Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_bao_ve_moi_truong_c.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non
- “Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non” Người viết :MỤC LỤC Số TT Nội dung Trang A Phần mở đầu 2-3 B Phần nội dung 4 I Những thuận lợi và khó khăn nhất định 4 II Các biện pháp thực hiện 5 Biện pháp 1 Xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục bảo vệ môi 5-8 trường Biện pháp 2 “Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4- 8-15 5 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non” Biện pháp 3 Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong các 15-18 hoạt động khác. Biện pháp 4 Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường ở mọi lúc 18-20 mọi nơi thông qua các thí nghiệm, thực nghiệm Biện pháp 5 Sưu tầm, tìm kiếm những mẫu đồ dùng, đồ chơi 20-21 đơn giản từ nguyên vật liệu thải . Biện pháp 6 Phối kết hợp với phụ huynh giáo dục trẻ bảo vệ 21-24 môi trường III Kết quả 26 IV Những bài học kinh nghiệm 27 C Phần kết luận 28-29 1/29
- “Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non” A. PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh. Giáo dục bảo vệ môi trường cần đưa ngay từ lứa tuổi mầm non vì trẻ mầm non là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc trẻ có thể tự làm: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đội chân, đôi tay của mình tất cả những cử chỉ đó đều làm lên những thói quen, kể cả thói quen tốt và thói quen xấu. Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày nhằm tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân. Bảo vệ môi trường là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa, giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà khó có thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó, Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Chính vì vậy, giáo viên cần đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào mọi lúc, mọi nơi cho trẻ được biết và cùng khám phá. Môi trường là nơi chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống con người, cung cấp cho trẻ hiểu biết ban đầu về môi trường sống. Trẻ có kiến thức cơ bản về chăm sóc giữ gìn sức khỏe; biết chăm sóc, bảo vệ các loại cây, các con vật xung quanh trẻ. Hơn thế nữa giáo dục bảo vệ môi trường còn được giáo viên lồng ghép vào các môn học như môn: Làm quen văn hoc, giáo dục âm nhạc, giáo dục thể chất Nó là nguồn gốc để hình thành ở trẻ một tâm hôn, dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống cộng đồng. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân , biết cách sống tích cực, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về 2/29
- “Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non” cơ thể, trí tuệ. Trong thực tế, việc giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường ở các trường mầm non hiện nay là một vấn đề còn hạn chế. Ví dụ: Khi trẻ ăn bim bim, trẻ sẵn sàng cầm ngay vỏ bim bim ném xuống sân trường hoặc một nơi nào đó, mà không vứt vào thùng rác. Từ ví dụ trên ta có thể nghĩ ngay rằng trẻ chưa có ý thức tự giác bảo vệ môi trường xung quanh mình, do trẻ chưa có sự chú ý giáo dục làm cho trường học mất vệ sinh, cô và cháu bị ảnh hưởng đến sức khỏe và ảnh hưởng tới người khác. Giáo viên mới chỉ chú ý đến dạy trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường trong một số hoạt động : Vệ sinh, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc mới chỉ mang hình thức, chưa có kế hoạch cụ thể cho từng thời điểm, nội dung giáo dục môi trường được lồng ghép trong các tiết học chưa được giáo viên quan tâm và chưa làm thường xuyên. Vì thế tôi đã chọn đề tài “Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. Với đề tài nhỏ này, bước đầu tôi đã rút được một số kinh nghiệm qua quá trình thực hiện. Tôi rất mong các đồng chí đồng nghiệp đi trước có nhiều kinh nghiệm đã thực hiện thành công tham gia góp ý kiến để đề tài của tôi được đầy đủ hơn và hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 3/29
- “Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non” B. PHẦN NỘI DUNG I. Những thuận lợi và khó khăn nhất định Trong quá trình thực hiện và áp dụng thì điều trước tiên người giáo viên phải biết rõ những khó khăn để khắc phục và phát huy những thuận lợi, lắng nghe ý kiến, luôn học tập và thực hiện tốt nhiệm vụ của BGH giao cho,biết phối kết hợp cùng các bạn đồng nghiệp. Đó chính là chiếc chìa khoá vàng mở ra cho bạn sự thành công trong việc thực hiện đề tài. Chính vì vậy, tôi đã tìm hiểu và nắm chắc được những thuận lợi cũng như những khó khăn mà tôi đã gặp phải và tôi xin nêu dưới đây: 1.Thuận lợi: - Được sự quan tâm của phòng giáo dục huyện, ban giám hiệu nhà trường, giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn thông qua các buổi kiến tập do phòng, cụm tổ chức về chuyên đề lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, của tổ, qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. - Môi trường lớp sạch sẽ, thoáng mát đảm bảo cho trẻ hoạt động. - Giáo viên trẻ được kiến tập ở các trường điểm để nầng cao đổi mới giáo dục - Có sự phối hợp thống nhất giữa 4 cô. - Nhà trường đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị, các học liệu cho các lớp: lô tô các loại, máy vi tính, máy chiếu, các loại băng đĩa nhạc, một số nam châm, kính lúp để thực hiện các hoạt động khám phá, thí nghiệm, thực nghiệm về môi trường. - Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn; có tâm huyết với nghề; nhiệt tình trong công tác chăm sóc , giáo dục trẻ; có nhiều tìm tòi, học hỏi, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trẻ nói chung và trong hoạt động lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng. - Bản thân tôi luôn tận dụng những nguồn nguyên vật liệu phế thải vẫn còn sử dụng được để biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi dơn giản giúp trẻ được học , được khám phá và khắc sâu kiến thức. 2. Khó khăn: Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên, trong quá trình thực hiện, bản thân tôi đã gặp không ít khó khăn: - Số học sinh trên mỗi nhóm lớp còn đông nên ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của trẻ cũng như trong công tác vệ sinh nhóm lớp, vệ sinh môi trường. - Việc cất giữ và bảo quản các sản phẩm tự tạo để đảm bảo sản phẩm có độ bền cao, sử dụng được lâu ngày còn hạn chế. 4/29
- “Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non” - Các tài liệu, học liệu hướng dẫn về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên và cho trẻ chưa nhiều, chưa đa dạng, phong phú. - Nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ còn chậm tiếp thu kiến thức và một số trẻ còn quá hiếu động; kỹ năng , thái độ, hành vi ứng xử với môi trường của trẻ còn hạn chế. - Hình thức tuyên truyền với phụ huynh chưa được phong phú, kinh nghiệm còn hạn chế. - Có nhiều trẻ chưa chú ý trong giờ học nên việc giảng bài của cô còn bị mất nhiều thời gian hơn. II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : Biện pháp 1.Xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường: Xây dựng kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục. Kế hoạch giúp cho người giáo viên định hướng cụ thể, rõ ràng các công việc và chủ động trong quá trình thực hiện công việc . Bên cạnh đó, kế hoạch còn là cơ sở để đánh giá những hoạt động , những việc đã làm được và rút kinh nghiệm cho những vấn đề còn tồn tại . Vì thế , để lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đạt kết quả cao thì việc làm đầu tiên là tôi nghiên cứu để xây dựng kế hoạch lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách cụ thể, rõ ràng . Trước hết , tôi nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của phòng về kế hoạch giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường: - Không xây dựng 1 chương trình riêng, các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các nội dung trong chương trình giáo dục mầm non. - Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ cung cấp kiến thức về môi trường xung quanh mà nhấn mạnh vào việc hình thành thái độ , hành vi ứng xử trong việc bảo vệ môi trường. *Về kiến thức: - Trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người. - Trẻ có những kiến thức ban đầu về động vật, thực vật và mối quan hệ của con người với môi trường sống để trẻ biết giao tiếp yêu thương những con người gần gũi quanh mình, biết chăm sóc, bảo vệ cây cối, con vật quanh nơi mình ở. - Trẻ có một số kiến thức đơn giản về ngành nghề, văn hoá, phong tục tập quán của địa phương. - Trẻ có kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ cho bản thân. * Về kỹ năng, hành vi: 5/29
- “Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non” - Trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường của trường, lớp học, gia đình, nơi ở như : Tham gia chăm sóc vật nuôi, cây trồng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, trường lớp với những công việc vừa sức trẻ. - Tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác với bạn bè xung quanh. - Có phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường như : vứt rác, chặt cây, hái hoa, dẫm chân lên cỏ, bắn giết động vật * Về thái độ, tình cảm: - Yêu quý, gần gũi với thiên nhiên. - Tự hào và ý thức giữ gìn, bảo vệ những phong cảnh, địa danh nổi tiếng của quê hương. - Quan tâm đến những vấn đề môi trường của lớp học, gia đình và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: Vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc vật nuôi cây trồng, thu gom lá, rác thải ở sân trường Sau khi xác định được quan điểm và mục tiêu lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tôi tiến hành khảo sát , đánh giá trẻ thực tế ở nhóm lớp để có kế hoạch giáo dục lồng ghép phù hợp : KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM HỌC 2015-2016: Xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Nội dung lượng % lượng % lượng % lượng % Kiến thức 12 19,4 15 24,2 22 35,4 13 21 Kỹ năng 10 16,1 17 27,4 25 40,4 10 16,1 Thái độ 12 19,4 17 27,4 25 40,4 8 12,8 Dựa trên mục tiêu và thực tế khả năng trẻ ở lớp, tôi tiếp tục lập kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp theo từng chủ đề trong chương trình học của trẻ và được xây dựng từ dễ đến khó, mức độ tăng dần theo các chủ đề. 6/29