Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tinh_tu_lap.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
- Phßng gi¸o dôc - ®µo t¹o giao thuû Trêng mÇm non giao nh©n BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi” T¸c gi¶: Đỗ Thị Bằng Tr×nh ®é chuyªn m«n : ĐHSP Mầm non Chøc vô: Giáo viên N¬i c«ng t¸c: Trường mầm non Giao Nhân H.Giao Thủy – T.Nam Định Nam Định, tháng 3 năm 2017 1
- Thông tin chung về sáng kiến 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: -Lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: -Từ ngày 15/8/2016 đến ngày 28/3/2017 4. Tên tác giả: - Họ và tên: Đỗ Thị Bằng -Năm sinh: 10/11/1981 -Nơi thường trú: Giao Nhân - Giao Thủy Nam định -Trình độ chuyên môn: ĐHSP Mầm non -Chức vụ công tác: Giáo viên -Nơi làm việc: Trường mầm non Giao Nhân -Địa chỉ liên hệ: Trường mầm non Giao Nhân -Điện thoại: -Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: % 5.Đơn vị áp dụng sáng kiến: -Tên đơn vị: Trường mầm non Giao Nhân -Địa chỉ: Đội 3 - Giao Nhân - Giao Thủy Nam Định -Điện thoại: 03503.734.597 2
- . BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một thực tế là nhiều trẻ đã 5-6 tuổi mà vẫn chưa tự làm được những việc tự phục vụ bản thân như: tự xúc cơm, kéo khóa áo, cất đồ dùng cá nhân, Đó là kết quả của việc cha mẹ đã tự làm thay trẻ mọi việc, mà không biết mình đã vô tình tước đi của trẻ cơ hội để trẻ tự lập. Những đứa trẻ được bao bọc quá kỹ sẽ luôn ỉ lại, dựa dẫm, nhút nhát, khả năng giao tiếp kém và không biết cách xử lí những vấn đề chẳng may xảy ra khi không có người lớn bên cạnh.Vì phần lớn các gia đình đều chỉ có một đến hai con nên trẻ được mọi người chiều chuộng, chỉ cần đòi cái gì là sẽ được đáp ứng ngay, cha mẹ thường làm thay trẻ mọi việc nên từ đó khiến trẻ có tính phụ thuộc cao. Các cha mẹ luôn lo lắng những điều không hay sẽ xảy đến với con mình nên sẵn sàng làm thay trẻ mọi chuyện, điều đó làm cho trẻ cứ gặp khó khăn là lại nhờ người lớn giúp, gặp phải vấn đề là thu mình. Nhiều cha mẹ lại có thói quen suy nghĩ và quyết định giúp con mọi thứ và cho rằng điều đó tốt cho trẻ. Có cha mẹ lại luôn lo lắng khi thấy con mình không chủ động trong học hành, luôn phải giám sát bên cạnh thì con mới làm còn không sẽ không làm theo những yêu cầu của cha mẹ. Nhiều cha mẹ cũng muốn để con tự lập, nhưng thường không đủ kiên nhẫn để theo đuổi trong quá trình rèn luyện cho con và cuối cùng bỏ cuộc. Có cha mẹ an ủi rằng “việc này khó quá, trẻ con sao làm được” rồi sau đó lại làm hộ con. Theo chuyên gia iSmartKids, nếu chúng ta muốn trẻ trở thành một người độc lập, có khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống và giải quyết được những vấn đề gặp phải thì người lớn không nên làm thay, nghĩ thay hoặc quyết định thay cho trẻ, hãy tin rằng trẻ có thể làm được mọi việc và ủng hộ, động viên trẻ để trẻ cố gắng. Từ những cơ sở lý luận và thực tiển trên nên tôi thấy mình phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ giúp trẻ luôn chủ động, linh hoạt, tự tin trong cuộc sống. Để thực hiện được điều đó tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi” II. Mô tả giải pháp 1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: 3
- Yêu thương con là điều tốt nhưng thương con thái quá, không đúng cách sẽ là hại con,.Lớp tôi một số phụ huynh không nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp trẻ sớm tự lập, có phụ huynh ngày nào cũng bế con từ cổng đặt tận vào ghế ngồi trong khi cháu rất mập, rất khoẻ, nếu để cháu tự đi thậm chí cầm tay vui vẻ dắt bố mẹ đi , mà như vậy đâu phải là bố mẹ không thương con. Có những phụ huynh trao con cho cô rồi mà cứ quanh quẩn mãi không về được cứ dặn dò cô đừng cho cháu ra ngoài kẻo cháu ốm, cô để ý khỏi các bạn cào cháu, cô nhắc cháu đi vệ sinh , tôi theo dõi , thấy tất cả những trẻ được cưng chiều quá mức đều ích kỷ chỉ biết đến bản thân , lười biếng, ỉ lại vào cô giáo, bạn bè Trước đây, khi tiến hành rèn tính tự lập cho trẻ, thấy trẻ lớp mình thích tiếp nhận cái mới và rất thích tự làm, tôi nôn nóng dạy quá nhiều thứ một lúc, đồng thời khi hướng dẫn vì sợ trẻ không hiểu tôi phải giảng giải rất nhiều. Kết quả là trẻ chẳng nhớ được gì. Sau này tôi mới hiểu ra rằng cần chờ trẻ thuần thục việc này rồi hãy hướng dẫn trẻ làm việc khác.Và khi hướng dẫn hãy làm mẫu thật chậm rãi, có trình tự và trật tự làm sao để trẻ nhìn thấy rõ Khi hướng dẫn trẻ xong và giao việc cho trẻ ,có những trẻ chưa thể tự mình làm được những việc đó là tôi nóng nảy thường la mắng trẻ, có những lời so sánh, chê bai , lên giọng kiểu như: “sao cô nói mãi mà con vẫn chưa hiểu”, “làm như thế này cơ mà”, “con đã thấy mình làm sai chưa” , rồi tôi thấy trẻ tụt hứng không muốn làm tiếp nữa. Sau khi binh bình tĩnh lại tôi thây rằng việc , nghiêm khắc một cách cứng nhắc, la mắng bé chỉ làm bé mất tự tin với khả năng của mình Cuối năm học, tôi nhìn thấy ngay kết quả là công sức của tôi lại bị phản tác dụng, nhiều trẻ lớp tôi trẻ lớp tôi luôn mặc cảm ,tự ti, làm gì cũng thường sợ sai, sợ cô giáo mắng, nên rất rụt rè. Điều này đã buộc tôi phải có sự điều chỉnh, rút kinh nghiệm,tìm tòi học hỏi thêm,chủ đông ,sáng tạo hơn để có những phương pháp đúng đắn , đem lại hiệu quả giáo dục thực sự 2.Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến: Trong quá trình nghiên cứu đề tài , tôi đã thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn đề như sau: a. Lập ra danh sách một số công việc vừa sức với trẻ Tôi lập ra danh sách một số việc mà trẻ lớp tôi có khả năng làm được như: tự đi vệ sinh, tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong, tự rửa tay bằng xà phòng ,lau bàn ăn, sắp xếp bàn ghế, lấy và cất gối đúng nơi qui định, nhặt lá rụng bỏ rác vào thùng tôi động viên trẻ phải hoàn thành công việc được giao để trẻ cảm thấy là mình đã lớn. Đôi khi tôi cũng có thể đưa ra một số công việc có mức độ khó khăn cao để thử thách trẻ. b.Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động Giờ đón-trả trẻ: : Khi trẻ mới đến lớp tôi hướng dẫn trẻ gấp quần áo, mũ, khăn gọn gàng bỏ vào balo rồi cất vào nơi quy định để khi cần tìm sễ đẽ dàng và nhanh . Trước khi ra về trẻ tự kiểm tra lại đồ dùng của mình .Sau một, hai lần tôi nhắc nhở và ngày nào trẻ cũng được thực hành các thao tác đó nên trẻ cất và lấy đồ dùng rất thành thạo và không cần đến sự giúp đỡ của người lớn nữa. 4
- Trong giờ hoạt động học: tôi chọn một số kỹ năng để hướng dẫn trẻ như: cách rửa tay bằng xà phòng, cách chải tóc, cách cài cúc, cách gấp quần áo Khi hướng dẫn trẻ một kĩ năng nào đó, tôi hướng dẫn một cách chậm rãi từng thao tác một. Thấy trẻ đã nắm được thao tác này thì tôi mới chuyển sang thao tác khác. Những buổi cần đến đồ dùng của trẻ, tôi chỉ chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trên bàn, và yêu cầu trẻ tự lên lấy đồ dùng học tập về vị trí ngồi của mình, kết thúc tiết học cũng vậy trẻ tự thu gom đồ dùng, dụng cụ cất cất gọ gàng ngăn nắp đúng nơi qui định .Được tự lấy đồ dùng học tập như vậy tôi thấy trẻ rất tích cực, hứng thú học và luôn muốn khám phá xem mình được học gì từ đồ dùng đó Giờ hoạt động ngoài trời: Tôi tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động như : Nhặt lá rụng ,nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước, nhặt rác bỏ vào thùng. Tôi chia trẻ thành các nhóm nhỏ(mỗi nhóm 5-7 trẻ) và hướng dẫn mỗi nhóm một công việc khác nhau. Khi tháy trẻ gặp khó khăn khi thực hiện những kỹ năng mới tôi tham gia cùng làm với trẻ tôi kết hợp trò chuyện để hiểu vì sao cần chăm sóc cây, con vật, cho trẻ hiểu ý nghĩa tác dụng của việc đang làm giúp trẻ thân thiện với môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường, yêu mến cảnh vật thiên nhiên ,yêu lao động Và khi trẻ tự mình làm hoàn thành tốt nhiệm vụ do cô giao và được khen, trẻ thấytự tin vào bản thân, trẻ trở nên năng động tích cực tham gia các hoạt động của lớp Giờ hoạt động góc: Tôi gợi ý để trẻ tự chọn góc chơi, vai chơi, hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ chơi,và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết vấn đề , để trẻ tự chơi, tự khám phá, và tìm hiểu, chỉ giúp đỡ khi bé thực sự cần. Khi hết giờ chơi trẻ tự cất đồ chơi vào chỗ quy định Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: Đây là các hoạt động nhằm hình thành một số nề nếp, ý thức tự phục vụ. Tôi luôn tạo điều kiện để trẻ tự làm, tự trải nghiệm công việc. Tôi hướng dẫn trẻ cách cầm thìa cầm bát, tự xúc ăn, ngoài ra còn nhờ trẻ giúp đỡ cô VD: Lớp tôi có trẻ rất thích giúp cô chia thìa vào từng bát cơm cho các bạn tôi liền nhờ trẻ chia thìa giúp cô vào các bat cơm của các bạn, có khi loay hoay làm rơi hết thìa xuống sàn. Mỗi lần như vậy tôi không tỏ ra khó chịu mà nhẹ nhàng tôi hướng dẫn động viên trẻ của tôi giờ làm rất thành thạo và trẻ nào cũng muốn được giúp cô.Có lần tôi phát hiện Đông rất thích bê cơm vào bàn cho bạn giúpcô giáo thấy vậy tôi nói với cháu “Con sẽ giúp cô bê cơm vào cho các bạn” Thấy cô giáo nhờ như vậy Đông rất vui và ra làm cùng bạn. Cứ như vậy hằng ngày tôi đều hỏi trẻ ai muốn giúp cô chia thìa, hay chia cơm vào bàn cho các bạn nào? Rất nhiều trẻ xung phong muốn làm giúp cô. Để trẻ nào cũng được làm mỗi ngày tôi nhờ một nhóm trẻ khác nhau giúp mình. Sau khi ăn trẻ nào cũng đã biết xếp bát thìa của mình bỏ vào rổ,nhặt thức ăn rơi vãi thu gom thức ăn thừa sau đó, tôi nhắc trẻ cất ghế ,rồi tự đi lau miệng,uống nước. Khi khát nước trẻ tự lấy ca có hình dán ký hiệu của mình trên giá, rồi rót một lượng nước vừa đủ, uống xong lại úp lên giá. Tôi tận dụng giờ đi ngủ tập cho trẻ chuẩn bị giường ngủ. Đó có thể là cho trẻ lấy gối của mình sắp xếp vị trí gối nằm ở đâu. Và khi ngủ dâỵ tập cho trẻ thói quen cất gối vào nơi quy định. Có trẻ còn biết giúp cô trải chiếu. 5
- Để giúp trẻ thực hiện các thói quen tự phục vụ một cách phấn khởi và nhớ lâu tôi đã kết hợp sử dụng những bài thơ, bài hát VD: một số bài khi giáo dục vệ sinh như: Bài thơ: Giờ ăn đến rồi Con vâng lời cô dạy, Trước khi ăn phải rửa tay Xoay xoay xoay cổ tay, Xoa xoa mu bàn tay, Rồi đến kẽ ngón tay, Con lau bàn xinh Con lau bàn tay sạch Xinh xinh thật là xinh Bài thơ: Rửa tay Miếng xà phòng nho nhỏ Em xát lên bàn tay Nước máy đây trong vắt Em rửa đôi bàn tay Khăn mặt đây thơm phức Em lau khô bàn tay Đôi bàn tay be bé Nay rửa sạch xinh xinh Tất cả lớp chúng mình Cùng giơ tay vỗ vỗ. Bài thơ: Rửa mặt Bàn tay nhỏ nhắn Bé cầm chiếc khăn Rửa một bên mặt Rồi đến bên kia Gấp chiếc khăn lại Lau đến mũi miệng Khuôn mặt của bé Xinh xinh lạ kì Là nhờ bé đấy c. Cho trẻ đủ thời gian để hoàn thành công việc Khi trẻ không thể kiểm soát hết mọi thứ mà mình đang thực hiện, trẻ sẽ sáng tạo theo cách riêng của mình,tôi bình tĩnh quan sát xem trẻ làm những gì, thực hiện công việc ra sao chứ không hối thúc hay dùng thời gian để gây áp lực với trẻ. Có thể trẻ sẽ không thể làm tốt mọi việc giống như sự mong đợi ,nhưng thay vì trách mắng trẻ tôi động viên khuyến khích trẻ. Nếu trẻ đang mệt mỏi, đau ốm, căng thẳng thì không giới thiệu với trẻ những công việc mới. Tôi có thể tạm thời chia sẻ và làm việc cùng trẻ để trẻ nhanh chóng lấy lại tinh thần. Tôi không phê bình hay la mắng trẻ là lười biếng. 6