Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Lê Thị Hồng Gấm

doc 22 trang sangkien 01/09/2022 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Lê Thị Hồng Gấm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thuc_trang_giao_duc_su_tu_tin_cho_tre.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Lê Thị Hồng Gấm

  1. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON LÊ THỊ HỒNG GẤM 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức. Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần phải được bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, nhất là trẻ em. Tuổi thơ ấu của con người là một giai đoạn tràn đầy hạnh phúc trong vòng tay của ông bà, cha mẹ. Song do sự phát triển của xã hội nên trẻ đã được gởi tới trường Mầm non để học tập nhằm giúp cha mẹ, các bậc phụ huynh làm việc, tham gia vào lao động xã hội. Điều này cho thấy thời gian sống ở các trường của trẻ rất lâu, bằng 2/3 số thời gian trẻ thức trong ngày. Làm thế nào để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, ngoan ngoãn, hiểu biết mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt như ở gia đình, đó là nhiệm vụ rất khó khăn của một giáo viên phụ trách nhóm lớp. Tự tin đóng vai trò như chiếc chìa khóa cơ bản nhất để mở mọi cánh cửa trong thành công của bạn. Thế nhưng, có được sự tự tin không đơn giản chỉ nằm trong suy nghĩ. Tự tin không tự nhiên phát sinh mà đến từ lòng nhiệt huyết và những thành quả bạn đạt được trong quá khứ. Tự tin phải gắn liền với khả năng thực, giá trị thực của mỗi con người. Hãy tìm ra những ưu điểm của mình, mạnh dạn nhìn thẳng và thừa nhận những điểm yếu để làm tiền đề cho lòng tin của mình. Trang 1
  2. Hiện nay, ở nhiều trường mẫu giáo vẫn còn tồn tại tình trạng trẻ thiếu tự tin, nhút nhát. Chính vì những lý do đó mà tôi đã chọn đề tài “Thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm” để nghiên cứu, với mong muốn tìm hiểu nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân trong công việc dạy trẻ sau này đồng thời muốn khắc phục những hạn chế, tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục sự tự tin cho trẻ trong trường mẫu giáo. 1.2. Mục đích nghiên cứu Hình thành sự tự tin cho nhân cách sống của mỗi con người ngay còn khi là trẻ mầm non để có được nền tảng kỹ năng sống cho sự thành công sau này. Cụ thể trong đề tài này sẽ tìm hiểu nghiên cứu thực trạng, những thuận lợi khó khăn trong công tác dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành kỹ năng tự tin. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục kỹ năng tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Đó là mục tiêu nghiên cứu của đề tài này. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết + Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp thống kê toán học + Phương pháp điều tra + Phương pháp phỏng vấn + Phương pháp thống kê số liệu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm Trang 2
  3. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Một số vấn đề lý luận về sự tự tin 2.1.1.1. Khái niệm Sự tự tin là cách nhận biết được giá trị và sự quan trọng của bản thân bạn. Cảm nhận bản thân bạn được yêu, đáng yêu, có năng lực, tự tin, có trách nhiệm, được chấp nhận, có giá trị và những tư tưởng khác mà bạn tạo ra cho chính bản thân bạn, các yếu tố này là những yếu tố cơ bản của lòng tự tin. Tự tin là mạnh dạn, không sợ nói trước đông người. Tự tin là dám làm điều mình nghỉ. Tự tin là bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. 2.1.1.2. Ý nghĩa Tự tin giúp ta nhanh chóng thực hiện tốt những mong muốn của mình. Tự tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là trọng tâm trong tất cả mọi hoạt động để đi đến thành tựu. Có khả năng sống, làm việc hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng. Tôn trọng trẻ giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình. Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối với hầu hết mọi người, là động lực để chúng ta cố gắng đạt được mục tiêu và dành được nhiều thành tích quan trọng, một đứa trẻ tự tin sẽ duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới. Khi trẻ tự tin, chúng có thể trải nghiệm và khám phá thế giới một cách chủ động, hiệu quả hơn. Trẻ cũng ứng phó tốt hơn khi thấy mình làm sai điều gì và tin rằng mình có thể làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Không có gì giúp xây dựng lòng tự tin tốt hơn cảm giác rằng “mình thực sự có thể làm tốt việc gì đó”. Có một nhà khoa học đã từng nói rằng: “Nếu bạn thực sự tin vào chính mình, nhất định sẽ đạt được ước mơ, bạn có thể bước trên đường bằng phẳng mà người khác cũng sẽ cần bạn hơn”. Trang 3
  4. 2.1.1.3. Biểu hiện Khi có sự tự tin, con người ta sẽ tin tưởng “mình có thể làm được” và nghĩ được cách “mình sẽ làm như thế nào”. Một người có sự tự tin thường có những biểu hiện sau: - Thể hiện tài năng của mình khi có dịp: Nếu chúng ta có khả năng dù chỉ là đủ để vui chơi như: chơi bóng, nhảy múa, ca hát, đánh đàn, ngâm thơ, thì cũng đừng e ngại thể hiện tài năng của mình trước mặt người khác. Đó không phải là chơi nổi, hợm mình hay là thiếu khiêm nhường mà đó là mạnh dạn thể hiện mình, có tác dụng rất lớn cho việc xây dựng lòng tự tin. Chúng ta sẽ tự tin hơn khi thấy mình có khả năng và sẽ rất phấn khởi khi mang lại niềm vui cho người khác. - Nhìn thẳng vào người khác khi giao tiếp: Khi giao tiếp, chúng ta tránh né ánh mắt của người khác có ý nghĩa là chúng ta có cảm giác có tội, hoặc đã làm những việc mà chúng ta không cho người khác biết; Không dám nhìn thẳng người khác khi đang nói chuyện là bởi chúng ta cảm thấy tự ti, không thể so sánh được với người đó, như vậy có nghĩa là những biểu hiện không tốt của chúng ta. - Tài ăn nói: Dù muốn có hay không chúng ta vẫn phải thông qua ngôn ngữ để thể hiện chính mình ra bên ngoài. Đó là cơ hội để rèn luyện sự tự tin tốt nhất, chúng ta cần phải nói ra được những lời nói tự đáy lòng mình. Nếu chúng ta sẵn lòng đối mặt với nỗi sợ của mình, chúng ta sẽ có lòng tự tin để có thể thành công trong cuộc sống. - Trang phục: Ăn mặc đúng cách cũng là một trong những nhân tố cơ bản để biểu đạt sự tự tin của một người có sự tự tin thông qua ngôn ngữ cơ thể. 2.1.2. Giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 2.1.2.1. Khái niệm giáo dục sự tự tin Giáo dục sự tự tin cho trẻ là truyền đạt cho trẻ các kiến thức về sự tự tin, tổ chức các hoạt động vui chơi học tập giúp trẻ hình thành sự tự tin. Giáo dục sự tự tin là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, giúp trẻ mạnh dạn, giúp trẻ làm Trang 4
  5. điều mình nghĩ, giúp trẻ bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. 2.1.2.2. Ý nghĩa giáo dục sự tự tin Tự tin giúp cho con người ta cảm thấy hạnh phúc hơn và tinh thần được thoải mái, khỏe khoắn hơn. Hơn thế nữa nó còn là chìa khóa của thành công. Vì vậy việc giáo dục cho trẻ tự tin là 1 điều rất cần thiết và là nền tảng để giúp trẻ hạnh phúc hơn. Giáo dục sự tự tin có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành kỹ năng tự tin ở mỗi con người. Quá trình hình thành sự tự tin ấy có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi từ quá trình giáo dục của người giáo viên mầm non. Thực tế cho thấy quá trình phát triển lòng tự tin bắt đầu hình thành từ lúc đứa trẻ mới sinh ra và tiếp tục diễn ra trong suốt cuộc sống của trẻ. Cha mẹ khởi đầu bằng việc yêu thương trẻ, nhưng khi đứa trẻ bắt đầu lớn, sự khuyến khích lòng tự tin ở trẻ cũng trở nên khác biệt hơn. Có lòng tự tin không có nghĩa là trẻ trở nên kiêu ngạo, ích kỷ, hoặc nghĩ là trẻ tốt hơn những người xung quanh mình. Thất bại trong một việc nào đó không làm giảm đi lòng tự tin ở trẻ; cách trẻ học từ việc đối mặt với thất bại giúp tác động đến lòng tự tin. 2.1.2.3. Nội dung giáo dục sự tự tin - Trẻ luôn muốn thể hiện khả năng Nội dung giáo dục sự tự tin đầu tiên là trẻ muốn thể hiện khả năng của mình. Để trẻ tự tin được chúng ta cần phải giáo dục cho trẻ biết cách luôn thể hiện khả năng của mình trước người khác, hoặc khi tham gia các hoạt động vui chơi, dã ngoại Nên dùng những lời động viên trẻ để khích lệ trẻ kịp thời, từ đó giúp trẻ hình thành sự tự tin cho trẻ dần dần. Khi trẻ làm được một việc gì đó, cho dù đó là biết đánh răng hay biết đi xe đạp thì chúng cũng sẽ có cảm giác mình “có thể làm được” và chính điều này là nền tảng cho sự tự tin. Sự. Khi một em bé học cách dở các trang của một cuốn sách hay chập chững tập đi thì cũng là lúc chúng học để cảm nhận được rằng “chúng làm được”. Trang 5
  6. Trẻ thể hiện tài năng ca hát của mình trước lớp - Giao tiếp với người khác Để có thể tự tin được thì trẻ cần phải giao tiếp được với người khác, có thể là bạn cùng lớp, hoặc là người lớn, Sự tự tin cho phép trẻ chủ động hơn trong giao tiếp với người khác. Đối với mỗi con người, giao tiếp là yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành công của họ trong cuộc sống. Thực tế cho thấy những đứa trẻ hiếu động, cá tính sẽ thường tự tin và bản lĩnh hơn trong giao tiếp với mọi người. Những trẻ nhút nhát khi giao tiếp thường kém thành công hơn so với những trẻ tự tin giao tiếp. Trẻ rụt rè hay tự tin là kết quả của quá trình rèn luyện lâu dài từ phía gia Trang 6
  7. đình. Con ngoan quá hóa rụt rè, không cha mẹ nào muốn con nhút nhát khi giao tiếp, thế nhưng nhiều cha mẹ thừa nhận chính việc đào tạo bé ngoan ngoãn và nghe lời quá mức sẽ khiến trẻ thiếu tự tin, lệ thuộc. - Hài lòng với bản thân Trước hết, ta phải tìm cách giúp trẻ biết yêu thương chính bản thân mình. Vì điều này làm cho trẻ cảm thấy tự tin hơn nhiều. Ta thường hay than vãn, biểu lộ cho trẻ thấy những khiếm khuyết của vẻ bề ngoài hay một tật xấu nào đó làm cho trẻ mặc cảm, không còn tự tin ở bản thân mình nữa. Có trẻ còn chán ghét, xem thường bản thân mình đến nỗi muốn hủy hoại đi. Vậy, để giúp con trẻ tự tin, cha mẹ chúng ta hãy tìm ra những điều tích cực trong khiếm khuyết của con, cho con nhận thấy không có gì sai hay kém cỏi trong những thiếu sót đó. Từ đấy, trẻ sẽ biết trân trọng, yêu thương bản thân mình, thay vì lo lắng và muốn thay đổi bằng mọi giá. Nhất là hình thức bên ngoài của trẻ. Ví dụ: cha mẹ vẫn thường nói đùa “Sao con ăn như hạm thế? Nhìn con chẳng khác gì mấy con heo” Câu nói ấy tưởng chừng vô hại, nhưng thật ra ta đã vô tình làm cho trẻ lo lắng về điều đó, cộng với những trêu chọc của mọi người xung quanh sẽ làm cho trẻ càng trở nên tự ti hơn. Thay vì chê bai, trêu chọc, ta hãy tìm ra những điểm đáng yêu để khen ngợi thay cho khiếm khuyết không thể thay đổi và ngầm giúp trẻ tìm cách khắc phục những điểm khuyết có thể sửa chữa một cách khéo léo. Từ đó trẻ sẽ hoàn toàn tự tin về bản thân mình và còn hợp tác với ta để thay đổi nữa. Trẻ hài lòng với kết quả của mình Trang 7