Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Quan Hoa

doc 12 trang Minh Hường 20/08/2023 5721
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Quan Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giao_duc_dinh_duong_cho_t.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Quan Hoa

  1. Phòng giáo dục đào tạo quận cầu giấy Trường mầm non quan hoa Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường Mầm non quan hoa Tác giả: Vũ Kim Thuý Hà Nội, 3/2008 1
  2. Đặt vấn đề “Tất cả vì thế hệ mầm non của đất nước”. Câu nói đó đã in sâu vào tâm trí mỗi chúng ta, những người làm công tác giáo dục mầm non. Nhưng làm thế nào để giáo dục các bé thành trẻ ngoan, thành những chủ nhân tương lai của đất nước? Trẻ có được phát triển toàn diện cả về thể lực và tí tuệ hay không còn phụ thuộc vào sự nâng niu chăm sóc giúp đỡ của toàn xã hội. Một trong những biện pháp để giúp trẻ phát triển toàn diện, chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và VSATTP có vai trò rất quan trọng là nhằm nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và VSATTP tới trẻ, tới cô giáo, tới phụ huynh học sinh và tất cả mọi người trong cộng đồng. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, trong năm học 2007 – 2008 này tôi được phân công phụ trách lớp Mẫu giáo bé và để thực hiện tốt việc giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ có hiệu quả nên tôi đã viết SKKN với đề tài: “Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Quan Hoa”Với đề tài này, tôi muốn được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp và mong được sự đóng góp giúp đỡ của mọi người. Giải quyết vấn đề i.đặc điểm tình hình 1.Thuận lợi: - Lớp luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu bổ sung cơ sở vật chất để phục vụ dinh dưỡng và VSATTP. - Giáo viên có kiến thức về giáo dục dinh dưỡng và VSATTP. - Nhiều phụ huynh có ý thức cùng kết hợp với cô giáo để chăm sóc sức khoẻ cho con mình. 2.Khó khăn: - Cơ sở vật chất trật hẹp, phải học lớp ghép. - Một số phụ huynh thuộc diện KT2, KT3, thu nhập chưa cao, kiến thức về giáo dục dinh dưỡng và VSATTP còn hạn chế. 2
  3. - Kiến thức giáo dục dinh dưỡng và VSATTP không có môn học nào nhất định mà giáo viên phải lồng ghép tích hợp trong các môn học và các hoạt động khác. II. Các biện pháp: 1. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ: Đọc, nghiên cứu tài liệu của ngành như: Tài liệu đổi mới phương pháp giáo dục Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuyên đề Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm – Tạp chí Giáo dục mầm non – Tài liệu dinh dưỡng trẻ em (NXB Đại học Sư phạm hà Nội). Học hỏi kinh nghiệm, dự giờ các bạn đồng nghiệp để từ đó rút ra bài học cho bản thân. 2. Khảo sát và phân loại học sinh: Giai đoạn 1 + 2. Qua rất nhiều các hoạt động (Đặc biệt là học tập và ăn uống) tôi quan sát và thấy ở trẻ rất yếu về dinh dưỡng như: chưa gọi được nhiều, đúng các thực phẩm. Kĩ năng ăn uống văn minh còn kém. Sau các buổi khảo sát tôi đã phân loại được học sinh: Nội dung Số trẻ Tỉ lệ % Trẻ có thói quen ăn uống văn minh 12/33 36.4 Trẻ biết 1 số thực phẩm thông thường và 18/33 54.5 lợi ích thực phẩm. Trẻ biết ăn uống đủ chất để có sức khoẻ 16/33 48.5 Trẻ biết nguồn gốc thức ăn thể hiện sở 14/33 42.4 thích ăn uống 3. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý và sở thích của trẻ: Như chúng ta đã biết ở mỗi lứa tuổi đặc điểm tâm lý và sở thích của trẻ lại khác nhau. Đối với trẻ 3 – 4 tuổi lớp tôi, trẻ đã nhận được ra màu sắc, hình dáng, kích thước của mọi đồ vật đồ chơi. Nhưng tôi quan sát và thấy trẻ luôn thích thú với những con vật ngộ nghĩnh, hay những quả, bông hoa biết cử động, có mắt, mũi, mồm, biết nói chuyện Chính vì vậy mà tôi luôn luôn phải tạo được đồ chơi sáng tạo trong tất cả các 3
  4. hoạt động, trong các góc nhóm mà trẻ hàng ngày được học, chơi thì phải luôn thay đổi cách trang trí sắp xếp để tạo niềm vui và thu hút trẻ. Ví dụ: Góc bán hàng gắn với chủ điểm giao thông, tôi trang trí 1 chiếc ô tô chở rất nhiều các loại rau củ quả có mắt đang nhìn, mồm đang cười, tay đang giơ lên chào các bạn trông rất ngộ nghĩnh có chữ “Xe bán hàng lưu động” Ngoài ra, trong các tác phẩm văn học tôi đã cố gắng sáng tạo những bức tranh sinh động, gây hứng thú cho trẻ về các loại thực phẩm như trong truyện “Nhổ củ cải”, Thơ “Chùm quả ngọt” Truyện: Nhổ củ cải 4
  5. 3. Trang trí nhóm lớp: a.Tuyên truyền với phụ huynh: Khi bắt đầu vào mỗi chủ điểm mới tôi thường trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh sưu tầm nhiều loại sách báo, tranh ảnh, nguyên liệu (Bìa lịch, giấy gói hoa, hộp ) để cắt, xé, dán trang trí góc nhóm lớp mình: Ví dụ Góc bán hàng bầy các hộp bánh kẹo, sữa Ngoài lớp, tôi còn tạo 1 góc tuyên truyền kiến thức dinh dưỡng và VSATTP tới phụ huynh ở nơi dễ nhìn để phụ huynh dễ tìm hiểu về dinh dưỡng hơn: Ví dụ: Tôi trang trí, phân loại rõ ràng bốn nhóm thực phẩm chính cung cấp các chất cho cơ thể, lại có hình ảnh minh hoạ giúp phụ huynh rất dễ hiểu như: Thịt cá trứng cung cấp chất đạm, rau có nhiều vitamin và chất khoáng Trong đó tôi còn có những lời khuyên dinh dưỡng và hợp lý. Ví dụ: Hãy cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn thực phẩm sạch để bé khoẻ mạnh và thông minh. -Dán tranh ảnh tuyên truyền về thao tác vệ sinh văn minh trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày. -Đặc biệt là dán hình ảnh cụ thể tuyên truyền tới các phụ huynh về các dich thường xảy ra trong các thời điểm: Ví dụ: Dịch cúm gà, dịch tiêu chảy cấp, dịch sốt, dịch đau mắt, thuỷ đậu 5
  6. b.Trong nhóm lớp (ở các góc chơi): *Đầu tiên phải kể đến là góc sách: +Tôi sáng tác nhiều bài thơ, câu chuyện, còn vẽ hình minh hoạ về các loại quả, các loại rau về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ được mở xem thường xuyên. + Ngoài bìa mỗi quyển tranh theo thơ, truyện tôi còn cắt theo hình các loại quả hoặc các con vật phù hợp với nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. + Làm nhiều quyển album, có tranh ảnh về các loại quả, rau, thực phẩm, đồ dùng, các thức ăn của 4 nhóm chất (Bột đường, chất béo, chất đạm, Vitamin và chất khoáng ) để trẻ được xem và thường xuyên trao đổi với nhau. 6
  7. *Thực hiện theo hình thức đổi mới, tôi thường tạo các góc mở như :Góc bán hàng: Tôi đã làm 1 bảng về các mặt hàng mới có tiêu chí “Hàng mới về” nhằm giới thiệu cho trẻ các mặt hàng có trong chủ điểm, đặc biệt trong chủ điểm thực vật tôi cùng trẻ đã cắt trên các tạp chí quảng cáo các thực phẩm, rau, củ, quả, có in sẵn giá tiền để trẻ tiện mua sắm trong khi chơi. 7
  8. + Bầy riêng biệt các nhóm thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng riêng: Ví dụ: -Nhóm giàu chất đạm: Thịt, tôm, cua, trứng -Nhóm giàu bột đường: Gạo, ngô, khoai -Nhóm giàu vitamin: Rau, củ, quả -Nhóm giàu chất béo: lạc, dầu, mỡ *Góc nấu ăn: Tôi cắt dán nhiều hình ảnh về các món ăn, cách chế biến đúng quy trình VSATTP của rau, củ, quả, thực phẩm (tiến trình đơn giản có màu sắc phù hợp) và hàng ngày cùng trẻ chơi theo quy trình đó. 8
  9. Ví dụ: Tranh chế biến rau: +Tranh1: Cắt rễ +Tranh 4: Thái +Tranh2: Rửa sạch +Tranh 5: Nấu chín +Tranh 3: Ngâm nước muối - Ngoài những góc này ra ở các nhóm góc khác tôi luôn có những hình ảnh về dinh dưỡng và VSATTP tới trẻ cũng rất sinh động và gần gũi. 4. Giáo dục dinh dưỡng trong các hoạt động: - Tôi thường suy nghĩ sắp xếp cách lồng ghép tích hợp kiến thức dinh dưỡng và VSATTP vào các tiết học , vào từng hoạt động cho thật cụ thể phù hơp. Đồng thời trong các tiết học, hoạt động, luôn thay đổi hình thức kết hợp động tĩnh, trò chơi, câu đố, thơ, bài hát phù hợp với chương trình lứa tuổi của trẻ. Ví dụ: Dạy bài “Một số loại quả” trong môn MTXQ tôi lồng dinh dưỡng là ăn quả có nhiều vitamin và dạy trẻ vệ sinh ATTP là phải rửa sạch, gọt vỏ kết hợp chơi trò chơi “Hái quả” 9
  10. - Trong hoạt động ăn uống, tôi thường xuyên rèn trẻ có thói quen vệ sinh văn minh, và biết được mình ăn những món ăn gì? cung cấp được chất dinh dưỡng gì cho cơ thể? -Trong các giờ chơi và hoạt động chiều, tôi cho trẻ xem tranh ảnh, đọc thơ, câu đố, tập kể chuyện về các món ăn, các nhóm chất dinh dưỡng. 6. Sáng tác, sưu tầm 1 số bài thơ, câu đố, câu chuyện để phục vụ cho chuyên đề Giáo dục dinh dưỡng và VSATTP. -Ngoài những bài thơ, câu đố có trong chương trình tôi còn sưu tầm thêm được 1 số bài thơ, câu đố về dinh dưỡng để phục vụ cho các bài dạy được hiệu quả hơn. Ví dụ: Khi dạy bài “Một số loại quả” – MTXQ hay kể chuyện “Quả xoài thơm”, hay “Đếm quả” tôi cho trẻ đọc bài thơ: Quả Rủ nhau đi chợ Mua quả về ăn Nào quả màu đỏ Nào quả màu xanh Tôi mua thật nhanh Mang về cho mẹ Hoặc bài thơ: Rềnh ràng Rềnh rềnh ràng ràng Đi chợ mua hàng Bé làm nội trợ Quả ngọt màu đỏ Bé chọn nhanh tay Cam sành vắt nước Nhanh nhanh trọn trước Xoài chín vàng thơm Chuối chín cả buồng Ăn ngon ngọt quá. 10
  11. Hoặc tôi có thể đưa ra câu đố: Quả gì vàng tươi Xếp thành từng nải Ngon bổ bé ơi Nhanh nhanh bé đoán? (Quả chuối) Hoặc: Quả gì da mịn màu xanh Bên trong màu đỏ, hạt đen đen tuyền? (Quả dưa hấu) Để dạy trẻ không khí ngày tết nguyên đán tôi dùng bài thơ: “Mâm cỗ ngày tết” Mâm cỗ ngày tết Có chả có nem Có măng nấu miến Có bóng nấu tôm Có tôm chiên ròn Có bánh trưng xanh Có nấm xào rau Ăn mau chóng lớn! Kết quả -Nhờ học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tạo được môi trường dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở các góc nhóm, trong các hoạt động, đặc biệt trong môn học “Làm quen với văn học” tôi đã thu được kết quả so với đầu vào: Nội dung Số trẻ Tỉ lệ % Trẻ có thói quen ăn uống văn minh 28/39 71.8 Trẻ biết 1 số thực phẩm thông thường và 34/39 87.2 lợi ích thực phẩm. Trẻ biết ăn uống đủ chất để có sức khoẻ 31/39 79.5 Trẻ biết nguồn gốc thức ăn thể hiện sở 32/39 82.1 thích ăn uống 11
  12. Đặc biệt sức khoẻ của trẻ được tăng lên rõ rệt: Tổng số trẻ Kênh A Kênh B Kênh C Đầu năm 32 28 – 87.5% 3 – 9.4% 1- 3,1% Cuối năm 39 35 – 89.7% 3 – 7.7% 1 – 2.6% Nguyên nhân thành công và Bài học kinh nghiệm: I.Nguyên nhân thành công: - Để đạt được thành công trên trước tiên là sự nỗ lực của bản thân người giáo viên, giáo viên thực sự yêu nghề, mến trẻ nên đã làm được điều đó. - Sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh học sinh và cô giáo, cũng như với nhà trường. - Sự quan tâm đặc biệt của BGH, sự giúp đỡ của đồng nghiệp II.Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình thực hiện tôi đã rút được 1 số bài học kinh nghiệm sau: 1.Muốn có kinh nghiệm cho bản thân, trước hết tôi phải yêu trẻ như yêu con mình. 2. Tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu qua đài, báo, tivi, tập san MN 3. Sáng tác, sưu tầm nhiều thơ, truyện để giáo dục trẻ. 4. Trao đổi với phụ huynh hàng ngày để cha mẹ quan tâm, đóng góp, khuyến khích giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ngày càng tốt hơn. 5. Để lấy được lòng tin phụ huynh, trước hết phải có kết quả tiến bộ trên trẻ, sau đó là giao tiếp với phụ huynh để thấy việc giáo dục dinh dưỡng là hết sức cần thiết. Trên đây là 1 số kinh nghiệm nhỏ của tôi, bản thân tôi thấy vẫn phải học hỏi nhiều hơn kinh nghiệm hay của trường bạn để áp dụng rèn trẻ ngày một tốt hơn. - Rất mong được sự góp ý của ban thi đua và đồng nghiệp. - Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội tháng 03 năm 2008 Giáo viên Vũ Kim Thuý 12