Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh ước lượng thương khi chia cho số có nhiều chữ số - Phan Thị Hương

doc 19 trang sangkien 26/08/2022 7522
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh ước lượng thương khi chia cho số có nhiều chữ số - Phan Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_uoc_luong_thuong_khi_chi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh ước lượng thương khi chia cho số có nhiều chữ số - Phan Thị Hương

  1. ĐỀ TÀI: GIÚP HỌC SINH ƯỚC LƯỢNG THƯƠNG KHI CHIA CHO SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ Tác giả: Phan Thị Hương Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A- MỞ ĐẦU 3 I Đặt vấn đề 3 1. Thực trạng của vấn đề 3 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 4 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 II Phương pháp tiến hành 4 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu 4 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 5 B- NỘI DUNG 6 I Mục tiêu 6 II Giải pháp thay thế 6 1. Nội dung giải pháp mới 6 2. Khả năng áp dụng 7 3. Lợi ích kinh tế- xã hội 9 C- KẾT LUẬN 10 I Bài học kinh nghiệm 10 II Điều kiện, yêu cầu thực hiện giải pháp 10 III Triển vọng vận dụng và phát triển của giải pháp 11 IV Đề xuất, kiến nghị 11 V Phụ lục 12 Phan Thị Hương 1
  2. Phan Thị Hương 2
  3. A- MỞ ĐẦU: I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết: Trong các môn học ở Tiểu học, toán là môn học có vai trò quan trọng đến sự hình thành và phát triển những phẩm chất của học sinh như: tính kiên trì, nhẫn nại, tính cẩn thận, ý thức vượt khó . . . Mặt khác Toán là môn học không thể thiếu để phát triển một nhân cách toàn diện, bởi lẽ các kiến thức toán học đều được ứng dụng nhiều trong thực tiễn cuộc sống. Việc học sinh Tiểu học thực hiện thành thạo và chính xác bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia có một vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội các kiến thức cũng như kĩ năng toán học cho học sinh. Đặc biệt đối với phép chia, học sinh thực hiện chính xác sẽ tạo điều kiện học tốt tất cả các mảng kiến thức toán ở chương trình tiểu học cũng như các lớp trên. Song thực tế, việc thực hiện thành thục và chính xác phép chia nhất là phép chia cho số có nhiều chữ số đối với học sinh lớp 4 là điều không đơn giản, đặc biệt là đối tượng học sinh trung bình, yếu. a) Thực trạng: Trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia, tôi phát hiện học sinh gặp những khó khăn sau: - Học sinh chưa nắm được kĩ thuật chia. ( học sinh yếu ) - Không xác định được lượt chia thứ nhất khi bắt đầu thực hiện phép chia. ví dụ: 45253 54 Trường hợp này, học sinh yếu chỉ lấy hai chữ số bên trái của số bị chia nên các em rất lúng túng. - Đặc biệt đa số học sinh không ước lượng được giá trị của thương ở mỗi lượt chia. ví dụ 452’53 54 ? Trường hợp này, học sinh không xác định được giá trị của thương mà thường chỉ nhân thử chọn: 54 X 1 ; 54 X 2 ; . . . đến khi nào được tích gần bằng 432 thì chọn. - Nhiều em ở mỗi lượt chia vẫn để số dư lớn hơn số chia, do đó không thể tiến hành được lượt chia tiếp theo. ví dụ: 452’53 54 74 7 Ở trường hợp này, một vài học sinh yếu vẫn chọn giá trị của thương là 7, do đó số dư ở lượt chia này là 74 ( 74 > 54). b) Nguyên nhân: Phan Thị Hương 3
  4. - Nguyên nhân của những khó khăn và lỗi trên của học sinh là do học sinh tiếp thu bài còn chậm, mất tự tin vào bản thân trong quá trình thực hiện phép chia. Đặc biệt khó khăn của học sinh khi thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số là kĩ năng ước lượng thương ở mỗi lượt chia, lỗi này một phần là do số chia là số có nhiều chữ số nằm ngoài bảng chia mà học sinh đã học. - Học sinh chưa nắm được cách ước lượng thương, chưa có kĩ năng ước lượng thương . Bên cạnh đó, các em cũng chưa biết được cách sử dụng một số thủ thuật thường dùng chẳng hạn như che bớt chữ số. - Đối với giáo viên , việc hướng dẫn học sinh tìm cách ước lượng thương đôi khi không được chú ý một cách tỉ mẫn ,chưa mạnh dạn đưa một số sáng kiến của mình vào dạy học Toán , chưa thực sự chú ý linh hoạt sáng tạo trong sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học. Sau khi phát hiện những khó khăn của học sinh khi thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số cũng như tìm ra những nguyên nhân, tôi đã tìm cách giúp học sinh ước lượng thương khi thực hiện phép chia và rút ra được kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân. Giải pháp mà tôi thực hiện là “ Chuyển số chia có nhiều chữ số thành số chia có một chữ số” để học sinh ước lượng thương một cách chính xác và nhanh hơn. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: - Giải pháp “ Chuyển số chia có nhiều chữ số thành số chia có một chữ số” nhằm giúp học sinh chuyển việc giải quyết một vấn đề mới, phức tạp sang dạng đơn giản hơn, mà học sinh đã thành thục. Từ đó học sinh rút ra được thủ thuật riêng cho mình khi thực hiện phép chia. - Giải pháp mới này đưa ra đã giúp cho học sinh thực hiện được phép chia cho số có nhiều chữ số một cách chính xác và nhanh hơn. Từ đó, học sinh tự tin hơn khi phải giải những bài toán có sử dụng phép chia và hứng thú hơn trong học toán. Khi đã thực hiện thành thục phép chia, học sinh không còn thụ động mà mạnh dạn, sôi nổi hơn trong giờ học. Các bài tập ở lớp cũng như về nhà học sinh biết tự thực hiện, không nhờ bạn bè hoặc người khác giúp đỡ. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Giải pháp “ Chuyển số chia có nhiều chữ số thành số chia có một chữ số” được tôi đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy môn toán ở lớp 4. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, tìm ra giải pháp: a) Cơ sở lí luận: - Nguyên tắc dạy học toán ở tiểu học là từ trực quan sinh động giúp học sinh lĩnh hội những khái niệm, kiến thức và kĩ năng Toán học mới. - Nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh đi từ những điều đã biết, những kĩ năng đã thành thục để tìm ra kiến thức mới, hình thành kĩ năng mới ở mức độ cao hơn, khó hơn. - Giải pháp “Chuyển số chia có nhiều chữ số thành số chia có một chữ số” mà tôi nghiên cứu được dựa trên nguyên tắc đã nêu đó. Đối với học sinh lớp 4, việc ước lượng thương trong phép chia cho số có một chữ số đã được học ở lớp 3. Các Phan Thị Hương 4
  5. em đã có kĩ năng ước lượng thương một cách chính xác dựa vào việc thuộc bảng chia và cũng được luyện tập nhiều. Còn ở lớp 4, thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số là một vấn đề không hề đơn giản. Ngoài nắm vững kĩ thuật chia, đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng ước lượng thương thành thục. Nhằm giúp học sinh có kĩ năng ước lượng thương khi thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số một cách thành thục, chính xác, tôi đã hướng dẫn học sinh chuyển số chia có nhiều chữ số thành số chia có một chữ số mà học sinh đã được luyện tập nhiều. b) Cơ sở thực tiễn: Thực tế giảng dạy ở Tiểu học, tôi nhận thấy phép chia là phép tính mà học sinh sai nhiều nhất. nhiều học sinh không thực hiện được phép chia dẫn đến giải các bài toán có sử dụng phép chia cũng không chính xác, dẫn đến tình trạng học sinh chán nản khi học toán, mất tự tin vào bản thân. Qua quá trình giảng dạy và theo dõi học sinh ở lớp mà tôi chủ nhiệm, cũng như dự giờ đồng nghiệp, tôi phát hiện ra rằng học sinh còn gặp khó khăn, lúng túng khi thực hiện phép chia chính là không ước lương được thương ở mỗi lượt chia. Nhìn chung học sinh chỉ nắm được kĩ thuật chia còn kĩ năng ước lượng thương thì rất lúng túng. Từ thực tiễn đó, đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra giải pháp mới nhằm giúp học sinh có một số thủ thuật, kĩ năng ước lượng thương chính xác và nhanh hơn. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: Để đánh giá được mức độ hiệu quả của giải pháp mới một cách chính xác, khách quan, tôi chọn học sinh lớp 4C làm lớp đối chứng ( không áp dụng giải pháp mới) và học sinh lớp 4D làm lớp thực nghiệm để áp dụng giải pháp mới. Tôi cho học sinh làm bài kiểm tra trước khi áp dụng giải pháp, kết hợp với kết quả kiểm tra giữa học kì I của học sinh để nắm được thực trạng của hai lớp . Kết quả: Kiểm chứng để xác định hai nhóm tương đương trước khi áp dụng giải pháp mới Đối chứng Thực nghiệm ĐIỂM TBC 7,89 7,89 p = 0.5 P = 0.5 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Giải pháp này được thực hiện tại lớp 4D mà tôi chủ nhiệm. Tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy cung cấp kiến thức mới cho học sinh và cả những bài luyện tập ở lớp, đồng thời tôi áp dụng vào trong việc cho bài tập về nhà để học sinh tự luyện tập. Sau khi các em nắm được cách ước lượng thương, tôi cho học sinh làm bài tập củng cố sau mỗi ví dụ. Tôi thường chú ý ra bài luyện tập với số lượng và mức độ phù hợp cho từng đối tượng học sinh, có kiểm tra, sửa chữa, khen ngợi động viên học sinh kịp thời. Giải pháp này được tôi tiến hành từ tiết 72 cho đến tiết 82 theo chương trình toán lớp 4 và được củng cố, duy trì thường xuyên . Phan Thị Hương 5
  6. Ngày dạy Môn Tiết Tên bài dạy 04/12/2012 Toán 72 Chia cho số có hai chữ số 05/12/2012 Toán 73 Chia cho số có hai chữ số (TT) 06/12/2012 Toán 74 Luyện tập 07/12/2012 Toán 75 Chia cho số có hai chữ số (TT) 10/12/2012 Toán 76 Luyện tập 11/12/2012 Toán 77 Thương có chữ số 0 12/12/2012 Toán 78 Chia cho số có ba chữ số 13/12/2012 Toán 79 Luyện tập 14/12/2012 Toán 80 Chia cho số có ba chữ số (TT) 17/12/2012 Toán 81 Luyện tập 18/12/2012 Toán 82 Luyện tập chung B- NỘI DUNG: I. MỤC TIÊU: Trước thực trạng học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số, đặc biệt là kĩ năng ước lượng thương, đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi là “ Giúp học sinh ước lượng thương khi thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số” nhằm giúp học sinh có một kĩ năng, thủ thuật riêng để ước lượng thương khi thực hiện phép chia. Từ đó giúp học sinh tự tin hơn, hứng thú hơn trong các giờ học Toán. Các em có thể tự giải các bài toán có sử dụng phép chia mà không còn trông cậy vào người khác. Đề tài nghiên cứu này cũng nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng nhau giúp học sinh có nhiều thủ thuật, kĩ năng trong học toán. II. GIẢI PHÁP THAY THẾ: 1. Nội dung giải pháp mới: Trong những khó khăn, lúng túng của học sinh khi thực hiện phép chia đã nói ở trên, việc học sinh không ước lượng chính xác giá trị của thương ở mỗi lượt chia là một vấn đề nan giải, nên tôi tập trung nghiên cứu tìm giải pháp thay thế nhằm giúp học sinh có kĩ năng chia chính xác và tự tin hơn. Giải pháp thay thế của tôi là: Chuyển số chia có nhiều chữ số thành số chia có một chữ số để học sinh dễ dàng ước lượng thương. Cụ thể như sau: - Trường hợp chia cho số có hai chữ số: Tôi hướng dẫn học sinh che đi chữ số hàng đơn vị của số chia đồng thời cũng che một chữ số ở bên phải của số bị chia trong mỗi lượt chia ( Lúc này ta có phép chia cho số có một chữ số) rồi ước lượng thương của lượt chia đó; sau khi nhân ngược thử lại nếu không hợp lí, ta giảm giá trị của thương đi một, hai hoặc ba lần. . . . Ví dụ: 321’72 42 Phan Thị Hương 6