Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp đánh giá học sinh ở trường THCS

doc 6 trang sangkien 10960
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp đánh giá học sinh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_danh_gia_hoc_sinh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp đánh giá học sinh ở trường THCS

  1. Sáng kiến kinh nghiệm “ Đổi mới phương pháp đánh giá học sinh ở trường thcs “ I . đặt vấn đề Những năm học gần đây , ngành GD nói chung và bản thân mỗi người giáo viên nói riêng đang nỗ lực thực hiện đổi phương pháp dạy học. Một trong những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đổi mới là kết hợp giữa đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Trước đây ,khi đánh giá kiểm tra ,người giáo viên giữ vai trò độc quyền còn học sinh chỉ là đối tượng được đánh giá. Ngày nay, để đáp ứng mục tiêu mới của giáo dục là đào tạo ra những con người chủ động, sáng tạo thích ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Người giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, tự điều chỉnh cách học của mình hoặc có thể nhận xét góp ý bài làm ,câu trả lời của bạn , chỉ ra những sai lầm ,tìm nguyên nhân của sai lầm và nêu cách sửa chữa sai lầm đó . Trong thực tế giảng dạy , tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc tổ chức cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bản thân họăc đánh giá kết quả học tập của bạn, của nhóm học tập . Sau đây tôi xin trình bầy một số hình thức tổ chức cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập. II. Đặt vấn đề Việc tự đánh giá kết quả học tập của học sinh được thể hiện qua một số hình thức sau : Hình thức 1 : Học sinh đánh giá bài làm hoặc câu trả lời của bạn. Hình thức 2 : Nhóm này đánh giá kết quả học tập của nhóm kia. Hình thức 3 : Cá nhân học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình. Cụ thể như sau : Hình thức 1 : Học sinh đánh giá bài làm hoặc câu trả lời của bạn. Với hình thức này ta có thể sử dụng trong việc kiểm tra bài cũ hoặc kiểm tra kiến thức vừa học hoặc trong quá trình xây dựng kiến thức mới . Hình thức này được thể hiện như sau : Khi một học sinh đã thực hiện xong yêu cầu làm một bài tập hoặc trả lời một câu hỏi thì học sinh khác sẽ được chỉ định nhận xét bài làm hoặc câu trả lời của bạn với các nội dung sau : Đúng hay sai ? Trình bày đã hợp lí chưa ? Cần phải bổ sung kiến thức nào ? Có cách nào khác để giải bài tập ( hoặc trả lời câu hỏi ) này không ? Cho bạn bao nhiêu điểm ở bài làm ( câu trả lời ) này ? Đặc biệt ở những bài tập hoặc câu trả lời có sai lầm giáo viên cần để học sinh nhận xét chỉ ra những sai lầm của bạn ,nguyên nhân của sai lầm đó và hướng sửa chữa như thế nào ? Ví dụ 1 : Trong tiết 51 “ Quy tắc dấu ngoặc “ Toán 6
  2. Khi củng cố quy tắc dấu ngoặc , giáo viên yêu cầu hai học sinh lên bảng làm ?3 . Tính nhanh Giả sử HS1 làm ý a như sau ( 768 – 39 ) – 768 = 768 – 39 – 768 = 768 – 768 – 39 = 0 – 39 = - 39 Giả sử HS2 làm ý b như sau ( - 1579 ) – ( 12 – 1579 ) = - 1579 – 12 – 1579 = - 1579 – 1579 – 12 = - 3158 – 12 = - 3170 GV yêu cầu 1 HS nhận xét bài làm của HS1 HS nêu nhận xét : Bạn làm đúng GV : Bạn đã làm như thế nào ? HS( trả lời) : Bạn đã bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu cộng GV : Bạn xứng đáng được nhận bao nhiêu điểm ? HS : Cho điểm GV : Đồng ý GV yêu cầu 1 HS nhận xét bài làm của HS2 HS : Bài làm sai GV:Bài làm của bạn sai ở chỗ nào? HS: Bài làm của bạn sai ở chỗ ,khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “-“,bạn chỉ đổi dấu số hạng thứ nhất mà chưa đổi dấu số hạng thứ hai. GV:Em hãy sửa lại bài của bạn cho đúng. HS sửa. Trong hình thức 1 này GV còn có thể tổ chức theo cách khác như sau: Khi tiến hành kiểm tra ngắn 10 đến 15 phút GV yêu cầu HS làm bài ra giấy hoặc vở sau đó đưa đáp án và biểu điểm cụ thể yêu cầu HS đổi bài lẫn nhau và chấm điểm (áp dụng cho những dạng bài trắc nghiệm hoặc tính toán đơn giản ).Sau đó GV thu bài làm của HS rồi kiểm tra phần bài làm và phần đánh giá cho điểm. Ví dụ 2 : Khi học xong kiến thức 4 loại đường đồng quy trong tam giác (Hình học lớp 7) tôi ra đề kiểm tra 15 phút như sau: Câu 1:Có mấy loại đường đồng quy trong tam giác? Kể tên? Câu 2:Hãy ghép đôihai ý ở hai cột để được khẳng định đúng.
  3. a) Trọng tâm của một tam giác là 1)giao điểm của 3 đường phân giác b)Trực tâm của một tam giác là 2)giao điềm của 3 đường trung trực c)Điểm cách đều 3 đỉnh của 1 tam giác 3)giao điểm của 3 đường trung tuyến d)Điểm cách đều 3 cạnh của 1 tam giác 4)giao điểm của 3 đường cao Câu 3:Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau. a)Trong ,đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác,đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó. b) Trong tam giác đều, trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều 3 đỉnh, điểm nằm trong tam giác và cách đều 3 cạnh là 4 điểm . Đáp án và biểu điểm Câu 1 (2,5 điểm ) Trong tam giác có 4 loại đường đồng quy: ( 0,5 điểm ) - Ba đường trung tuyến ( 0,5 điểm ) - Ba đường phân giác ( 0,5 điểm ) - Ba đường trung trực ( 0,5 điểm ) - Ba đường cao ( 0,5 điểm ) Câu 2 ( 6 điểm ) a – 3 ( 1,5 điểm ) b – 4 ( 1,5 điểm ) c – 2 ( 1,5 điểm ) d – 1 ( 1,5 điểm ) Câu 3 ( 1,5 điểm ) a ) Tam giác cân ( 0,75 điểm ) b ) Trùng nhau ( 0,75 điểm ) Hình thức 2 : Nhóm này đánh giá kết quả học tập của nhóm kia Một trong những phương pháp dạy học tích cực là phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ . Đối với phương pháp này thì việc đánh giá kết quả làm việc của cả nhóm là rất cần thiết . Việc đánh giá này có thể do GV đánh giá hoặc học sinh giữa các nhóm đánh giá lẫn nhau . Giáo viên có thể đưa ra các hình thức sau Cách 1 : GV đưa ra nội dung bài làm của một nhóm yêu cầu nhóm khác nhận xét cho điểm . Để nhận xét được, HS trong nhóm quan sát, bàn bạc thống nhất với nhau rồi cử đại diện nhóm trả lời . Cách 2 : GV đưa đáp án và biểu điểm yêu cầu các nhóm chấm điểm chéo lẫn nhau, sau đó từng nhóm công bố kết quả mà nhóm mình đã chấm và nêu nhận xét cụ thể . Ví dụ 1 : Tiết 23 : Đại lượng tỉ lệ thuận ( Đại số 7) Để tìm hiểu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận GV yêu cầu hoạt động nhóm ?4 ?4 Cho biết hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau
  4. x x1 = 3 x2 = 4 x3 = 5 x4 = 6 y y1 = 6 y2 = ? y3 = ? y4 = ? a) Hãy xác định hệ số tỉ lệ của y đối với x ? b)Thay mỗi dấu “ ? ’’ trong bảng trên bằng một số thích hợp c)Có nhận xét gì về tỉ số giữa hai giá trị tương ứng y y y y 1 , 2 , 3 , 4 x1 x2 x3 x4 Khi hết thời gian cho hoạt động nhóm GV chiếu bài làm của các nhóm và yêu cầu các nhóm nhận xét chéo nhau , đồng thời GV sửa sai và đưa ra đáp án đúng . Sau đó GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm và cùng HS tìm ra tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận . Ví dụ 2 : Tiết 80 : Tính cơ bản của phép cộng phân số ( Số học 6 ) Trong phần củng cố tôi yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để giải bài 48 trang 28 SGK. Đố : Cắt một tấm bìa hình tròn bán kính 2,5cm thành bốn phần không bằng nhau như hình 8 SGK . Đố em đặt các miếng bìa đã cắt cạnh nhau để được : 1 a) hình tròn 4 1 b) hình tròn 2 7 2 3 5 11 12 c) , , , , và hình tròn 12 3 4 6 12 12 Khi hết thời gian hoạt động nhóm GV đưa đáp án và biểu điểm yêu cầu các nhóm đổi chéo bài và chấm điểm . Đáp án và biểu điểm 1 1 2 a) = + ( 1 điểm ) 4 12 12 1 5 1 4 2 b) = + = + ( 2 điểm ) 2 12 12 12 12 7 1 2 4 2 5 c) = + + = + ( 2 điểm ) 12 12 12 12 12 12 2 1 2 5 = + + ( 1 điểm ) 3 12 12 12 3 4 5 = + ( 1 điểm ) 4 12 12
  5. 5 1 4 5 = + + ( 1 điểm ) 6 12 12 12 11 2 4 5 = + + ( 1 điểm ) 12 12 12 12 12 1 2 4 5 = + + + ( 1 điểm ) 12 12 12 12 12 Hình thức 3 : Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình Đây là một hình thức mang tính thực tế cao . Bởi lẽ bản thân mỗi học sinh tự nhận thức được việc làm của mình ở mức độ nào , xứng đáng được bao nhiêu điểm ? Từ đó các em có thể tự điều chỉnh việc học sao cho hợp lí , đồng thời hình thành cho học sinh thói quen tự đánh giá công việc mình làm . Hình thức này có thể tổ chức như sau: Cách 1: Khi một HS làm một bài tập hoặc trả lời một câu hỏi,GV sẽ hỏi lại:Theo em,mình làm bài tập như vậy (hoặc trả lời câu hỏi như vậy )đã đúng chưa ? em thấy mình xứng đáng nhận bao nhiêu điểm ? Cách 2: Khi dạy xong một kiến thức mới , muốn biết HS đã hiểu bài hay chưa? GV chỉ cần ra một bài tập với hình thức trắc nghiệm ( đúng hay sai hoặc câu có nhiều lựa chọn ) yêu cầu HS làm bài ra bảng con.Sau đó GV cho HS giơ bảng,cùng HS thống nhất đáp án rồi cho biểu điểm cụ thể,yêu cầu mỗi HS tự chấm điểm bài làm của mình, ghi điểm ngay vào bảng. Tiếp đó GV lại cho HS giơ bảng, GV quan sát và nhận xét chung baì làm của HS.Từ việc làm đó,bản thân mỗi HS nhận biết được mình nắm kiến thức ở mức độ nào,còn sai sót ở vấn đề nào , từ đó tìm cách bổ xung điều chỉnh.Khi sử dụng hình thức naỳ GV có thể yêu cầu một số HS đọc to số điểm của mình (có cả HS đạt điểm Giỏi, điểm Trung bình và điểm Yếu), Với những HS có điểm chưa cao GV có thể yêu cầu HS đó chỉ rõ nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục. Ví dụ: Tiết 63: Nhân hai số nguyên cùng dấu (Số học 6) Phần củng cố bài tôi cho HS làm baì tập sau: Hãy chỉ ra câu đúng ( Đ), câu sai (S ) trong các câu sau: a) (- 5 ) . ( - 7 ) = 35 b) 11 . (- 4 ) = 44 c) (- 21 ). (-3 ) =- 24 d) ( - 11) . ( -5 ) > 0 e) ( -12) . (+ 5 ) > 2 f) Để (x+10 ). 2007 = 0 thì x = -10 g) Nếu a. b = 20 thì (- a ) . b = - 20 và ( -a ) . ( - b ) = 20 Khi HS đã làm song bài tập, GV cùng HS chữa bài, thống nhất đáp án, GV đưa biểu điểm và yêu cầu học sinh tự chấm bài của mình . a) Đ ( 1, 5 điểm ) b) S ( 1,5 điểm )
  6. c) S ( 1,5 điểm ) d) Đ (1,5 điểm ) e) S (1,5 điểm ) f) Đ ( 1,5 điểm ) g) Đ ( 1 điểm ) III. Kết luận Trong các hình thức tự đánh giá của học sinh, ngoài việc hoạt động tích cực của học sinh thì không thể thiếu vai trò tổ chức, hướng dẫn , trọng tài của người giáo viên . Trong quá trình giảng dạy, tôi thường xuyên sử dụng các hình thức tự đánh giá này và nhận thấy đa số học sinh trong lớp rất hào hứng, tham gia nhiệt tình , và đã làm cho các em ngày càng say mê với môn học. Từ đó dần hình thành cho các em tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập và việc tự đánh giá bản thân cũng giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. Trong khuôn khổ của bài viết này , tôi không thể trình bầy hết được tác dụng, ý nghĩa và các hình thức tự đánh giá của học sinh. Rất mong được sự góp ý của các quý thầy cô để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy . Tôi xin chân thành cảm ơn . Hồng An, ngày 10 tháng 5 năm 2007 Người viết Lê Thị Thu