Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_b.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ” PHẦN I MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do đó việc nuôi dưỡng và giáo dục dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết, chính vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng. Việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non là vấn đề mà giáo viên nuôi cần phải bàn. Thực
- hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Vậy tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ” giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng-giáo dục của nhà trường ngày một đạt hệu quả hơn. Dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng trong việc ăn uống hàng ngày của trẻ, đó là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của con người và ăn uống là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển, hoạt động và học tập của trẻ. Vậy cần phải ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cân đối hài hoà giữa chất và lượng. Giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Ngoài việc ăn uống đủ chất, đủ lượng còn phải chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là trong các trường mầm non. Vì trẻ còn nhỏ cơ thể trẻ còn non yếu nếu để xẩy ra ngộ độc thức ăn không những ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và trí tuệ sau này của trẻ. Vì vậy mà việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm phải luôn luôn được quan tâm chú trọng trong các trường mầm non. Để có được bữa ăn ngon, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng một cách an toàn, hợp lý không phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho các cháu trong trường mầm non. Xuất phát từ nhận thức trên bản thân là một cô nuôi tôi hiểu rõ về việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhất là trẻ trong độ tuổi mầm non. Vì vậy mà tôi chọn đề tài dinh dưỡng chăm sóc sức khoẻ trẻ “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Thông qua đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ” Nhằm mục đích tìm tòi, khám phá ra cách chế biến món ăn phong phú hơn, hấp dẫn hơn, mùi vị thơm ngon hơn và phối hợp nhiều loại thực phẩm sẵn có ở địa phưong mình, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm và phong chống
- suy dinh dưỡng cho trẻ. Giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: + Xây dựng cơ sở lý luận để xây dựng đề tài. + Điều tra thực trạng bữa ăn của trẻ. + Vận dụng đề xuất biện pháp để chế biến được món ăn thơm ngon, hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu một số biện pháp cải thiện chế biến nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non Hùng Sơn 2 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu trên thực tế qua tài liệu có liên qua - Phương pháp thực hành - Phương pháp tích lũy kinh nghiệm PHẦN II: NỘI DUNG I. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết sức khoẻ là vốn quý của con người. Ăn uống là cơ sở tạo cho con người có một thể lực tốt. Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, đảm bảo đủ về lượng và chất thì cơ thể mói phát triển một cách toàn diện được. Dinh dưỡng là nhu cầu sức khoẻ của mỗi người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực, trí tuệ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì và phát huy sự sống để làm việc cống hiến cho xã hội. Nếu trẻ không được nuôi dưỡng tốt sẽ chậm lớn, còi cọc chậm phát triển về mọi mặt ngược lại nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn khoẻ mạnh phát triển tốt về mọi mặt xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhờ sự phát triển của dinh dưỡng học mà người ta đã biết trong thức ăn có chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đó là:
- Chất đạm, chất béo, chất sơ, vitamin, muối khoáng Nếu dư thừa hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật hoặc nguy hiểm hơn là có thể dẫn tới tử vong nhất là đối với trẻ nhỏ, tốc độ phát triển thể lực, trí tuệ và tình cảm cùng các mối quan hệ xã hội rất nhanh, nhanh đến mức mà người ta cho rằng sự thành công của chúng ta quyết định sự thành đạt của đứa trẻ trong tương lai. Nhờ áp dụng dinh dưỡng vào cuộc sống sức khoẻ mà khoa học đã khám phá ra tầm quan trọng của dinh dưỡng trong đời sống sức khoẻ con người. Do đó mà chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Để chế biến được những món ăn phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi cô nuôi phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra những món ăn ngon mới lạ, hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Phải tuyên truyền và phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ. II. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG: 1, Đặc điểm tình hình: Để tiến hành thực hiện cải thiện nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non ở trường tôi thì có những thuận lợi, khó khăn sau a - Thuận lợi: Nhà trường đã duy trì được số trẻ ăn bán trú tại trường là 100%. Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, 100% cán bộ giáo viên trong nhà trường đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ cô nuôi trẻ, khoẻ, tâm huyết với nghề. Cơ sở vật chất đầy đủ, khu bếp sạch sẽ, có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho bếp ăn một chiều, có tủ lưu mẫu thức ăn Trường gần khu trung tâm nên rễ ràng cho việc mua bán thực phẩm.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. b- Khó khăn: Điều kiện để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế và nhận thức của các bậc phụ huynh còn chưa đồng đều. Cô nuôi chưa được đào tạo chuẩn về chuyên ngành nấu ăn mà chỉ có kinh nghiệm nấu ăn từ thực tế. 2, Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ : - Căn cứ vào thực tế bữa ăn của trẻ với mức đóng góp của phụ huynh là 10.000đ/ trẻ/ ngày. Trẻ ăn tại trường ngày 2 bữa chính, 1 bữa phụ theo thực đơn như : BẢNG THỰC ĐƠN CHUẨN MÙA HÈ Thứ Bữa ăn Món Trứng thịt lợn đảo bông Bữa chính trưa Hai Canh rau muống tôm đồng. Bữa chính chiều Bún thịt lợn Bữa phụ Sữa đậu nành Thịt gà, lợn om miếm nấm hương Bữa chính trưa Ba Canh cua nấu mùng tơi, rau đay. Bữa chính chiều Xôi gấc Bữa phụ Chuối tây Thịt lợn, cá sốt cà chua Bữa chính trưa Tư Canh rau ngót thịt nạc Bữa chính chiều Phở thịt nạc Bữa phụ Bánh quy Marie Thịt bò, lợn sào thập cẩm Năm Bữa chính trưa Canh sườn nấu chua
- Bữa chính chiều Cháo sườn Bữa phụ Chuối tiêu Thịt đậu sốt cà chua Bữa chính trưa Sáu Canh cải nấu ngao Bữa chính chiều Xôi vò Bữa phụ Chè hoa cau - Năng lượng bình quân cho trẻ một ngày đạt từ : 735 - 880 KCal . + Bảng tính khẩu phần ăn của trẻ: * Tổng số trẻ: 10 trẻ *. Tổng số tiền : 100.000đ. *. Chế độ ăn : + Bữa chính trưa : Cơm - Thịt gà rim - Cải canh xào Canh: Bí xanh – xương lợn + Bữa chính chiều : Bún thịt lợn . + Bũa phụ : Chuối tiêu B Đạm (g ) LiPit (g) T Đ.Giá Gluxi Tên Q T Thàn t Thực S.L Kcalo (đ/100g h tiền ĐV TV ĐV TV Phẩm 1 ) (g) trẻ 1 Thịt 400 7.000 28.00 40 64,4 84, 1.019, lợn 3 0 7 3 2 chỉ 2 Nước 20 1.500 300 2 1,4 5,6 mắn loại 1 3 Xươn 200 4.000 8.000 20 15,4 11 165,1 g Lợn
- 4 Gạo 1.20 1.000 12.00 12 93, 11,9 905,3 4.086, tẻ 0 0 0 9 7 máy 5 Thịt 300 5.000 15.00 30 29,2 18, 286,6 gà 0 9 6 Hành 20 2.000 400 2 0.2 0.7 3,5 lá 7 Dầu 80 4.500 3.600 8 79,8 717,6 thảo mộc 8 Bún 1.00 750 7.500 10 17 257 1.100 0 0 9 Cà 20 1.000 200 2 0.1 0.8 3.6 chua 10 Cải 1.50 500 15 19, 23,9 171 xanh 0 7.500 0 4 11 Bí 1.00 800 10 4,4 17,5 87,6 xanh 0 8.000 0 12 Chuối 800 1.000 8.000 80 8,4 124,3 543,2 tiêu Bột 20 5.500 1.100 2 5,4 0,4 13,4 45 nêm Bột 20 1.500 2 canh Động 44,8 55. 55, 44,7 vật/ 2 3 Thực vật P:L:G 12,5 22,5 64,9 Để ®¸nh gi¸ khÈu phÇn ăn cho trẻ cần thực hiện đồng bộ các biện pháp như : III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN VÀ PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ
- 1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non Hùng Sơn 2 1.1. Bữa ăn phải đa dạng, thay đổi, hỗn hợp nhiều loại thực phẩm : Trong mỗi bữa ăn của trẻ phải có đủ 4 nhóm thực phẩm, các loại thức ăn trong mỗi nhóm cũng phải thay đổi từng bữa, từng ngày, từng món ăn cũng cần hỗn hợp nhiều loại thực phẩm: ( Đạm "P", Mỡ "L", Đường "G", VTM và chất khoáng) vì mỗi thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu hỗn hợp nhiều loại thức ăn, ta có thêm nhiều chất dinh dưỡng và các chất bổ sung cho nhau ta sẽ có một bữa ăn cân đối , đủ chất, giá trị sử dụng sẽ tăng lên. 1.2. Bữa ăn phải cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao: Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí. Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng thì sẽ gây béo phì, nếu để trẻ đói, ăn không đủ chất, đủ lượng , trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động và dẫn đến bị suy dinh dưỡng. 1.3. Bữa ăn phải điều độ theo yêu cầu dinh dưỡng nếu ăn uống không có điều độ, không hợp lý sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, muốn vậy cần phải : - Xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần. - Tính khẩu phần ăn hàng ngày . - Đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn. - Thực hiện tốt chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm.