Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ cho trẻ 5-6 tuổi học tốt chữ cái

doc 14 trang honganh1 15/05/2023 14641
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ cho trẻ 5-6 tuổi học tốt chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_cho_tre_5_6.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ cho trẻ 5-6 tuổi học tốt chữ cái

  1. PHỤ LỤC TT TÊN NỘI DUNG SỐ TRANG 1 PHỤ LỤC 1 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lý do chon đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Thời gian nghiên cứu 3 3 PHẦN II: NỘI DUNG 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Cơ sở thực tiển 4 3. Thực trạng vấn đề 4 I. Một số biện pháp thực hiện: 5 1. Biện pháp 1: Luyện cho trẻ phát âm 6 chuẩn, chính xác, rõ ràng: 2. Biện pháp 2: Rèn trẻ cách tô chữ và 6 ngồi đúng tư thế 3. Biện pháp 3: Vận dụng sưu tầm, 7 sáng tạo các trò chơi 4. Biện pháp 4: Thông qua hoạt động 8 góc, hoạt động ngoài trời 5. Biện pháp 5: Đưa văn học, âm nhạc 11 lồng ghép vào các hoạt động 6. Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ 11 thông tin vào trong tiết học 7. Biện pháp 7: Tuyên truyền, phối kết 12 hợp với phụ huynh II. Kết quả thực hiện 13 III. Bài học kinh ngiệm 13 3 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN 14 NGHỊ ĐỀ XUẤT 1.Kết luận 2. Đề xuất 1
  2. PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài : Từ ngày xưa cha ông ta đã khẳng định” Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” hay trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường Bác đã khẳng định rằng “ Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước nhận thức được điều này Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và không ngừng thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tại Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu . Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Và chính cô giáo, gia đình, nhà trường và toàn xã hội là những người phải có trách nhiệm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, phát triển đồng bộ về các mặt. Để thực hiện được tốt mục tiêu đó thì người giáo viên phải linh hoạt chủ động lựa chọn các nội dung có sự sắp xếp một cách nhẹ nhàng. Việc dạy trẻ Mầm Non cũng như ươm mầm,cái mầm có xanh thì cây mới vững cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt , con trẻ có được giáo dục hẳn hoi thì mới phát triển nhân cách tốt mà đặc điểm của tuổi Mầm Non là vui chơi, nhưng vui chơi ở đây cũng chính là hình thức học cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, giao tiếp tích cực. Đặc biệt đối với trẻ lớp mẩu giáo lớn ngoài nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ còn có nhiệm vụ hình thành cho trẻ những kĩ năng nhận biết các chữ cái, luyện phát âm, kĩ năng cầm bút tập sao chép các chữ, từ đơn giản .giúp trẻ có những hành trang cơ bản để bước vào lớp 1 . Là một giáo viên Mầm Non tôi đã nhận thấy được môn Làm quen chữ cái có ý nghĩa và vai trò to lớn , thông qua môn học giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ Mặt khác, môn Làm quen chữ cái còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Có thể nói môn Làm quen chữ cái là tiền đề vững chắc giúp trẻ tự tin bước vào trường tiểu học. Đối với trẻ lớp mẩu giáo lớn thì rất thích đọc truyện nhưng đa số các bé thì chỉ thích xem hình hơn là đọc chữ. Làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong việc đọc, tích cực luyện phát âm, vận dụng sự hiểu biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hằng ngày. Điều này làm tôi suy nghĩ cố gắng tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo án điện tử, sáng tác trò chơi, sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động Làm quen chữ cái, chuẩn bị môi trường chữ mới lạ, đẹp mắt nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động Làm quen chữ cái một cách tích cực , nhẹ nhàng thoải mái . Và để trẻ tiếp thu tốt 29 chữ cái tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ cho trẻ 5- 6 tuổi học tốt chữ cái ”, với mong muốn đưa những hính thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để tiếp thu chữ cái một cách dễ dàng đạt hiệu quả tốt. 2. Mục đích nghiên cứu 2
  3. - Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động làm quen chữ cái nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhận biết chữ cái góp phần phát triển ngôn ngữ cũng như chuẩn bị tôt các điều kiện cho trẻ chuẩn bị tốt vào lớp 1 trường tiểu học . 3. Đối tượng nghiên cứu : - Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi B trường mầm non Vĩnh Nam . 4. Phương pháp nghiên cứu : - Nghiên cứu cơ sở lý luận: + Các loại sách nói về vấn đề dạy trẻ làm quen với chữ cái . + Chương trình day trẻ làm quen với chữ cái 5-6 tuổi trong trường màm non. - Phương pháp thực tiễn + Quan sát các hoạt động của giáo viên, hoạt động của trẻ ghi chép lại các hoạt động. + Quan sát giờ học của trẻ,quan sát các hoạt động trẻ chơi trò chơi với chữ cái , để xác định mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ. + Khảo sát cơ sở vật chất. + Khảo sát mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ. - Thực nghiệm khoa học: + Áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng sau đó đưa ra một số bài tập để kiểm tra kết quả hình thành kỹ năng của trẻ . 5. Thời gian nghiên cứu: - Từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019 PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Trong chương trình giáo dục mầm non dạy trẻ làm quen chữ cái là một nội dung quan trọng cho trẻ mẫu giáo lớn. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, làm quen chữ cái giúp trẻ bước đầu nhận biết được các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn. Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh, phát triển ngôn ngữ khi trẻ đã thuộc và phát âm chuẩn các chữ cái. Ngoài ra việc cho trẻ làm quen chữ cái còn phát triển tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng cho trẻ. Thông qua các trò chơi chữ cái, các cơ ngón tay, cơ bàn tay của trẻ phải hoạt động nhiều hơn, qua đó cũng phát triển cho trẻ về thể lực và trí lực.Việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái ở độ tuổi 5-6 tuổi đáp ứng với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với một số kỹ năng cơ bản, viết đọc và phát âm chuẩn, nhằm chuẩn bị cho trẻ một hành trang bước vào lớp 1được tốt hơn. Cho làm quen chữ cái theo quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên nhưng phải chính xác, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ cái đạt hiệu quả người giáo viên cần phải nắm vững nội dung, phương pháp , biết thiết kế và sáng tạo trong tổ chức các hoạt động làm quen chữ cái,có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ cái và ngôn ngữ nói một cách phong phú nhằm đem đến cho trẻ những giờ làm quen với chữ cái thật hấp dẫn, phong phú và sôi nổi Vì vậy tôi thấy hoạt động làm quen chữ cái có vị trí quan trọng trong việc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. 3
  4. Việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi “Làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1 2. Cơ sở thực tiễn Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ 5- 6 tuổi nhưng trong lớp lại ghép 2 độ tuổi (4-5 tuổi vả 5-6 tuổi). Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy trẻ làm quen với chữ cái không phải là việc dễ làm vì Ở độ tuổi mầm non, trẻ chỉ mới học theo hình ảnh trực quan để nói lên hiểu biết nhận thức của mình, riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là độ tuổi phải tiếp cận hoạt động làm quen chữ cái, đây là một hoạt động mới lạ nhất của trẻ trong trường mầm non. Nhưng bản thân trẻ chưa được học chưa được làm quen, chưa được dạy chu đáo nên trẻ còn nói ngọng, nói lắp, phát âm không chuẩn., nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì chịu khó, biết vận dụng những linh hoạt sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của môn học, để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý và thực sự có hứng thú, có kỷ luật trong học tập. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi thấy trẻ chưa hứng thú tham gia hoạt động nhiều trẻ chưa nhớ chữ cái, còn nhầm lẫn chữ nọ sang chữ kia, tô chữ còn bị ngược. Khi phát âm nhiều trẻ phát âm chưa chính xác. Từ thực tế đó tôi tìm ra một số biện pháp dạy học tích cức hữu hiệu để giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái. 3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu a. Thuận lợi : Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Bản thân được thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi do trường tổ chức. Được sự phối hợp giúp đở của đồng nghiệp trong việc rèn trẻ cũng như đóng góp cho lớp nhiều nguyên vật liệu làm đồ dùng dạy học, cũng như các chị em đồng nghiệp cũng đã giúp tôi về việc thiết kế bài dạy trên máy tính phục vụ cho môn làm quen chữ cái. Trẻ đã được qua lớp mẫu giáo nhở nên việc rèn nề nếp học tập cũng gặp thuận lợi, có khả năng tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt. Từ những thực trạng trên tôi nghĩ rằng việc tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với các chữ cái thông qua các giờ học, hoạt động là một việc khó, nhưng nếu tìm ra những biện pháp thực hiện đúng đắn thì sẽ tháo gỡ được những khó khăn hiện nay. Và tôi đã nghiên cứu tìm tòi về phương pháp đổi mới và làm sao để trẻ có thể làm quen tiếp cận và ghi nhớ các chữ cái một cách dễ dàng và tôi đã tìm ra một số biện pháp để thực hiện b. Khó khăn: - Trong lớp có 2 độ tuổi với nhau: 4-5 tuổi và 5-6 tuổi do vậy trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều. Nhiều cháu chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, trẻ còn nói nhỏ, nói ngọng. - Môi trường học tập của trẻ chưa đảm bảo yêu cầu của trương trình - Phương tiện để dạy học còn ít chưa thu hút trẻ vào hoạt động - Đa số phụ huynh đều làm nông nghiệp, ít có thời gian quan tâm đến trẻ. 4
  5. - Vào đầu năm học tôi thấy hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái còn khô cứng, trẻ thụ động trong hoạt động, phát âm còn nhỏ và chưa chính xác, các nét tô của trẻ còn chệch ra ngoài, nhiều trẻ chưa biết cách cầm bút Vì vậy tôi nghĩ muốn giúp trẻ học tôt chữ cái thì người giáo viên cần nắm được tình hình nhận thức của trẻ để tìm ra các biện phát hữu ích áp dụng trong các giờ học chữ cái giúp trẻ nhậnbiết chữ cái đạt kết quả cao . Do vậy vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực tế trên 31 cháu và kết quả như sau: Kết quả TT STT Số Tỉ lệ Nội dung lượng (%) 1 Trẻ nhận biết và phân biệt được các chữ cái đã học 18/31 59% 2 Trẻ sao chép lại được chữ cái đã học 19/31 61% 3 Trẻ phát âm chuẩn, chính xác 65% 20/31 4 Trẻ biết cách tô và tô trùng khít lên các nét chấm mờ 18/31 59% 5 Trẻ biết cách cầm bút 65% 20/31 Từ kết quả trên, tôi băn khoăn, suy nghĩ cần phải làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát âm chính xác 29 chử cái . Bằng kiến thức đã học và kinh nghiệm giảng dạy tôi đã đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng giúp trẻ làm quen chử cái cụ thể như sau: I. Một số biện pháp thực hiện: . 1. Biện pháp 1: Luyện cho trẻ phát âm chuẩn, chính xác, rõ ràng: Muốn trẻ học tốt được chữ cái thì tôi nghĩ cô giáo phải là người phát âm chuẩn, to, rõ ràng để phát âm mẫu cho trẻ nghe. Bởi lúc này bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện hoặc bên cạnh còn có người lớn phát âm sai nên trẻ bắt chước. Trong kkhi dạy tôi cho trẻ luyện đọc nhiều lần, trước tiên tôi cho trẻ đọc đồng thanh vài lần sau đó cho cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ tôi đứng đối diện với trẻ. Nếu trẻ phát âm chưa đúng, tôi yêu cầu trẻ nhìn khuông miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần. Bên cạnh những trẻ phát âm sai, còn có một số trẻ phát âm còn nhỏ chưa rõ ràng. Tôi đã giúp trẻ phát âm to rõ ràng bằng cách cho những trẻ phát âm tốt phát âm mẫu cho trẻ nghe. Lúc này với tâm lý mình cũng phải bằng bạn nên trẻ đã cố gắng phát âm to, rõ ràng giống như bạn. Với cách làm như vậy , trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt, thay vì phát âm nhỏ chưa rõ ràng, chính xác thì đa số trẻ đã phát âm to hơn, chuẩn hơn so với đầu năm. 2. Biện pháp 2: Rèn trẻ cách tô chữ và ngồi đúng tư thế 5