SKKN Hiệu quả của dạy học tích hợp liên môn vẽ tranh đề tài tự chọn với một số môn học khác ở trường Trung học Cơ sở Nguyễn Văn Tiệp

doc 26 trang sangkien 01/09/2022 5500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hiệu quả của dạy học tích hợp liên môn vẽ tranh đề tài tự chọn với một số môn học khác ở trường Trung học Cơ sở Nguyễn Văn Tiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_hieu_qua_cua_day_hoc_tich_hop_lien_mon_ve_tranh_de_tai.doc

Nội dung text: SKKN Hiệu quả của dạy học tích hợp liên môn vẽ tranh đề tài tự chọn với một số môn học khác ở trường Trung học Cơ sở Nguyễn Văn Tiệp

  1. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TIỆP Độc lập – Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HIỆU QUẢ CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN VỚI MỘT SỐ MÔN HỌC KHÁC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN TIỆP Phần I KHÁI QUÁT VỀ BẢN THÂN 1. Họ và tên: Văng Công Sâu, sinh năm 1978 2. Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Văn Tiệp. 3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao đẳng sư phạm Mỹ thuật. 4. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Thể dục - Nhạc - Họa 5. Nhiệm vụ được giao: Dạy lớp và làm công tác chủ nhiệm. Phần II NỘI DUNG SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP 1. THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN 1.1. Thực trạng tình hình đơn vị: a. Ưu điểm: Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Văn Tiệp là đơn vị luôn đi đầu trong các phong trào thi đua trong ngành giáo dục của huyện Tân Hồng. Trường nằm ở địa bàn thị trấn nên luôn được sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học tương đối đầy đủ, trường lớp khang trang, sạch đẹp, khuôn viên rộng có cây xanh thoáng mát, có cổng, hang rào kiên cố Về Học sinh (HS) đa số các em ở thị trấn luôn được sự quan tâm giáo dục của phụ huynh nên rất ngoan, hiền, hiếu học. 1
  2. Về GV-CBCNV đều đạt chuẩn và trên chuẩn, luôn tâm quyết với ngành, yêu nghề mến trẻ có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong công tác nên năm học 2013- 2014 trường vinh dự đón nhận danh hiệu Trường chuẩn quốc gia và giữ vững danh hiệu trường tiên tiến trong nhiều năm qua. Năm nay Ban chấp hành công đoàn vận động GV, CBCNV tiếp tục tham gia tốt các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt để thực hiện văn bản số 4188/Bộ GDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 08 năm 2014 của Bộ GDĐT và Công văn số 850/CV-PGDĐT ngày 20 tháng 08 năm 2014 về việc tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp”. Đây là cuộc thi mà lần đầu tiên đơn vị tham gia nên gặp không ít khó khăn: b.Khó khăn, hạn chế: - Việc tập huấn cho GV về xây dựng các chuyên đề, chủ đề tích hợp liên môn chưa được thực hiện rộng rãi. Cùng với những phong trào thi đua thì công tác giảng dạy, phụ đạo HS yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi cũng phải thực hiện một cách hiệu quả. - Khó khăn của GV khi dạy tích hợp, liên môn không nằm nhiều ở vấn đề nội dung mà ở phương pháp dạy. DHTCĐTHLM đòi hỏi GV phải có năng lực trong tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho HS. Các hoạt động ấy phải được tổ chức ở lớp, trong và ngoài nhà trường, ở nhà và cộng đồng. Đặc biệt, GV phải quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn nên rất cần đến thời gian, công sức, tiền bạc. Do đó nhiều chủ đề, nhiều dự án DH cần huy động sự tham gia của GV, HS và các tổ chức khác. Đó cũng là một trong những vấn đề gây cho GV rất nhiều khó khăn. - Trường chưa có phòng học chức năng, chưa trang bị giá vẽ, bảng vẽ, một số chất liệu màu thông dụng, tranh ảnh, giấy vẽ chuyên dùng, tư liệu, tài liệu các môn học khác cho GV và HS tham khảo hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc DHTCĐTHLM Mỹ thuật và các môn học khác. 1.2. Thực trạng của bản thân. a. Ưu điểm: - Bản thân luôn tâm quyết với nghề, tích cực tham gia tốt các phong trào thi đua yêu nước, luôn tìm tòi sáng tạo và luôn trăn trở tìm ra PPDH, KTĐG kết quả học tập của HS sao cho phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em, tích cực tham gia các lớp tập huấn do ngành tổ chức. 2
  3. - Kết hợp với Thầy Nguyễn Thanh Tùng GVBM Mỹ thuật của trường đã nghiên cứu và tham gia sản phẩm dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp và đã đạt giải II cấp tỉnh, giải KK cấp quốc gia. b. Khó khăn, hạn chế: Trong năm học này, mặc dù giáo viên đã được tập huấn về đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề DH trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với PPDH tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường. Tuy nhiên, GV chúng tôi còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Đối với tôi, những khó khăn ban đầu có thể là việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác thì bước đầu có thể khắc phục được vì trong quá trình dạy học môn học của mình, GV vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu. Đồng thời, DHTCĐTHLM còn mới đối với nhà trường, với GV, tâm lý HS và PHHS vì chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan đến DHTCĐTHLM nên đa phần GV mò mẫm, tự tìm hiểu và áp dụng nên chưa thống nhất với nhau về nội dung và phương pháp, về phân phối chương trình đối với các môn liên quan. Việc phân phối thời gian dạy nhiều chủ đề không thể sử dụng trong 1 tiết chính khóa, rất khó khăn khi xếp thời khóa biểu. 2. Nội dung sáng kiến (giải pháp) đăng ký: Để khắc phục những khó khăn hạn chế nêu trên tôi xin đưa ra một số biện pháp, giải pháp sau: - Giáo viên phải nghiên cứu kỹ các công văn, văn bản đã ban hành liên quan đến DHTCĐTHLM. - Phối hợp với GVBM liên quan để tìm hiểu thêm các nội dung có thể tích hợp cho chính xác. - Phối hợp với các em học sinh tìm tư liệu và soạn ra kế hoạch thực hiên. - Phổ biến, kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường hổ trợ thực hiện DHTCĐTHLM . 3
  4. - Tích cực học tập năng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, tham gia đầy đủ, hiệu quả các lớp tập huấn , tích cực đổi mới DH vì việc DH cho HS hiện nay GV phải có kiến thức tổng hơp và toàn diện. Vì vậy trong khi giảng dạy bộ môn Mỹ thuật GV phải biết tích hợp những kiến thức cần thiết cho nội dung bài giảng thêm phong phú. Những điều này bổ sung cho kiến thức mà các em được học ở các môn khác giúp cho việc tiếp thu kiến thức của các em sẽ được sâu sắc hơn. Trong thực tế DH môn Mỹ thuật và các môn học khác tùy theo mục tiêu nội dung chương trình và các điều kiện khác như: cách soạn giáo án, trình độ của giáo viên, trình độ của HS, cơ sở vật chất, tài liệu, tư liệu, trang thiết bị ĐDDH mà có nhiều mức độ tích hợp khác nhau. Trong nội dung đề tài này tôi muốn trao đổi vấn đề DHTCĐTHLM phần vẽ tranh đề tài tự chọn với các môn học khác liên quan, trước tiên tôi xác định mức độ tích hợp trong các vấn đề như sau: - Tích hợp trong bộ môn: HS có thể tìm hiểu hình ảnh thông qua một số đề tài đã học như: Đề tài học, lao động, vui chơi, lễ hội áp dụng vào vẽ tranh đề tài tự chọn - Tích hợp đa môn: Những nội dung chủ đề mà các em học ở môn Mỹ thuật có thể được tiếp cận trên các môn học khác nhau và tiếp tục được tiếp cận một cách riêng lẻ và chỉ gặp nhau ở một thời điểm trong quá trình học khi gặp nội dung vẽ tranh đề tài tự chọn. Ví dụ: cùng thời điểm môn Ngữ văn ở Tuần 17 có bài “Mùa xuân của tôi” thông qua bài học này các em có thể liên tưởng đến bài vẽ tranh về ngày tết và mùa xuân Mỹ thuật 6; hay các em có thể liên tưởng đến môn Giáo dục công dân 6 có bài: Mục đích học tập của học sinh với bài vẽ tranh đề tài học tập Mỹ thuật 6 ở tuần 24 - Tích hợp liên môn: HS tiếp cận qua nhiều môn học và có sự liên kết với nhau trong quá trình các em tìm và chọn nội dung đề tài ví dụ: Môn Ngữ văn: có các bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ; Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan; Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch. Môn Âm Nhạc có các bài: bài hát “Mái trường mến yêu”, "Đi học" Môn Giáo dục công dân lớp 6 có bài học về “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” Bài Mục đích học tập của học sinh; Quyền và nghĩa vụ học tập, hoặc qua bài học" Tôn sư trọng đạo" môn Giáo dục công dân 7 hay bài “Gia đình văn hóa” hay bài “Bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên” 4
  5. - Tích hợp xuyên môn: Phát triển những kĩ năng mà HS có thể sử dụng trong tất cả những môn học, tất cả tình huống. ví dụ: Kỹ năng quan sát nhận xét đối tượng, kỹ năng tưởng tượng, ghi nhớ, tái hiện Do đó, khi DHTCĐTHLM Giáo viên cần xác định nội dung gì, dạy như thế nào, khi soạn giáo án ra sao nên theo tôi cần thực hiện các vấn đề sau: 2.1. Chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu: - Tranh ảnh một số đề tài về học tập, về thầy cô, mái trường, về an toàn giao thông, về cảnh đẹp đất nước - Sách giáo khoa Âm nhạc, Mỹ thuật 7, Giáo dục công dân 6 -7, Ngữ Văn 6-7. - Máy chiếu, máy vi tín có mạng internet 2.2. Nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng những kiến thức kĩ năng của các môn học có liên quan : ví dụ: a. Môn Ngữ văn: có các bài“Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan (Ngữ văn 7 tậpI) * Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan. - Đăc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang. - Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ. - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản. * Kĩ năng: - Đọc - Hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ * Thái độ: - Đồng cảm cùng tác giả trước khung cảnh mênh mông buồn bã. b. Môn Giáo dục công dân lớp 6 có bài học về “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” * Về kiến thức: - Nêu được nguyên nhân phỏ biến của tai nạn giao thông và nêu được 1 số biện pháp để bảo đảm an toàn khi đi đường. - Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và 1 số biển báo thông dụng. * Kĩ năng: 5
  6. - Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. - Biết thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. * Về thái độ : - Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông. - Đồng tình, ủng hộ hành vi thực hiện đúng, phê phán hành vi vi phạm pháp luật vê trật tự an toàn giao thông. 2.3. Xác định mục tiêu bài học và các nội dung cần tích hợp: Ví dụ: môn Mỹ thuật 7 bài 15-16 Vẽ tranh đề tài tự chọn - Qua các bài học trên các em tìm được nội dung đề tài phù hợp để vẽ theo ý thích. - Giúp Học sinh vận dụng kiến thức liên môn Âm nhạc, Ngữ văn, Giáo dục công dân để giải quyết các vấn đề trong bài học. - Ý thức thích học các môn nêu trên và có ý thức làm đep cho mình và cho cuộc sống 2.4. Tìm hiểu đối tượng dạy học của bài học - Xác định trình độ chung của các em, đặc điểm tâm sinh ly lứa tuổi, hoàn cảnh sống từ đó soạn ra kế hoạch hay thiết kế bài dạy cho phù hợp. Ví dụ : - Đối tượng: Học sinh lớp 7A6 - Số lượng: 26 em - Khối Lớp 7 độ tuổi chung 13, đặt điểm tâm lý hiếu kì, nhưng nhút nhát, đặc điểm sinh lý hay nổi cáo, phản biện, thích vận động - Đăc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học: Ngoan, tích cực phát biểu, thích học vẽ - Hoàn cảnh sống: đa số các em ở thị trấn con em những gia đình hiếu học nên luôn được sự quan tâm giáo dục của phụ huynh nên rất ngoan, hiền, hiếu học. 2.5. Xác định ý nghĩa của bài học: Ví dụ: Môn Mỹ thuật 7 bài 15-16 Vẽ tranh đề tài tự chọn 6