi: “ Tí hon tranh tài” + Chủ đề: Trường mầm non thân yêu + Độ tuổi: 5 – 6 tuổi + Mục đích yêu cầu: - Giáo dục tính nhanh nhẹn, hoạt bát, tính kỉ luật, ý thức tự giác trong khi chơi. - Phát triển các hệ cơ khớp và phát triển trẻ một cách toàn diện. + Chuẩn bị: - Cả lớp 12 cái vòng ( 6 vòng màu đỏ và 6 vòng màu xanh) - 2 rổ ( 1 rổ màu đỏ và một rổ màu xanh) - 2 vòng màu vàng đựng bóng cho 2 đội. + Luật chơi: - Trẻ bò không chạm vào chướng ngại vật và lấy bóng bỏ vào rổ của đội mình. Nếu chạm vào vòng thì chạy về đứng cuối hàng và nhường lượt chơi cho bạn tiếp theo. + Cách chơi: - Trước khi chơi cô chia lớp thành 2 đội ( đội màu đỏ và xanh), đứng song song với nhau, số lượng bằng nhau. Phía trước mỗi đội là những cái vòng tương ứng với màu của mỗi đội làm chướng ngại vật, được đặt cách nhau theo hàng dọc. Phía trên 2 đội, cô đặt 2 chiếc vòng có nhiều quả bóng ( số bóng ít hơn số trẻ của 2 đội một quả ). Bên cạnh đầu hàng của 2 đội, cô đặt cho mỗi đội một cái rổ tương ứng với màu của đôi.Khi có hiệu lệnh của cô, bạn đứng đầu hàng của 2 đội phải bò zích zắc qua các vòng mà không chạm vào vòng. Khi bò xong qua hết các vòng, trẻ lên vòng có nhiều quả bóng lấy một quả và chạy về bỏ vào rổ của đội mình. Sau đó đập vào vai bạn tiếp theo, bạn tiếp theo bò tương tự cũng lên lấy một quả bỏ vào rổ của đội mình. Kết thúc một lần chơi, cô và trẻ đếm số lượng bóng của 2 đội Đội nào có số bóng nhiều hơn, đội đó chiến thắng một lần chơi. 1.1.3 * Biện pháp 3: Tổ chức giờ chơi vui vẻ, nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ. Khác với các bậc học khác, ở bậc học mầm non, trẻ “ học mà chơi, chơi mà hoc”. Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm nhất của các giáo viên mầm non là kỹ năng tổ chức, gây hứng thú cho trẻ. Có thể nói rằng giờ chơi nào gây được nhiều hứng thú cho trẻ tức là giờ chơi đã tổ chức thành công được 50%. Giáo viên cần chú ý thiết kế các trò chơi một cách sinh động nhằm thu hút sự chú ý của trẻ dẫn dắt trẻ vào trò chơi một cách nhẹ nhàng mà vui vẻ, tạo cảm giác thoải mái trong khi chơi. Trong
  5. quá trình tổ vui chơi luôn tạo ra những tình huống có vấn đề để phát huy hết khả năng vốn có của trẻ. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch “ Ong và bướm” cô cho trẻ hóa trang thành chú ong và chú bướm đang lượn trong vườn hồng và sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại phù hợp với nhân vật để gây sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ. “ Ô vườn hồng đẹp quá!” “ Bạn Ong ơi! cùng đi chơi với tớ nhé!”, “ Không! Không tôi không đi đâu.” Trẻ sẽ rất hứng thú khi được tiếp xúc với các nhân vật, tình huống ngộ nghĩnh, sự vui vẻ hồn nhiên của trẻ trong những tình huống trên sẽ kích thích trẻ hào hứng say sưa trong khi chơi. Một điều đáng chú ý nữa là cô giáo phải biết xử lý tình huống một cách hợp lý khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Ví dụ: Trong tiết hoạt động vui chơi ngoài trời cô cho trẻ quan sát cây xanh, bỗng nhiên có một đàn chim bay qua tất cả trẻ đều hướng sự chú ý đến đàn chim và quên đi nhiệm vụ của mình. Lúc này cô phải biết ngừng hoạt động của mình lại để cho trẻ được thoải mái không làm mất đi hứng thú của trẻ để cho giờ chơi được diễn ra tự nhiên và thoải mái, nhẹ nhàng. Tuyệt đối cô không được la mắng trẻ, không cho trẻ quan sát đàn chim mà bắt trẻ phải quan sát cây xanh. Ngoài ra, tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động vui chơi ( Tôi quay những đoạn video clip vừa đơn giản dể gây hứng thú cho trẻ nhất là những hình ảnh đó rất gần gũi với trẻ) cho trẻ xem trước khi chơi. Với trẻ 5-6 tuổi cô cần lựa chọn những trò chơi khá phức tạp hơn so với trẻ nhỏ mà dể lôi cuốn trẻ, giúp trẻ dể dàng tiếp thu và thực hiện. Cô cần sưu tầm thêm nhiều trò chơi mới trên ti vi, những chương trình giành cho bé yêu trên kênh VTV2, đĩa VCD, hoặc những trò chơi dân gian để hướng thêm cho trẻ. Đây là nguồn tư liệu phong phú mà giáo viên có thể sưu tầm được. 1.1.4 * Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng – đồ chơi mới lạ, đẹp mắt thu hút sự chú ý của trẻ. Khi tiến hành hoạt động vui chơi, ngoài việc tạo môi trường vui chơi cho trẻ giáo viên cần chuẩn bị tốt đồ dùng – đồ chơi để làm cho giờ chơi thêm sinh động và thật sự lôi cuốn trẻ. Để trẻ thích thú trong khi chơi, giáo viên cần chuẩn bị tốt đồ dùng – đồ chơi theo hướng tự tạo sau: Giáo viên cần tự tạo các đồ dùng – đồ chơi từ các vật liệu có thể tận dụng trong cuộc sống hàng ngày như: Nắp chai nước ngọt, chai nhựa các loại, xốp, vỏ hộp sữa các loại của trẻ, hộp thuốc, lon sữa Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi: “ Một đoàn tàu”. Trước khi chơi, cô cho trẻ quan sát một đoàn tàu có sẵn chắc rằng trẻ sẽ không thích thú bằng đoàn tàu mà cô đã tận dụng bởi những hộp sữa mà trẻ đã bỏ đi, trẻ cảm thấy đây thật là mới lạ, vừa giáo dục cho trẻ tính tiết kiệm, chống lãng phí. Lon sữa làm trống, tạo ra các trang phục, đạo cụ cho cô và trẻ trong các trò chơi âm nhạc, trò chơi đóng kịch Thiết kế nhiều dạng mũ từ vật liệu xốp phù hợp với các trò chơi như: mũ ong, mũ bướm, mũ hoa Nên dùng các ống hút nước, dây buộc hàng nhiều màu sắc, xốp các loại, lá cây để tạo các kiểu trang phục lạ mắt, hấp dẫn trẻ. Điều quan trọng ở nội dung này, là cô giáo phải biết giao việc cho trẻ làm. Với những công việc đơn giản như dán, xếp lá cây cô nên mời trẻ cùng tham gia