Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giang_day_va_phuong_phap_huong_dan_hoa.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
- Phòng giáo dục huyện NHư Thanh Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi Giáo viên: Nguyễn Thị Hà Trường Mầm non Thanh Kỳ - Như Thanh - Thanh Hoá I/- Đặt vấn đề: Ngành học Mầm non của chúng ta đang đứng trước một thiên niên kỷ mới, cùng với sự phát triển rực rỡ của nền khoa học tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục Mầm non là yêu cầu cấp thiết của nước ta trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhăm thực hiện mục tiêu chiến lược giáo dục Mầm non. Đó là đổi mới hình thức tổ chức hoạt động có nghĩa là đổi mới phương pháp dạy học mang tính tích hợp, phù hợp với nhận thức và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Vì trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo đang trong thời ký tiền thao tác, các chức năng sinh lý và tâm lý còn chưa phân hoá rõ rệt, do vậy trẻ chưa thể lĩnh hội tri thức khoa học theo các môn học riêng biệt mà chỉ có thể tiếp nhận văn hoá theo các hình thức mang tính tích hợp, có nghĩa là lồng ghép đan cài các hoạt động của trẻ. Trong đó chơi là hoạt động chủ đạo. Bởi vì trong khi chơi trẻ tiếp thu kinh nghiệm xã hội ở nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực khác nhau. Qua những buổi trẻ chơi thăm quan, qua các buổi học ở lớp thông qua các môn học khác nhau, trẻ tiếp thu được một số kiến thức đó là những kinh nghiệm phục vụ cho cuộc sống của trẻ và nghệ thuật tạo hình cũng là môn được quan tâm và đề cao sự phát triển để đáp ứng nhu cầu con người về nhận thức và thẩm mỹ. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt, phân biệt được cái thiện, cái ác. Trong quá trình tạo ra sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, làm việc có mục đích hoà đồng trong tập thể hình thành tinh thần đoàn kết. 1
- Vì vậy là giáo viên khi truyền thụ kiến thức đến cho trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước là phải nhằm vào mục đích phát triển toàn diện cho trẻ để làm nền tảng phát triển sau này cho trẻ. Ví dụ: Dạy vẽ cho trẻ mẫu giáo không nhằm đào tạo trẻ thành các hoạ sĩ mà qua vẽ khơi gợi và phát triển năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, giúp trẻ cảm thụ được vẻ đạp của thiên nhiên cuộc sống thể hiện qua ngôn ngữ. Tạo hình là đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục, độ lớn cao, thấp, to, nhỏ, xa gần v.v Thông qua hoạt động tạo hình, phát triển được khả năng quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo. Còn giúp trẻ rèn luyện nề nếp, thói quen trong học tập, tính kiên trì, làm quan với đồ dùng học tập như dụng cụ dùng để vẽ, rèn luyện kỹ năng cầm bút, tô màu, biết kết hợp đồng nét bổ dung được nhiều chi tiết cho giờ học chữ cái, tập tô và góp phần quan trọng cho trẻ bước vào học phổ thông, tự tin và nhanh nhẹn hơn có thể khẳng định rằng: Hoạt động tạo hình là một hoạt động giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động ở Mầm non, nó có ý nghĩa tác dụng lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, góp phần hình thành nhân cách của trẻ. Vì vậy mà người giáo viên cần phải có tâm, có trí thức và phương pháp tích hợp để dạy trẻ nhằm đạt kết quả cao. II/- Nội dung: 1- Đặc điểm chung của lớp: * Thuận lợi: Được sự quan tâm của các cấp chính quyền ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ có lớp học, có bàn ghế đầy đủ, sân chơi rộng, số trẻ phân bổ tập trung trên địa bàn nên số trẻ đến lớp đảm bảo chỉ tiêu. * Khó khăn: Tuy là một lớp học nhưng chỉ là nhà văn hoá thôn, bàn ghế đủ nhưng chưa đúng quy cách, sân chơi rộng nhưng không có cây xanh, không có bồn hoa, lớp học chật chội, không có nơi để sắp xếp góc tạo hình, đồ chơi ít, chủ yếu là giáo viên tự làm, không có điều kiện để cho trẻ đi thăm quan, dạo chơi. 2
- * Về mặt nhận thức của trẻ hạn chế vì trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh ít, nên sự tích luỹ kinh nghiệm cũng hạn chế, từ đó mà trẻ chưa thể hiện được ý tưởng trong bài cũng như thể hiện đường nét, màu sắc, luật xa gần, bố cục bức tranh. - Với trình độ chuyên môn "Cao đẳng" là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, cộng thêm khó khăn về cơ sở vật chất của lớp, trình độ nhận thức không đều ở trẻ. Cho nên rất khó khăn cho việc hướng dẫn tạo hình dẫn đến kết quả chỉ đạt trên trẻ thấp: 50-60% đạt yêu cầu, khá giỏi rất ít. 2- Một số biện pháp và cách thực hiện để nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với hoạt động tạo hình: a) Biện pháp nâng cao trình độ: Xuất phát từ những khó khăn về cơ sở vật chất, trình độ nhận thức không đồng đều ở trẻ dẫn đến kết quả ở trẻ chưa cao. Vì vậy là một giáo viến trẻ, tôi luôn phải tìm tòi tham khảo tài liệu, tự học, tự bồi dưỡng, học hỏi ở đồng nghiệp thông qua dự giờ đồng nghiệp các buổi thảo luện, tham gia các lớp học bồi dưỡng, nhằm bổ sung vốn kiến thức của mình để đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp với nhận thức của trẻ, phát huy tính tích cực và sáng tạo ở trẻ. Đối với môn tạo hình nó không giống các môn học khác mà nó đòi hỏi con người cả sự khéo léo của đôi bàn tay, năng khiếu thẩm mỹ, lòng kiên trì và trí tưởng tượng, óc sáng tạo ở trẻ. Cho nên cô phải là người phải biết kết hợp lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện ở địa phương, ở lớp phù hợp với nhận thức của trẻ đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tổng thể đến chi tiết. Thông qua các buổi dạo chơi, thăm quan buổi học trên lớp truyền thụ tri thức đến cho trẻ một cách nhẹ nhàng "Học mà chơi, chơi mà học" nhưng phải tuân theo một yêu cầu nhất định của từng loại tiết dạy tạo hình cho trẻ. b) Biện pháp cô là người tạ tình huống hấp dẫn: Giờ học tạo hình, luôn được phối hợp nhiều phương pháp cùng với các thủ thuật để tạo hứng thú, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo và tạo ra những cảm xúc tích cực, góp phần làm tăng hiệu quả giờ học. 3
- Vận dụng các phương pháp và thuật ở giờ tạo hình còn phụ thuộc vào nội dung, yêu cầu của bài học. Ví dụ: Giờ vẽ "Vẽ ngôi nhà của bé" Trước khi vào giờ học tôi tạo tình huống hấp dẫn cho trẻ để thu hút trẻ vào giờ học. Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ "Em yêu nhà em" đọc xong. Cô hỏi: Bài thơ cô vừa đọc nói về cái gì? trẻ trả lời. Cô nói: Ngôi nhà của em có đàn chim sẻ, cá gà mái hoa mơ cục ta cục tác, có cây chuối, cây ngô, có ao rau muống với cá cờ, có đầm sen, có ếch kêu, có dế mèn Dù đi đâu, ở đâu chúng ta cũng không quên được ngôi nhà của mình. Để thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với ngôi nhà. Hôm nay cô sẽ tổ chức cuộc thi triển lãm tranh để chọn những hoạ sĩ tí hon khéo tay có bức tranh đẹp đi dự triển lãm tranh: "Ngôi nhà của bé". Nào các con hãy nhìn xem cô có gì này. Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu để trẻ nhận xét, đặt câu hỏi gợi mở để trẻ nhớ lại ngôi nhà của mình như thế nào, xung quan nhà có gì? - Trước khi vẽ cô hỏi trẻ xem ý định trẻ định vẽ gì? khi trẻ vẽ cô hướng dẫn trẻ cách bố cục, gợi ý cho trẻ có những sáng tạo, trong cách thể hiện chi tiết, màu sắc, cách tô màu, không gian không áp đặt gò bó, tôn trọng ý tưởng riêng của trẻ. - Kết thúc: Trẻ trưng bày sản phẩm nhận xét sản phẩm bằng trò chơi động viên khuyến khích là chủ yếu. c) Biện pháp mở rộng nhận thức cho trẻ: Nghệ thuật tạo hình là loại nghệ thuật của thị giác, cảm thụ đối tượng bằng mắt do đó để mở rộng vốn kiến thức cho trẻ, cô cần tổ chức cho trẻ đi dạo chơi thăm quan, qua đó trẻ nắm bắt được đặc điểm, cấu trúc màu sắc của đối tượng miêu tả, nắm được thao tác kỹ năng, tạo ra sản phẩm, làm giàu và chính xác hoá các biểu tượng vẽ thế giới xung quanh. Ngoài ra cô cần tổ chức cho trẻ xem tranh trong khi xem tranh các hình tượng trong tranh giúp cho trí tưởng tượng của trẻ thêm phong phú và trẻ có thể học được cách miêu tả các nhân vật bằng đường nét, hình dáng, màu sắc, ví dụ: "Vẽ ngôi nhà của bé". 4
- Cung cấp biểu tượng ban đầu cho trẻ đi thăm quan các ngôi nhà, trong khi đi thăm quan cô giáo hướng dẫn trẻ quan sát bằng cách đặt các câu hỏi gợi mở, trẻ trả lời nhằm phát triển ngôn ngữ, trẻ thấy được mối quan hệ giữa các đồ vật trong không gian trên, dưới; ngoài, trong; xa, gần. Ngôi nhà có nhà thấp, nhà cao, nhà tranh, nhà ngói, nhà bằng. Bên cạnh ngôi nhà có cây, dưới đất có cỏ hoa, đường đi, phía trên có mặt trời, mây hoặc trên cây có cành lá, hoa quả, cây có nhiều cây hình dáng màu sắc khác nhau, độ cao thấp, to nhỏ khác nhau. Cô có thể hỏi trẻ: Nhà được làm bằng gì? do ai làm?; Trồng cây để làm gì? - Khi cho trẻ xem tranh, cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ nhận xét nội dung bức tranh từ tổng thể đến chi tiết, các hình vẽ, màu sắc. Ví dụ: Nhà mái ngói màu gì? tường màu gì? có mấy cửa? cửa sơn màu gì? nhà cao tầng có mấy tầng? - Khi vẽ cô gợi ý cho trẻ để trẻ nói lên ý tưởng của trẻ thích vẽ gì? Vì ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ thường vẽ và tô màu sặc sỡ, theo cảm xúc riêng, vì trẻ cho những màu đó là đẹp nhất cho nên cô giáo phải tôn trọng ý tưởng riêng của trẻ, không nên áp đặt. Chính vì vậy khi ta nhìn bức tranh của trẻ mới ngộ nghĩnh làm sao, qua đó trẻ cảm nhận được cái đẹp. d) Biện pháp biến giờ học thành giờ chơi: Do đặc điểm chung của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo "Học mà chơi - Chơi mà học" thông qua chơi cô truyền thụ kiến thức đến cho trẻ một cách nhẹ nhàng, không cứng nhắc tạo ở trẻ cảm thấy thoải mái, không gò bó mà lại đạt kết quả cao. Để làm được điều đó cô giáo phải lựa chọn hình thức tổ chức phối hợp nhiều phương pháp, thủ thuật tạo hứng thú cho trẻ để trẻ tự tin. Ví dụ: Trò chơi: Các họa sĩ tí hon thi vẽ tranh "Ngôi nhà của bé" để chọn bức tranh đẹp đi triển lãm. Kết thúc tiết học cũng bằng trò chơi. Chuẩn bị hết giờ: Cô ra tín hiệu tích tắc, tích tắc chuông đồng hộ đã báo cuộc thi tài vẽ tranh của các hoạ sĩ tí hon đến đây đã hết xin mời các hoạ sĩ dừng tay. Cô nói: Bây giờ bạn búp bê muốn xem hoạ sĩ nào vẽ đẹp nhất chúng ta cùng xem nhé. 5
- Cô cầm búp bê đi đến từng bàn chọn những bài tốt. Sau đó: Cô để trẻ cầm tranh của mình lên và tự giới thiệu. Cô đặt câu hỏi: "Các con hãy nhìn xem" trong những bức tranh đẹp búp bê vừa chọn các con thấy bức nào đẹp nhất? vì sao? Cô cho trẻ nhận xét. Sau đó cô nói: Cuộc thi vẽ tranh hôm nay bạn búp bê thấy hoạ sĩ nào vẽ cũng đẹp, những bài đẹp được chọn đi triển lãm, những bài còn lại cũng đẹp nên được búp bê tặng quà mà còn mang tranh về tặng cho gia đình. - Bạn búp bê đã tặng quà rồi và để chúc mừng hội thi thành công tốt đẹp, bạn búp bê xin hát tặng một bài hát. Cho trẻ ra chơi, kết thúc giờ học trẻ cảm thấy vui vẻ, tự hào về những sản phẩm của mình làm ra. đ) Biện pháp làm đồ dùng, đồ chơi: Do điều kiện cơ sở vật chất trường lớp còn nghèo, ít đồ dùng, đồ chơi. Để giờ học có kết quả tốt, gây được sự chú ý của trẻ, giờ học không nhàm chán, thì giáo viên phải là người tạo hình huống hấp dẫn bằng cách là làm đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo nó muôn hình, muôn vẻ, bởi nó được tạo ra từ những vật liệu sẵn có gẫn gũi với trẻ mà lại không mất tiền, đồ chơi luôn luôn đổi mới phù hợp với từng tiết học. Chúng ta có thể phối hợp với gia đình để gia đình hiểu được ý nghĩa của việc làm đồ chơi, nhằm góp phần to lớn trong giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, từ đó phụ huynh có thể làm giúp đồ dùng, đồ chơi hoặc là đóng góp nguyên vật liệu. Ví dụ: Xếp tranh theo hình vẽ. Cô giáo có thể dùng những võ bao thuốc lá vẽ lên đó những hình ngộ nghĩnh khác nhau: Con cua, con cá, con tôm cô đưa ra một bức tranh yêu cầu trẻ xếp giống bức tranh v.v e) Biện pháp sắp góc: - Tranh trí nội thất nói chung, trang trí nhóm trẻ lớp mẫu giáo nói riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người. 6