Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 5 giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính

doc 15 trang sangkien 27/08/2022 5504
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 5 giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_giai_toa.doc
  • docDON YEU CAU SK.doc
  • docTÓM TẮTSK- THU.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 5 giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính

  1. Đề tài sáng kiến: “GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 GIẢI TOÁN TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT TRONG PHÉP TÍNH” 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.1. Lí do chọn đề tài: Trong hai năm học vừa qua, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp Năm. Qua thời gian giảng dạy, trong quá trình dạy học môn Toán, tôi thấy rất nhiều học sinh còn gặp lúng túng khi thực hiện giải các bài toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính. Cụ thể: Học sinh thực hiện sai quy tắc khi tìm các thành phần trong các phép tính: số hạng, số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, số chia. Cách trình bày một bài toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính chưa đảm bảo tính lô-gic và tính chính xác. Đối với các bài toán tìm thành phần chưa biết ở dạng nâng cao, học sinh chưa biết cách giải. Vì vậy, chất lượng học tập của các em chưa đảm bảo yêu cầu của chương trình Toán lớp Năm. Với tình hình thực tế của lớp, tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc học sinh chưa thành thạo về dạng toán này là: Học sinh chưa nắm vững tên gọi và cách tìm các thành phần chưa biết trong các phép tính. Học sinh chưa biết phân tích các bước khi giải toán tìm thành chưa biết trong phép tính. Học sinh chưa biết vận dụng các tính chất của các phép tính, các bước thực hiện biểu thức vào cách giải các bài toán tìm thành phần chưa biết ở dạng nâng cao. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tự phân tích tìm ra cách giải bài toán dựa trên lí thuyết đã học mà chỉ thực hiện sửa bài một cách bình thường trên bảng. Học sinh chưa hiểu cách trình bày bài toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính. Học sinh chưa biết thử lại để kiểm tra kết quả sau khi đã giải xong bài toán. Giáo viên chưa mạnh dạn cho học sinh tự đánh giá bài làm của mình, của các bạn trong nhóm theo tinh thần Thông tư 22 sửa đổi, nhiều khi còn chấm sửa bài theo kiểu cũ. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, để giúp học sinh có kĩ năng thực hiện thành thạo các dạng toán tìm thành phần chưa biết trong các phép tính góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, năm học 2017 – 2018, tôi đã có sáng kiến với đề tài: “Biện pháp giúp học sinh giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính” 1
  2. 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu: - Giúp giáo viên chú ý đến việc hướng dẫn học sinh nắm vững phương pháp giải các dạng toán tìm thành phần chưa biết trong các phép tính. - Giúp học sinh nắm vững lí thuyết và có khả năng giải thành thạo các dạng toán tìm thành phần chưa biết trong câc phép tính (dạng cơ bản và các dạng nâng cao). - Rèn luyện về kĩ năng thực hành và vận dụng thành thạo kiến thức đã học vào luyện tập thực hành. - Giáo viên chú ý đến việc vận dụng cách đánh giá thường xuyên học sinh trên lớp trong từng tiết dạy theo đúng tinh thần Thông tư 22 sửa đổi. - Góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở lớp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Các kiến thức cơ bản về các phép tính và cách tìm các thành phần chưa biết trong các phép tính. - Cách giải các dạng toán tìm thành phần chưa biết trong các phép tính. - Một số bài toán tìm thành phần chưa biết ở dạng nâng cao (vận dụng các tính chất của các phép tính; vận dụng cách thực hiện giá trị của biểu thức). - Tài liệu về cách đánh giá thường xuyên học sinh (Thông tư 22 sửa đổi). 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: - Học sinh lớp Năm tôi đang phụ trách ở trường Tiểu học số II Hoài Tân. - Nghiên cứu và vận dụng các bài tập về tìm thành phần chưa biết có nội dung phù hợp cho từng đối tượng học sinh trong lớp (dạng cơ bản, dạng nâng cao). - Các bài toán giải liên quan đến cách tìm các thành phần chưa biết trong các phép tính. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: - Thực hiện theo nội dung chương trình Toán 5 đang giảng dạy. - Thực hiện giảng dạy lồng ghép trong quá trình luyện tập kĩ năng cho học sinh. - Tổ chức các hình thức dạy học mới, phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh và tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực tự học và khả năng hợp tác của mình trong quá trình lĩnh hội kiến thức. - Thông qua các tiết luyện tập bổ sung thêm kiến thức cần củng cố cho học sinh. - Thường xuyên tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh để giúp học sinh tiến bộ theo tinh thần Thông tư 22 (nhận xét rong từng tiết dạy, đánh giá qua việc chấm bài hàng ngày, qua bài kiểm tra định kì) nhằm giúp học sinh tiến bộ. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: a. Phạm vi nghiên cứu: - Hướng dẫn học sinh giải toán tìm thành phần chưa biết trong các phép tính. - Vận dụng các tính chất cơ bản của các phép tính, cách tính giá trị biểu thức vào giải các bài toán nâng cao. - Vận dụng vào các bài toán giải có dạng tìm thành phần chưa biết trong các phép tính. - Hướng dẫn học sinh vận dụng toán tìm thành phần chưa biết vào các dạng số đã học (số tự nhiên, phân số). 2
  3. b. Thời gian nghiên cứu: - Từ tháng 8/2018 đến tháng 4/2019 2. Nội dung: 2.1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu: - Vai trò của người giáo viên trong việc tổ chức, hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập. Đây là vấn đề giáo viên cần chú ý quan tâm và đầu tư trong phương pháp giảng dạy của mình để tạo cho học sinh phát huy khả năng của mình trong hoạt động nhóm. - Nội dung chương trình Toán Năm trong suốt năm học về mảng kiến thức tìm thành phần chưa biết trong phép tính. - Phần lí thuyết về các tìm các thành phần chưa biết trong phép tính: số hạng, số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, số chia. - Các hình thức đánh giá học sinh theo tinh thần Thông tư 22 sửa đổi. 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: - Qua việc kiểm tra đánh giá học sinh ngay từ đầu năm học, tôi nhận thấy học sinh còn hạn chế nhiều về khả năng giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính. Kết quả về mảng kiến thức này chưa đạt yêu cầu. Cụ thể: Kết quả cụ thể như sau: Hoàn thành Chưa hoàn Thời gian thành Ghi chú SL TL SL TL Đầu năm học 18 58,8% 14 41.2% 2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp: Để giúp học sinh có kĩ năng thực hành giải các dạng toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính” thông qua những giải pháp cụ thể sau: 2.3.1. Gải pháp 1: Giúp học sinh nắm vững phần lí thuyết. 2.3.1.1. Nắm vững khái niệm về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Để hướng dẫn học sinh thực hành giải toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính, điều quan trọng đầu tiên là giáo viên cần giúp học sinh nắm vững tên gọi các thành phần trong các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia. * Phép cộng: - Học sinh nhận biết: Trong phép cộng, hai số cộng với nhau là số hạng, kết quả của phép cộng là tổng. - Học sinh nắm dạng tổng quát: a + b = c Số hạng Tổng 3
  4. * Phép trừ: - Học sinh nhận biết: Trong phép trừ, số đứng trước dấu trừ là số bị trừ, số đứng sau dấu trừ là số trừ, kết quả của phép trừ là hiệu. - Học sinh nắm dạng tổng quát: a - b = c Số bị trừ Số trừ Hiệu * Phép nhân: - Học sinh nhận biết: Trong phép nhân hai số nhân với nhau là thừa số, kết quả của phép nhân là tích. - Học sinh nắm dạng tổng quát: a x b = c Thừa số Tích * Phép chia: - Học sinh nhận biết: Trong phép chia số đứng trước dấu chia là số bị chia, số đứng sau dấu chia là số chia, kết quả của phép chia là thương. - Học sinh nắm dạng tổng quát: a : b = c Số bị chia Số chia Thương 2.3.1.2. Nắm vững mối quan hệ giữa các thành phần chưa biết trong phép tính. Trong quá trình vận dụng lí thuyết để giải các bài toán tìm thành phần chưa biết trong các phép tính, giáo viên cần ôn tập củng cố lại các quy tắc tìm các thành phần chưa biết trong phép tính: số hạng, số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, số chia. Phép cộng: * Tìm số hạng: - Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. - Dựa vào biểu thức: a + b = c Ta có: a = c - b b = c - a 4
  5. Phép trừ: * Tìm số bị trừ: - Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. - Dựa vào biểu thức: a - b = c Ta có: a = c + b * Tìm số trừ: - Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. - Dựa vào biểu thức: a - b = c Ta có: b = a - c Phép nhân: * Tìm thừa số: - Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. - Dựa vào biểu thức: a x b = c Ta có: a = c : b b = c : a Phép chia: * Tìm số bị chia: - Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. - Dựa vào biểu thức: a : b = c Ta có: a = c x b * Tìm số chia: - Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương. - Dựa vào biểu thức: a : b = c Ta có: b = a : c 2.3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải. 2.3.2.1. Hướng dẫn học sinh phân tích các bước giải bài toán tìm thành phần chưa biết. 5
  6. Khi vận dụng thực hành giải các bài toán tìm thành phần chưa biết trong phép tính, học sinh thường không biết phân tích trình tự các bước giải nên dẫn đến tình trạng học sinh thường mắc những sai lầm sau: - Chưa nắm vững lí thuyết nên xác định sai tên thành phần cần tìm trong bài toán. - Học sinh chưa biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài toán nâng cao (quy trình tính giá trị biểu thức, các tính chất của các phép tính). Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách phân tích các bước giải dựa trên cơ sở lí thuyết đã học theo trình tự sau: - Bước 1: Xác định dạng toán (Dạng cơ bản – Dạng nâng cao). - Bước 2: Xác định phép tính có trong bài toán. - Bước 3: Xác định tên thành phần chưa biết trong phép tính đó. - Bước 4: Dựa vào quy tắc đã học để vận dụng giải bài toán - Bước 5: Sau khi giải xong bài toán, học sinh có thể thử lại. 2.3.2.1. Ví dụ minh họa. 2.3.2.1.1. Đối với các bài toán cơ bản: Học sinh nắm vững cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, số chia để vận dụng vào thực hành. * Ví dụ: a) X + 275 = 2968 Số hạng Số hạng Tổng  Học sinh vận dụng: Số hạng = Tổng - Số hạng X = 2968 - 275 X = 2693  Học sinh thử lại: 2693 + 275 = 2968 b) X : 25 = 625 Số bị chia Số chia Thương  Học sinh vận dụng: Số bị chia = Thương x Số chia X = 625 x 25 X = 15625  Học sinh thử lại: 15625 : 25 = 625 2.3.2.1.2. Đối với các bài toán nâng cao: Dựa trên các bài toán dạng cơ bản, giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với một số dạng toán nâng cao bằng cách kết hợp các kiến thức đã học về cách tính giá trị biểu thức, các tính chất của các phép tính trong quá trình thực hiện. Cụ thể như sau: * Dạng 1: Bên phải dấu bằng là một biểu thức. Giáo viên hướng dẫn học sinh đưa về dạng cơ bản bằng cách thực hiện phép tính ở bên phải đấu bằng trước rồi giải theo dạng cơ bản. 6