Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Tiếng Anh ở trường THCS

docx 17 trang sangkien 01/09/2022 6281
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Tiếng Anh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_h.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Tiếng Anh ở trường THCS

  1. Trường THCS Thuận Thới MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN3 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN3 II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 1. MỤC ĐÍCH4 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4 III. GIỚI HẠN CỦA CHUYÊN ĐỀ5 B. PHẦN NỘI DUNG 5 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ5 II. THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG6 III. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ6 1. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC7 2. SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWER POINT VÀO VIỆC XÂY 7 DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỘT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 10 4. KHAI THÁC TƯ LIỆU QUA INTERNET PHỤC VỤ CÁC 12 BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ IV. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 13 C. PHẦN KẾT LUẬN 15 I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG CNTT TRONG DẠY – HỌC 15 Giáo viên: Nguyễn Lê Hồng Vĩnh 1
  2. Trường THCS Thuận Thới II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 16 III. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG 16 IV. KIẾN NGHỊ 17 Giáo viên: Nguyễn Lê Hồng Vĩnh 2
  3. Trường THCS Thuận Thới Tên SKKN : “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Tiếng Anh ở trường THCS” A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong những năm gần đây, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phải ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta ở một số nơi vẫn còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục - Đào tạo, của Sở giáo dục - Đào tạo Vĩnh Long và Phòng giáo dục - Đào tạo Trà Ôn, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong những năm học tới. Vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, học tập và đưa CNTT vào giảng dạy ở đơn vị Trường THCS Thuận Thới trong nhiều năm qua. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trường THCS Thuận Thới là một trong số những trường thuộc vùng khó khăn của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, phần đông học sinh là con em nông dân, một số ít buôn bán. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc trồng những loại cây cao sản, chăn nuôi gia súc đạt hiệu quả đã tăng thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình. Do vậy, đa số phụ huynh học sinh rất quan tâm đầu tư cho con em, nhiều nhà đã mua máy vi tính cho con em phục vụ cho việc học tập. Giáo viên: Nguyễn Lê Hồng Vĩnh 3
  4. Trường THCS Thuận Thới Qua việc tiếp cận CNTT tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi ở các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu tư liệu về CNTT, đặc biệt là làm thế nào để ứng dụng CNTT trong dạy học có hiệu quả. Được sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT Vĩnh Long, Phòng GD-ĐT Trà Ôn, sự tin tưởng của Ban giám hiệu nhà trường tôi đã mạnh dạn và cố gắng ứng dụng CNTT trong dạy học. Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy, đặc biệt là đối với bộ môn Tiếng Anh đó là vấn đề mà bất cứ một giáo viên nào cũng gặp phải khi có ý định đưa CNTT vào giảng dạy. Trong đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Tiếng Anh ở trường THCS”, tôi sẽ đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình, cũng như một số tiết dạy tôi đã thử nghiệm trong thời gian vừa qua để cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những tiết dạy ở các môn học mà đặc biệt là bộ môn Tiếng Anh. II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. MỤC ĐÍCH: Đê tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Tiếng Anh ở trường THCS” giúp: - Vận dụng CNTT trong dạy học nhằm cải tiến phương pháp dạy học và nhằm để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, việc tích cực ứng dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại là nhân tố có tác động quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong thời gian qua - Vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học ở trường phổ thông. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: a. Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tri giác trực tiếp b. Phương pháp tổng hợp tài liệu: Giáo viên: Nguyễn Lê Hồng Vĩnh 4
  5. Trường THCS Thuận Thới Là phương pháp tìm hiểu những người đi trước đã thực hiện ứng dụng CNTT có liên quan đến đề tài và đã giải quyết như thế nào, liên quan đến đâu. c. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn tại trường, đem lý luận phân tích kinh nghiệm của thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận những bài học thành công và thất bại, những phát hiện mới và phát triển để hoàn thiện. III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: Đây là đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Tiếng Anh ở trường THCS” nên tôi tập trung nghiên cứu việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Tiếng Anh tại trường THCS Thuận Thới, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, đồng thời đưa ra một số kỹ năng, hình thức phù hợp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở trường phổ thông hiện nay. 1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này tôi đã thử nghiệm và thực hiện trong chương trình Tiếng Anh 6 và 9. 2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này tôi đã thử nghiệm trong 6 lớp 6A1, 2, 3 và 9A1, 2, 3 tại trường THCS Thuận Thới. 3. Thời gian nghiên cứu: năm học: 2014 – 2015 (Lớp 6A1, 2, 3 và 9A1, 2, 3). B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: Mặc dù bài giảng điện tử (BGĐT) chưa được các trường học đón nhận rộng rãi, chưa thực sự phổ biến trong những năm qua, nhưng bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống. Thực ra, muốn click chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải chịu bỏ công tìm hiểu, chuẩn bị nội dung, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải: Giáo viên: Nguyễn Lê Hồng Vĩnh 5
  6. Trường THCS Thuận Thới - Có một ít kiến thức về sử dụng máy tính. - Biết sử dụng phần mềm PowerPoint. - Biết cách truy cập Internet. - Có khả năng sử dụng một số phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh. Trong những năm học gần đây, nhiều quan niệm, phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường phổ thông như: dạy học nêu vấn đề, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo dự án, dạy học với sự hỗ trợ của CNTT . tất cả đều nhằm mục đích tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Đặc biệt việc ứng dụng CNTT để xây dựng bài giảng điện tử hay giáo án điện tử các môn nói chung, dạy học Tiếng Anh nói riêng, đã và đang được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu qủa tích cực trong việc đổi mới việc dạy và học. II. THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG: Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử, nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị cho một bài giảng. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ học là một điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đó chính là điều mà các giáo viên thường hay tránh. Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại chỉ có 40% - 50%, trong khi hiệu quả của phương pháp multimedia (nhìn - nghe) lên đến 70% -80%. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới. Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm power point, giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Giáo viên: Nguyễn Lê Hồng Vĩnh 6
  7. Trường THCS Thuận Thới Chính vì những khó khăn trên mà trong những năm học qua các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng mới sử dụng và việc làm này chỉ mang tính chất đối phó. Tình trạng này cũng phổ biến trong các trường phổ thông. Mục đích sử dụng máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ được áp dụng trong các tình huống này. III. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC: Để thực hiện được đề tài này ngay từ đầu năm học 2014 -2015 tôi đã tiến hành kiểm tra, khảo sát chất lượng bộ môn của 6 lớp mình dạy là 6A1, 2, 3 và 9A1, 2, 3. Kết quả khảo sát như sau: Lớp SS Nữ Giỏi Khá TB Yếu Kém 6A1 25 13 3 8 8 5 1 6A2 21 12 2 6 5 7 1 6A3 24 12 2 5 10 5 2 9A1 29 13 0 4 15 8 2 9A2 26 13 0 8 11 5 2 9A3 27 13 0 3 18 5 1 Tổng 152 76 7 34 67 35 9 Sau khi cho thấy kết quả như trên tôi đã quyết định thực hiện các dự kiến của mình trong việc ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 2. SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWER POINT VÀO VIỆC XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG: Để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học các bộ môn ở trường phổ thông, giáo viên có thể chọn lựa nhiều phần mềm khác nhau như: Flash, PowerPoint, Violet, LectureMaker kết hợp với các phần mềm bổ trợ khác. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc Giáo viên: Nguyễn Lê Hồng Vĩnh 7
  8. Trường THCS Thuận Thới trưng, yêu cầu của bộ môn Tiếng Anh cũng như khả năng tiếp cận của giáo viên, việc lựa chọn phần mềm PowerPoint qua thực tế sử dụng đã khẳng định được ưu thế so với các phần mềm khác. PowerPoint là phần mềm đồ họa diễn hình có trong bộ Microsoft Office. Phần mềm PowerPoint hầu như đã hiện diện sẵn trong hầu hết máy tính của người sử dụng Việt Nam và giao diện của nó cũng rất quen thuộc khi phần lớn giáo viên biết sử dụng Word để đánh văn bản. Phần mềm Powerpoint có thể đáp ứng tốt nhiều yêu cầu khác nhau trong dạy học Tiếng Anh ở trường phổ thông: từ việc xây dựng BGĐT của bài nghiên cứu kiến thức mới, cho đến khâu củng cố, ôn tập, sơ kết, tổng kết, kiểm tra đánh giá và cả hoạt động ngoại khóa. * Khởi động phần mềm PowerPoint: Bước 1: Nhấp vào nút Start trên thanh tác vụ Bước 2: Trỏ vào Progamme Bước 3: Trỏ vào Microsoft Office Bước 4: Nhấp vào Microsoft Office PowerPoint * Phần mềm này có thể giúp giáo viên: - Dễ dàng chèn nội dung văn bản (Text), hình ảnh, video clip, âm thanh (Insert Picture/ Movie/ Sound) làm cho các kênh thông tin, video, tranh ảnh trở nên đa dạng, phong phú, sinh động. VD: Trong Unit 5, Unit 6: Getting Started – Listen and Read (English 9). Để dạy từ mới cho học sinh dễ hiểu như các từ: a town crier, a viewer, a seashore, a garbage dump giáo viên có thể tìm những hình ảnh có sẵn, hoặc sưu tầm trên Internet để giới thiệu cho các em hoặc có thể dùng video clip liên quan đến những từ vựng trên. - Tạo các liên kết (Hyperlink) linh hoạt, cho phép kết nối một nội dung bất kỳ trên một slide của giáo án điện tử đến một trang Web trên Internet nếu máy tính có nối mạng Giáo viên: Nguyễn Lê Hồng Vĩnh 8