Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ Mẫu giáo
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ Mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hanh_vi_van_hoa_cho_tre_mau_g.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ Mẫu giáo
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: MỘT SỐ KINH NGHIỆP GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA CHO TRẺ MẪU GIÁO Họ và tên: Nguyễn Thị Như Hảo Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Phong Lan 1.Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1.Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: * Các giải pháp: - Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh. - Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa. - Công tác tuyên truyền. - Cô gượng mẫu chuẩn mực . - Nêu gương khen ngợi. *Cách thực hiện: - Chọn đối tượng áp dụng - Khảo sát thực trạng - Đưa ra giải pháp - Tiến hành áp dụng các giải pháp vào thực tế. - Đánh giá kết quả đạt được sau thời gian áp dụng các giải pháp 1.2.Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non là một quá trình tác động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch của nhà giáo dục tới trẻ nhằm hình thành ở trẻ những hiểu biết về các hành vi văn hóa cần thiết trong đời sống hằng ngày, rèn luyện kỹ năng, thói quen thực hiện và hình thành thái độ tích cực đối với việc thực hiện các hành vi đó. Hành vi có văn hóa không phải bẩm sinh mà có mà phải trải qua một quá trình giáo dục lâu dài. Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục con người mới phát triển toàn diện. Lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, việc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ ngay từ đầu sẽ đặt nền móng thuận lợi, tốt đẹp cho sự phát triển nhân cách của trẻ trong giai đoạn sau này. Chính vì vậy trong các trường Mẫu giáo cần tăng cường giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ. Đặc biệt thông qua việc giáo dục hành 1
- vi văn hóa cho trẻ góp phần hình thành cho trẻ một số nề nếp thói quen tốt, hành vi văn minh và kỹ năng sống đơn giản ban đầu, góp phần tạo tiền đề cho trẻ lớn lên khỏe mạnh và phát triển toàn diện về mọi mặt. + Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ: Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ không những góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe, mà còn có tác động tích cực tới việc hình thành các phẩm chất, nhân cách tốt đẹp ở trẻ. Thói quen văn hóa thể hiện qua việc vệ sinh thân thể, trong ăn uống, trang phục và cả trong các hoạt động. + Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa: Hành vi giao tiếp có văn hóa đòi hỏi ở trẻ khi giao tiếp không chỉ biết thể hiện lời nói, hành động, cử chỉ phù hợp mà còn biết kiềm chế lời nói, hành động, cử chỉ đúng lúc, đúng chỗ. Ngay từ nhỏ trẻ đã phải học cách kiềm chế những ham muốn của mình. Để giao tiếp có văn hóa với mọi người, trẻ phải nói năng mạch lạc. Muốn vậy trẻ phải có đủ vốn từ, biết cách nói ngắn gọn, dễ hiểu, tốc độ vừa phải. Chính vì thế tôi xác định cần phải rèn luyện cho trẻ những kỹ năng và thói quen giao tiếp có văn hóa sau đây: Kỹ năng chào hỏi, kĩ năng xi phép , kĩ năng xin lỗi + Công tác tuyên truyền với phụ huynh: Để công tác giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đạt hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh. Trẻ không chỉ cần có những hành vi đẹp, văn minh tại lớp học mà cần phải có cách ứng xử phù hợp, có văn hóa mọi lúc, mọi nơi. Để trẻ có ý thức tự giác trong việc giao tiếp, ứng xử có văn hóa cần phải có sự tác động rất lớn từ các bậc phụ huynh. Do đó tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong thời gian đón và trả trẻ để cùng nắm bắt được thông tin cần thiết về hành vi của trẻ ở nhà, ở trường để sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp với từng trẻ. Khi về nhà phụ huynh hướng dẫn, nhắc nhở, khuyến khích thêm cho các cháu tích cực tham gia vào các hoạt động sắp xếp, dọn dẹp, giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, có thói quen rửa tay, rửa mặt khi bẩn, rửa tay trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh +Cô gương mẫu chuẩn mực: Cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ, muốn giáo dục cho trẻ phát triển toàn diện thì cô giáo là người đóng vai trò hết sức quan trọng, cô luôn là tấm gương sáng để trẻ noi theo + Nêu gương, khen ngợi: Cuối mỗi ngày, mỗi tuần tôi thường tổ chức cho trẻ nêu gương. Qua những tấm gương tốt của các bạn hoặc các nhân vật trong truyện để động viên trẻ bắt chước những việc làm tốt. Khi nêu gương tốt tôi không nêu một cách chung chung, mà tôi luôn chỉ ra được những hành vi, việc là tốt của bạn để trẻ khác học hỏi. Song song với việc nêu gương tốt tôi thường khen ngợi những trẻ làm việc tốt vì trẻ rất thích được khen, được động viên, khuyến 1.3.Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): Qua các năm thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, giáo viên đã 2
- thực hiện việc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ thông qua các hoạt động không chỉ trong lớp học mà ở mọi nơi mọi lúc và đạt được những kết quả nhất định. Đề tài SKKN của tôi với thời điểm này không phải mới, nhưng đối với trường tôi trước thời điểm đưa Một số kinh nghiệm giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo vào thực nghiệm tại trường. + Bản thân tôi nhận thấy giáo viên chưa thật sự đề cao việc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ nhưng sau một thời gian khi đưa ra một số biện pháp vào trong trường học thì trẻ đã thay đổi một cách đáng kể, môi trường trường học trở nên thân thiện hơn. +Tỉ lệ đi học giã gạo giảm rõ rệt so với các năm trước. +Trẻ trở nên hứng thú vui vẻ khi đến lớp. +Thay vì trẻ im lặng thì trẻ ăn nói lễ phép hơn + Trước kia giáo viên chưa ít khi khen ngợi hay tuyên dương trẻ thì bây giờ các cô đã làm được và thường xuyên hơn, tạo động lực cho trẻ phát huy khả năng, phát triển tốt về mọi mặt 1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm có thể sử dụng cho lĩnh vực chăm sóc giáo dục trẻ Mẫu giáo, không chỉ trường tôi mà có thể nhân rộng ra cho tất cả các trường. 1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên có kiến thức về chăm sóc nuôi dạy trẻ - Giáo viên nẵm vững các kĩ năng cần thiết để giáo dục hành vi cho trẻ - Là một tấm gương cho trẻ noi theo - Giáo viên gần gũi, khen ngợi ,động viên trẻ kịp trẻ. - Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với phụ huynh để cùng giáo dục trẻ. - Nhà trường tổ chức chuyên đề giáo dục hành vi văn hóa cho phụ huynh nhằm nâng cao hiểu biết cho phụ huynh, tạo điều kiện cho phụ huynh được học tập, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ. Đồng thời trang bị thêm các phương tiện như: sách báo, tranh ảnh, phim để những hình ảnh, thông tin sống động về mẫu mực hành vi văn hóa được truyền đến trẻ một cách trực quan, hấp dẫn nhất 1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại: Sau khi chọn đề tài Một số kinh nghiệm giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo để nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2020-2020,bản thân tôi đã thu được những kết quả sau: - Bản thân thêm yêu trẻ. - Giáo viên tự rèn bản thân luôn là một tấm gương tốt trong mắt trẻ - Trẻ thích đến trường hơn. Việc đi vận động học sinh đến lớp hằng ngày cũng giảm đáng kể. -Trẻ tự giác thực hiên mà không cần sự nhắc nhở từ cô - Trẻ biết cách chào thưa lễ phép,bạn bè trong lớp xưng hô thân mật. - Trường học ngày càng thân thiện và trở nên xanh sạch hơn 3
- - Nhà trường và phụ huynh ngày càng trở nên gần gũi, cởi mở hơn khi nhận thức của họ thay đổi. 2.Những thông tin cần được bảo mật - nếu có: 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu - nếu có: TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú 4. Hồ sơ kèm theo (Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm - nếu có) Trên đây là báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi được áp dụng trong năm học 2020-2021. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để tôi có hoàn thiện hơn báo cáo của mìn. Xin chân thành cảm ơn! Trà Tập, ngày 19 tháng 5 năm 2021 Họ tên người báo cáo Nguyễn Thị Như Hảo 4