SKKN Kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép vào dạy học Hóa học

doc 17 trang sangkien 01/09/2022 28284
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép vào dạy học Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_ap_dung_ki_thuat_khan_trai_ban_va_ki_thuat.doc

Nội dung text: SKKN Kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép vào dạy học Hóa học

  1. A- PHẦN MỞ ĐẦU I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng với đời sống con người. Việc học tốt bộ môn hoa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu rõ về cuộc sống, những biến đổi về vật chất trong cuộc sống hàng ngày. Từ những hiểu biết này hóa học giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa về môi trường do con người gây ra trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Môn hóa học là bộ môn khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi về chất những biến đổi vật chất trong tự nhiên. Ngày nay các nước trên thế giới, việc giảng dạy bộ môn hóa học rất được coi trọng. Môn hóa học được đầu tư trang bị các thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại, con người được bố trí phụ trách phòng thiết bị (đủ biên chế), phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giảng dạy bộ môn, phù hợp cấp học, bậc học, đồng thời đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, được cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời. Trong thực tế giảng dạy, với năng lực cụ thể của từng giáo viên, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học, đặc biệt là các thao tác thực hiện kỹ thuật thực hành trong từng bài cụ thể: thí nghiệm chứng minh, thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành, chính nhờ những thao tác kỹ năng thực hiện đó đã giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết một cách chủ động, sáng tạo và hứng thú. Đó chính là bản sắc riêng của từng thầy cô giáo, tựu chung lại là giúp cho học sinh nắm kiến thức nhanh nhất, sâu sắc nhất, chủ động nhất. Bộ môn hóa học là bộ môn được coi là bộ môn khó đối với học sinh, nhưng nếu tạo cho học sinh hứng thú khi học bài trên lớp thì việc học môn hóa học lại trở nên nhẹ - 1 -
  2. nhàng bằng cách cho học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản, sát với thực tế đời sống, sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nhu cầu lao động sản xuất và tiếp tục học lên cao của học sinh. Vì vậy người giáo viên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chất lượng giảng dạy nói chung, trong giảng dạy bộ môn hóa học nói riêng. Từ khi thay sách cho đến nay các nhà nghiên cứu cùng với tất cả các thầy có giáo đang trực tiếp tham gia giảng dạy tích cực nghiên cứu tìm ra các phương pháp, các kĩ thuật dạy học mới nhằm giúp học sinh lĩnh hội được một cách tốt nhất các kiến thức trong chương trình, với mục tiêu sau khi học thì học sinh phải có kĩ năng hành dụng, chính vì vậy mà các phương pháp và kĩ thuật dạy học đóng một vai trò rất quan trọng, nó giúp khai thác kiến thức một cách triệt để, giúp người học lĩnh hội nhanh nhất và nhớ lâu nhất những những kiến thức đã học. Bên cạnh đó thì các kĩ thuật dạy học cũng giúp nâng cao hứng thú học tập cho người học. Trong suốt mấy năm qua các phương pháp dạy học và các kĩ thuật dạy học đã được triển khai rộng rãi, tuy nhiên việc áp dụng thành thạo, thành công các kĩ thuật dạy học là một việc còn nhiều hạn chế do điều kiện vùng miền, do sự chênh lệch về nhận thức của học sinh chính vì vậy mà một số kĩ thuật dạy học sau khi triển khai thì không được các thầy cô áp dụng trong dạy học. Từ những lí do trên tôi mạnh dạn trao đổi với bạn bè đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm : " Kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép vào dạy học hóa học". II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1/ Mục đích nghiên cứu : Phát hiện và tìm ra những bài học có thể áp dụng các kĩ thuật dạy học để khai thác kiến thức của bài. - 2 -
  3. Tìm cách áp dụng các kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép vào bài học một cách hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện vùng miền và mức độ nhận thức của học sinh. 2/ Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài qui định 3 nhiệm vụ lớn đối với người nghiên cứu: Xác định về mặt cơ sở lí luận của vấn đề. Ứng dụng cụ thể trong thực trạng nghiên cứu. Đề ra giải pháp cụ thể cho vấn đề nghiên cứu. III/ ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu : học sinh trường PTDTBT THCS Nậm Tha khối 8 và khối 9. Phạm vi nghiên cứu: chương trình hóa học khối 8 và khối 9 theo chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ giáo dục. Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 09 năm 2011 đến kết thúc học kì I năm học 2011 - 2012 . - 3 -
  4. B- NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Căn cứ vào mục tiêu giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THCS theo chương trình chuẩn kiến thức, kĩ năng. 1. Về kiến thức. * Học sinh có một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, ban đầu về hóa học bao gồm: 1.1 Hệ thống khái niệm hóa học cơ bản. 1.2 Các kiến thức cơ bản về một số hợp chất vô cơ, hữu cơ quan trọng. * Học sinh có được một số kiến thức cơ bản, kỹ thuật tổng hợp về nguyên liệu, sản phẩm, quá trình hóa học, thiết bị sản xuất hóa học và bảo vệ môi trường. 2. Về kỹ năng. * Học sinh có được một số kỹ năng phổ thông, cơ bản, thói quen làm việc khoa học đó là: 2.1 Kỹ năng cơ bản, tối thiểu làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm. 2.2 Biết cách làm việc khoa học, biết tổ chức hoạt động để chiếm lĩnh khoa học, kỹ thuật. 2.3 Có kỹ năng giải các bài tập định tính, định lượng. 2.4 Biết vận dụng kiến thức. 3. Về thái độ, tình cảm. 3.1 Giáo dục học sinh lòng say mê bộ môn hóa học. 3.2 Học sinh có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi vật chất, đả phá sự mê tín dị đoan, thấy được sức mạnh của tri thức con người, đó chính là sức mạnh tiềm tàng của con người. 3.3 Học sinh có ý thức tuyên truyền, vận dụng những tiến bộ khoa học trong - 4 -
  5. đời sống hàng ngày. 3.4 Học sinh có những phẩm chất, thái độ cần thiết trong cuộc sống. Trên cơ sở mục tiêu cụ thể của bộ môn hóa học cấp THCS đã xác định ở trên, kết hợp tình hình thực tế giảng dạy bộ môn hóa học cấp THCS trong giai đoạn cải cách chương trình và thay sách giaó khoa, cùng với thực tế giảng dạy ở cơ sở trường học, các điều kiện thiết yếu phục vụ công tác giảng dạy (Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, ) và trình độ dân trí của địa phương trường đóng, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy phải linh hoạt, sáng tạo, chủ động, kết hợp hài hòa giữa các nhóm phương pháp giảng dạy để hoàn thành bài giảng một cách hiệu quả nhất. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng : Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tại Văn Bàn nhiều năm tôi nhận thấy chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, các phương pháp dạy học, các kĩ thuật day học được áp dụng khá rỗng rãi. Tuy nhiên có một số kĩ thuật dạy học chưa được các thầy cô giáo thường xuyên sử dụng do gặp khó khăn về vùng miền, về mức độ nhận thức của học sinh, đặc biệt là kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép trong dạy học hóa học. Trong các giờ học hóa học ở bậc THCS các thầy cô giáo đã tích cực hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu tìm tòi các kiến thức mới qua các phương pháp hoạt động nhóm, làm thí nghiệm Tuy nhiên việc kết hợp các phương pháp dạy học với các kĩ thuật dạy học thường chưa nhuần nhuyễn và hiệu quả chưa đạt ở mức cao nhất, dẫn tới thời gian để củng cố lí thuyết cho học sinh qua việc làm bài tập còn ít do mất nhiều thời gian cho phần lí thuyết. - 5 -
  6. CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP Trước hết giáo viên phải hiểu sâu một số vấn đề : Kĩ thuật khăn trải bàn được tiến hành như thế nào? Kĩ thuật các mảnh ghép được tiến hành như thế nào? Những bài học nào có thế áp dụng các kĩ thuật trên để có hiệu quả? 1. Kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn” Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS. - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. 1 Viết ý kiến cá nhân 4 2 Viết ý Ý kiến chung của cả nhóm về Viết ý kiến cá kiến cá chủ đề nhân nhân 3 Viết ý kiến cá nhân a. Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn” • Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm). • Mỗi người ngồi vào vị trí như vẽ trên tấm khăn phủ bàn trên đây. - 6 -
  7. • Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề, ). • Viết vào ô đánh số của bạn những điều bạn thích về câu hỏi (chủ đề) và những điều bạn không thích. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. • Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời. • Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn. • Cả nhóm quyết định lựa chọn một câu hỏi/chủ đề nghiên cứu. b. Các nhiệm vụ trong nhóm * Người quản gia: • Bạn sẽ tìm hiểu xem nhóm cần những tài liệu gì và bạn có thể tìm những tài liệu đó ở đâu. • Bạn cần thu thập các tài liệu một cách nhanh chóng để nhóm có thể làm việc • Trong quá trình nhóm làm việc, nếu cần tham khảo hoặc sử dụng thêm tài liệu nào, bạn là người duy nhất được phép đi lấy nó. • Khi nhiệm vụ của nhóm đã hoàn thành, bạn sẽ nộp bài tập nhóm cho giáo viên và trả các tài liệu đã lấy vào đúng chỗ ban đầu. * Người cổ vũ: • Bạn sẽ động viên tinh thần của nhóm trước khi bắt đầu làm việc. Ví dụ “Nào các bạn, chúng ta bắt đầu nhé!” • Khi một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, bạn sẽ khuyến khích họ, ví dụ như “Hãy cố gắng lên, tôi biết bạn có thể làm được”. • Khi cả nhóm đều gặp bế tắc, bạn có thể động viên tinh thần nhóm bằng những câu nói khích lệ “ Chúng ta có thể làm được, hãy cùng nhau suy nghĩ để tìm ra cách làm” * Người giữ trật tự: • Bạn sẽ đảm bảo sao cho các thành viên trong nhóm không thảo luận quá to. • Nếu các thành viên trong nhóm tranh luận gay gắt, bạn có thể yêu cầu họ nói một cách nhẹ nhàng hơn. - 7 -
  8. • Nếu nhóm của bạn bị các nhóm khác làm ảnh hưởng, bạn có thể là đại diện yêu cầu nhóm đó bình tĩnh và trật tự hơn. * Người giám sát về thời gian: • Bạn sẽ phụ trách việc theo dõi đồng hồ để biết thời gian làm việc của nhóm. • Ngay từ khi bắt đầu làm việc, bạn sẽ thông báo với các thành viên thời gian cho phép. • Khi nhóm dành quá nhiều thời gian cho một bài tập, bạn cần thông báo với các thành viên trong nhóm, ví dụ như “Chúng ta phải chuyển sang câu hỏi khác thôi, nếu không toàn bộ bài tập sẽ không thể hoàn thành được”. • Trong quá trình thảo luận, bạn có thể thông báo về thời gian còn lại. • Khi thời gian cho phép gần hết, bạn cần thông báo với nhóm để hoàn thành bài tập. * Thư ký: • Bạn sẽ chuẩn bị bút và giấy trong quá trình làm việc. • Ghi lại những câu trả lời đã được thống nhất trong nhóm một cách cẩn thận và rõ ràng. * Người phụ trách chung: • Bạn cần theo dõi để các thành viên đều ở tập trung làm việc trong nhóm. • Khi có thành viên nào trong nhóm thảo luận sang vấn đề không có trong bài tập, bạn phải yêu cầu họ quay trở lại nội dung làm việc. • Bạn cũng cần đảm bảo rằng khi một người trong nhóm trình bày thì các thành viên còn lại chú ý lắng nghe. • Bạn tạo điều kiện cho tất cả thành viên trong nhóm đều được trình bày và tham gia. • Khi nhóm mất đi sự tập trung, bạn cần động viên họ tiếp tục c. Một số bài học có thể áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn: c1: Hóa học 8: - Bài 22: Tính theo phương trình hóa học - 8 -