Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm sưu tầm và chọn lời mới một số bài đồng dao dành cho trẻ Mầm non

doc 26 trang sangkien 10100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm sưu tầm và chọn lời mới một số bài đồng dao dành cho trẻ Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_suu_tam_va_chon_loi_moi_mo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm sưu tầm và chọn lời mới một số bài đồng dao dành cho trẻ Mầm non

  1. Mã SKKN ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM SƯU TẦM VÀ CHỌN LỜI MỚI MỘT SỐ BÀI ĐỒNG DAO DÀNH CHO TRẺ MẦM NON NGười viết: Nguyễn Thu Trang Năm học: 2014 – 2015
  2. Kinh nghiệm sưu tầm và chọn lời mới một số bài đồng dao dành cho trẻ mầm non MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu: 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 1. Cơ sở lý luận của đề tài 5 1.1. Cơ sở lý luận: 5 1.2. Các tiêu chí lựa chọn các bài đồng dao 5 2. Thực trạng của vấn đề 6 3. Sưu tầm, chọn lời mới cho một số bài đồng dao và cách chơi các trò chơi tương ứng với các bài đồng dao đó. 8 Bài 1: DUNG DĂNG DUNG DẺ 8 Bài 2: CHI CHI CHÀNH CHÀNH 6 Bài 3: ĐI CẦU ĐI QUÁN 6 Bài 4: BỊT MẮT BẮT DÊ 7 Bài 5: TRỒNG NỤ, TRỒNG HOA 9 Bài 6: NU NA NU NỐNG 9 Bài 7: CÂU ẾCH 13 Bài 8: TẬP TẦM VÔNG 14 Bài 9: THẢ ĐỈA BA BA 17 Bài 10: KÉO CƯA LỪA XẺ 20 Bài 11: RỒNG RẮN LÊN MÂY 20 4. Hiệu quả cuả việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ thông qua các bài đồng dao 23 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24 1. Kết luận 24 2. Kiến nghị, đề xuất 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 1
  3. Kinh nghiệm sưu tầm và chọn lời mới một số bài đồng dao dành cho trẻ mầm non A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ và kỹ thuật điện tử xâm nhập đến từng mái trường, từng gia đình, đến từng trẻ em, làm sao chúng ta có thể yên tâm với con em mình khi từng ngày, từng giờ tiếp cận những mặt trái của thời đại công nghệ đang ảnh hưởng không mấy tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. “Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa chết trương Ba vương ngũ đế ” Khi nghe những câu đồng dao trên, hầu hết trong chúng ta ai cũng hồi tưởng về một thời ấu thơ rất hồn nhiên và ngây thơ. Tuy nhiên ngày nay, cùng với sự phát triển hối hả của cuộc sống, liệu thế hệ trẻ thơ có được hát và chơi những trò chơi Đồng dao hay không? Chúng có được sống với chính sự hồn nhiên vốn có của mình? Bởi vậy, ngày nay các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ luôn băn khoăn đi tìm một phương pháp giáo dục trẻ em. Nhưng có lẽ hầu như chúng ta đã lãng quên một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta sẵn có đó là kho tàng đồng dao và trò chơi trẻ em. Riêng về lĩnh vực giáo dục, kho tàng này cung cấp nội dung và phương pháp giáo dục tương đối rõ ràng và đầy đủ hơn cả. Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần, đồng dao đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ. Nhận thức được vấn đề này, trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại tôi luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo các hình thức, phương pháp giáo dục trẻ dựa trên những tư liệu giáo dục sẵn có trong kho tàng văn hoá dân tộc. Vì vậy, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người của mình, năm học 2014 – 2015 tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến: “ Kinh nghiệm sưu tầm và chọn lời mới một số bài đồng dao dành cho trẻ mầm non”. 2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm, viết lời mới cho một số bài đồng dao. Cho trẻ làm quen với các bài đồng dao và chơi các trò chơi tương ứng với các bài đồng dao đó. 2
  4. Kinh nghiệm sưu tầm và chọn lời mới một số bài đồng dao dành cho trẻ mầm non Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về: ngôn ngữ, thể chất, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm quan hệ xã hội, hướng trẻ đến với truyền thống văn hoá dân tộc. Giúp các đồng nghiệp và các bậc phụ huynh có thêm tài liệu và kinh nghiệm để giáo dục trẻ đạt hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Việc sưu tầm và chọn lời mới cho một số bài đồng dao dành cho trẻ mầm non. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Với các bài đồng dao sưu tầm và sáng tác được, tôi áp dụng trong công tác giáo dục trẻ tại một số lớp tại nhà trường như sau: - Tôi tổ chức cho trẻ làm quen với các bài đồng dao ở mọi lúc mọi nơi: trong giờ làm quen với văn học, giờ hoạt động ngoài trời, giờ hoạt động góc, các hoạt động chuyển tiếp, giờ sinh hoạt chiều và tích hợp trong các môn học khác - Tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với các bài đồng dao. - Tuỳ theo độ tuổi của trẻ, hay tuỳ theo từng chủ điểm, tuỳ theo nội dung giáo dục mà giáo viên có thể lựa chọn những bài đồng dao khác nhau cho phù hợp. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài, hệ thống hóa các vấn đề khái quát trong tài liệu để xây dựng cơ sơ lý luận cho đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát. - Phỏng vấn, trao đổi với giáo viên, khảo sát trên trẻ. - Phân tích tổng hợp. 3
  5. Kinh nghiệm sưu tầm và chọn lời mới một số bài đồng dao dành cho trẻ mầm non B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1. Cơ sở lý luận Các bài đồng dao được sưu tầm, chọn lời mới cùng với các trò chơi đi kèm theo nó đều được lựa chọn dựa trên cở sở đặc điểm nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Trong đó: - Đồng dao là thơ ca truyền miệng trẻ em. Đồng dao được chia làm hai loại gắn với công việc của trẻ em và gắn với trò chơi của trẻ em. Đồng dao được truyền từ đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có khi thay đổi, có khi sai lạc, có khi thất truyền và bị lãng quên. Việc sáng tác đồng dao được thực hiện trong một quá trình lâu dài bao gồm: sáng tạo - lưu truyền – sử dụng - điều chỉnh. Ở đây chủ thể sáng tạo, sử dụng, lưu truyền và tái tạo các bài đồng dao này chủ yếu là trẻ em; - Vui chơi là nhu cầu cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em. Các trò chơi dân gian của trẻ phần lớn đều gắn với các bài đồng dao, có tác dụng bổ sung, làm rõ chức năng thẩm mỹ của đồng dao. Ngược lại đồng dao có vai trò rất lớn trong trò chơi trẻ em, bởi thiếu nó thì trò chơi sẽ tẻ nhạt, vô vị. Lời đồng dao đóng góp quan trọng đến thực hiện chức năng giáo dục và chức năng vui chơi của trẻ, với những nhiệm vụ rất đa dạng: giáo dục nhận thức, đức, trí, thể, mỹ; luyện phát âm, cung cấp vốn từ ngữ; bồi dưỡng tình cảm; giữ nhịp cho thao tác chơi - Vì vậy, việc sáng tạo các trò chơi mới cho trẻ cần quan tâm đến đồng dao. Đây chính là cơ sở để tôi tìm đến với các bài đồng dao, nghiên cứu, sưu tầm và sáng tạo trò chơi mới để vừa đưa đồng dao đến với trẻ, vừa thực hiện được mục tiêu giáo dục. 1.2. Các tiêu chí lựa chọn các bài đồng dao Tiêu chí thứ nhất: Lựa chọn nội dung dễ hát, dễ chơi Trong các thể loại Đồng dao thì các bài Đồng dao luôn chứa đựng những hình tượng sinh động, phong phú, những bài Đồng dao theo kết cấu chuỗi, có nội dung của từng sự vật, sự việc riêng lẻ. Đây là những nội dung giúp trẻ nhận biết và khám phá thế giới xung quanh theo các chủ đề giáo dục ở trường mầm non, phù hợp với lứa tuổi mầm non. Các bài Đồng dao dễ hát, dễ nhớ, có nội dung ca từ có giá trị thẩm mĩ cao, biểu hiện cái đẹp trong thiên nhiên và cuộc sống. Các bài hát, các trò chơi Đồng dao có bố cục ngắn gọn, rõ ràng, không quá dài để phù hợp với thời gian lên lớp, phù hợp với từng độ tuổi, có ý nghĩa giáo dục cao. 4
  6. Kinh nghiệm sưu tầm và chọn lời mới một số bài đồng dao dành cho trẻ mầm non Tiêu chí thứ hai: Lựa chọn đảm bảo tính hấp dẫn, hào hứng Nói đến tuổi thơ là nói đến sự vui chơi, ca hát, các cháu hát trong lúc chơi, chơi trong lúc hát, các bài hát Đồng dao là các bài hát vui nhộn, những câu hát có vần điệu, tiết tấu nhịp nhàng, dễ nhớ dễ thuộc, hấp dẫn, có nội dung phù hợp, giúp trẻ vừa vui chơi giải trí vừa học hỏi và phát triển mở mang trí tuệ. Trò chơi Đồng dao phải hấp dẫn trẻ, lôi cuốn trẻ để trẻ hào hứng, hứng thú trong giờ học âm nhạc, sự hấp dẫn là một trong những tiêu chí quan trọng cuốn hút trẻ tới với trò chơi, tới với âm nhạc. Từ sự hấp dẫn và hào hứng trong quá trình “học mà chơi, chơi mà học” trẻ sẽ tiếp thu được những kiến thức mới, những cách giải quyết vấn đề nảy sinh cũng như việc phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm. Tiêu chí thứ ba: Lựa chọn nội dung theo chủ đề giáo dục tại trường mầm non Giáo dục lứa tuổi mần non là một việc làm rất quan trọng. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, chúng ta phải xây dựng kế hoạch, chủ đề cụ thể để lựa chọn các hình thức giáo dục khoa học mang lại hiệu quả cao nhất. Trong kho tàng những bài Đồng dao và trò chơi trẻ em, có rất nhiều các bài hát, trò chơi Đồng dao phù hợp với các nội dung theo chủ đề: Bản thân; Gia đình; Thế giới động vật; Thế giới thực vật; Các hiện tượng tự nhiên, xã hội. Khi khai thác và ứng dụng thể loại, trò chơi Đồng dao sẽ giúp cho việc cung cấp nội dung và phương pháp giáo dục một cách tích cực và hiệu quả hơn. Tiêu chí thứ tư: Lựa chọn những bài Đồng dao, trò chơi Đồng dao phát huy tính sáng tạo, chủ động của trẻ Đồng dao được các cháu hát trong lúc tổ chức chơi các trò chơi, không những cung cấp cho trẻ những kiến thức về thế giới xung quanh ta, về tự nhiên, về con người và xã hội mà qua các bài Đồng dao, trò chơi Đồng dao “Trẻ em hát, trẻ em chơi”, các em được rèn luyện về trí tuệ, thân thể, các giác quan, hưng phấn về tinh thần, và là chất xúc tác cho các em nhận biết về sáng tạo trong cuộc sống; rèn luyện cho các em tính chủ động trong xử lý tình huống, hợp tác, tương tác với bạn bè, đoàn kết giúp đỡ nhau, có lòng khiêm tốn, trung thực và khoan dung. Đặc biệt giúp trẻ các kỹ năng nhận biết, kỹ năng quan sát; phát triển khả năng hiểu biết và mở mang trí tuệ “Học chơi mà học thật, học làm người”. 2. Thực trạng của vấn đề 2.1. Thuận lợi Giáo viên nắm được định hướng giáo dục đổi mới giáo dục mầm non. Hiện nay, nội dung hình thức, phương pháp giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực. Là một giáo viên nhiệt tình trong công việc, hết lòng thương yêu trẻ, tôi đã giúp trẻ đến với đồng giao giúp trẻ phát triển toàn vẹn về mọi mặt. 5
  7. Kinh nghiệm sưu tầm và chọn lời mới một số bài đồng dao dành cho trẻ mầm non Đồng dao đóng vai trò quan trọng trong đời sống trẻ thơ. Đó là những câu tục ngữ, ca dao có nội dung gần gũi với trẻ, trẻ thường đọc khi vui chơi. Trẻ nhỏ có tâm hồn trong sáng, bay bổng, giàu tưởng tượng, giàu cảm xúc, ham hoạt động, thích vui chơi, thích bầu bạn. Do đó, các cháu dễ hòa nhập và tâm trạng các nhân vật một cách hồn nhiên vô tư. Tác phẩm đồng dao đã thỏa mãn nhu cầu này của trẻ mầm non. Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu và đồng nghiệp trong trường; với tài liệu phong phú tường xuyên được bổ xung và đổi mới, đầy đủ đồ dùng dạy học hiện đại, thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng học sinh Khi trẻ đọc và chơi kết hợp với đồng dao, tôi thấy phụ huynh rất vui vì đa số các bài đồng dao đều mang tính giáo dục cao, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ một cách tự nhiên, đáng yêu. 2.2. Khó khăn Diện tích phòng học còn chật hẹp nên việc tổ chức chơi và làm quen với các bài đồng dao còn gặp nhiều khó khăn. Giáo viên trường mầm non của tôi đã sử dụng nhiều bài đồng dao trong khi tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ. Nhưng vì số lượng bài ít nên sử dụng lặp đi lặp lại gây nhàm chán cho trẻ. Hiện nay, các trường mầm non đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo hướng đổi mới. Vì vậy, chương trình giáo dục trẻ được thực hiện theo các chủ đề, chủ điểm. Có những bài đồng dao có nhịp điệu, trò chơi hấp dẫn trẻ thì nội dung lại không phù hợp với chủ điểm giáo dục mà giáo viên đang thực hiện. Nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các bài đồng dao. 2.3. Khảo sát trên trẻ Sau khi nhận thấy tầm quan trọng của đồng dao đối với sự phát triển của trẻ. Tôi đã làm một số khảo sát trên trẻ nhằm đưa ra những biện pháp phù hợp khi đưa đồng dao đến với trẻ của lớp tôi. Qua quan sát, điều tra tôi nhận thấy được thực trạng cụ thể của trẻ lớp mình như sau: 6