Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh

doc 12 trang sangkien 01/09/2022 5360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_va_huong_dan.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH VÀ HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC TIẾNG ANH I. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Hoàng Tố Uyên Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường PTCS Thạch Lâm II. Lĩnh vực áp dụng. Trong xu thế phát triển của thời đại hiện nay, tiếng Anh là môn học không thể thiếu của mỗi học sinh. Nhưng việc học ngoại ngữ như thế nào? Dạy ngoại ngữ như thế nào để có hiệu quả cao hẳn đây là một bài toán khó ở nhiều nơi nói chung và ở trường PTCS Thạch Lâm nói riêng. Yêu cầu giáo viên cũng như học sinh phải hết sức nổ lực để tìm ra một phương pháp dạy- học hợp lý cho từng tiết học, ở từng lớp học. Việc học ngoại ngữ ở Bảo Lâm nói chung và ở trường PTCS Thạch Lâm nói riêng cũng gặp rất nhiều khó khăn: Đa số các em đều xuất thân từ gia đình nông thôn nên các em ít có điều kiện học ngoại ngữ. Các bậc phụ huynh cũng chưa thấy đựơc tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ vì vây chưa có sự đầu tư đúng đắn vào môn học này. Việc học bài cũ ở nhà nhất là việc tự học của các em còn chưa tự giác. Với tất cả những khó khăn trên đây, cần phải có một phương pháp để giúp cho các em học ngoại ngữ có hiệu quả hơn là việc hết sức cần thiết. Muốn vậy giáo viên cần phải gây hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết học để các em không bị gò bó chán trường khi cứ phải học với một phương pháp cứng nhắc mà ngày nào cũng gặp. Bằng thực nghiệm và quan sát thông qua các tiết học tại trường PTCS Thạch Lâm và những kinh nghiệm của bản thân tôi mạnh dạn viết ra đây để trao đổi với đồng nghiệp đó là sáng kiến “Tạo hứng thú cho học sinh và hướng dẫn phương pháp tự học Tiếng Anh” III. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu: Thạch Lâm là 1 xã thuần nông. Các em lại không được học ngoại ngữ ở tiểu học nên lên các em rất bỡ ngỡ trong việc học ngoại ngữ, Chính vì vậy hứng thú học tập của các em chỉ được thời gian ngắn trong vài tháng đầu năm học lớp 6. Sau đó các em thấy môn học khó dần dẫn đến chán học. Và nhiều em không biết tự học thế nào cho có hiệu quả. 2. Giải pháp đã sử dụng:
  2. Hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh: a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Việc chuẩn bị bài của học sinh đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học bộ môn Tiếng Anh nói riêng và quá trình học tập nói chung. Tuy nhiên để học sinh chuẩn bị bài thật sự hiệu quả thì nhiệm vụ của người giáo viên là phải hướng dẫn cho các em một phương pháp học khoa học. Để các em chuẩn bị bài tốt, tôi thường thực hiện các biện pháp sau: -Thông báo nội dung của bài học sau vào cuối mỗi giờ học. -Thông báo nội dung kiến thức học sinh cần chuẩn bị -Hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị nội dung kiến thức đó Nhưng hướng dẫn học sinh phải kết hợp với việc kiểm tra sự chuẩn bị của các em vào đầu giờ học sau thì việc tự học của các em mới có thể trở thành nề nếp được. Để làm được điều đó, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì và thường xuyên nhắc nhở học sinh, kiểm tra đôn đốc đồng thời động viên, khuyến khích khi các em có sự chuẩn bị tốt. b. Hướng dẫn học sinh tự học từ vựng: Đặt câu với từ mới: - Đặt câu với mỗi từ mới là cách rất hay để học sinh có thể nhớ từ mới một cách không máy móc mà có tình huống cụ thể, hơn nữa lại ghi nhớ được cả cấu trúc dùng để đặt câu. . Dùng sticker: Viết từ 3 – 5 từ mới cùng với chức năng và nghĩa của từ lên một mảnh giấy nhỏ và dán lên nơi đễ nhìn thấy, khi nào thuộc thì thay bằng sticker có viết các từ khác. Cat – [n] – con mèo teacher – [n] – mouse – [n] – con giáo viên chuột country teach –– [[n]v] –– nông catch – [v] – bắt dạythôn học Chơi trò chơi với từ mới: Học sinh có thể dùng các trò chơi giáo viên đã city– hướng student– dẫn [v] để chơi– thành[ vvới] bạn– mình phố trong các giờ chơi hoặc giờ học nhóm. học sinh Phân loại từ để học thuộc: building– [v] – toà Học sinh có thể chọn những từ quan trọng để học thuộc chứ không nhất thiết phải học toàn bộ từ mới của một bài, ví dụ bài đọc (Reading)nhà thường có rất nhiều từ mới, các em không thể nhớ hết được. Học với từ điển:
  3. Đây là cách tự học phổ biến, học sinh có thể học những từ mà các em quan tâm thay vì học những từ các em buộc phải học, như thế các em sẽ nhớ lâu và bền vững hơn. Sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại: Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển nhanh hơn, đời sống của các gia đình đã được cải thiện đáng kể thì việc giáo viên khuyến khích các em sử dụng công nghệ hiện đại vào học tập môn Tiếng Anh cũng rất quan trọng. Các em có thể học Tiếng Anh trên máy tính với những phần mềm Học Tiếng Anh rất hiệu quả như: Gugu English, Giúp bạn học Tiếng Anh, đặc biệt là bộ phần mềm Tiếng Anh 6, 7, 8, 9 với giao diện rất thân thiện và có nhiều tiện ích trong tra cứu từ vựng, ngữ pháp và hệ thống bài tập rất phong phú. Tuy hiện tại chưa phải gia đình nào cũng có máy tính song tôi tin trong tương lai không xa, học sinh của chúng ta sẽ được tiếp cận với cách học mới rất hấp dẫn và hiệu quả này, vì vậy bản thân tôi luôn quan tâm đến việc học hỏi, tìm hiểu và sử dụng các thành quả của công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho quá trình giảng dạy của mình. c. Hướng dẫn học sinh tự học nghe: - Có thể tự học nghe bằng cách: Sử dụng băng cát sét, nghe các chương trình dạy Tiếng Anh trên radio, trên truyền hình, xem các chương trình dành cho thiếu nhi ở các kênh truyền hình quốc tế hiện nay đang rất phổ biến như Cartoon Network, Animals, Disney nếu có sử dụng truyền hình thẻ. d. Khuyến khích học sinh thực hành nói: - Khuyến khích học sinh thực hành nói ở trên lớp không chỉ trong giờ Tiếng Anh mà trong cả giờ chơi hoặc khi các em học nhóm. Ban đầu là những câu giao tiếp thông thường rồi dần dần sử dụng các cấu trúc mới học để trao đổi với nhau, việc này trên thực tế rất khó thực hiện vì tâm lý ngại nói của học sinh còn rất cao, tuy nhiên tôi đã và đang cố gắng tạo cho các em tâm lý thoải mái để hình thành thói quen giao tiếp bằng Tiếng Anh đơn giản trong môi trường lớp học. Giúp học sinh nắm được phương pháp tự học đòi hỏi người giáo viên phải có sự kiên trì, tính hệ thống và lòng yêu nghề. Ngoài việc hướng dẫn, quan sát chữa lỗi cho học sinh, giáo viên cần đưa ra yêu cầu từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp để các em dần dần hình thành thói quen tự học của mình. Làm được điều này, hoạt động dạy và học đã được nâng cao lên một bước. Học sinh có điều kiện để phát huy tính sáng tạo và chủ động trong học tập, còn giáo viên sẽ có thêm thời gian luyện tập trên lớp cho học sinh. IV. Mô tả bản chất của sáng kiến, trong đó chỉ rõ những thông tin cần được bảo mật : 1.Tính mới: Dựa trên quan điểm xây dựng chương trình Sách giáo khoa Tiếng Anh THCS từ lớp 6 đến lớp 9, đó là quan điểm chủ điểm (Thematic approach) và đề cao phương pháp học tập tích cực, chủ động của học sinh để góp phần thực hiện mục tiêu của giáo
  4. dục hiện đại nhằm “Đào tạo học sinh thành những con người năng động, sáng tạo và độc lập, tiếp thu được tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội ”. 2. Tính sáng tạo: Mọi quan điểm phương pháp đã được đưa ra trao đổi và thử nghiệm đều có chung một mục đích cuối cùng, đó là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, đưa kiến thức vào thực tế đời sống xã hội, phát huy tối đa tính chủ động của người học. Làm thế nào để hoạt động dạy và học đạt được hiệu quả cao, học sinh có thể áp dụng ngữ liệu đang học với các kiến thức có sẵn để diễn đạt các nội dung khác nhau trong chính thực tế cuộc sống của các em, đó chính là vấn đề đặt ra cho các nhà biên soạn, cho những giáo viên trực tiếp giảng dạy và cũng là vấn đề đặt ra cho bản thân người học - những học sinh bậc học THCS. Mặt khác, học sinh THCS đang ở lứa tuổi có nhiều thuận lợi trong quá trình nhận thức khi bộ não và khả năng tư duy đã phát triển tương đối ổn định. Theo tâm lý học thì đây chính là lứa tuổi thích hợp nhất cho việc tiếp nhận các kiến thức mới song để đạt được hiệu quả ổn định và bền vững thì cần phải duy trì một phương pháp thích hợp nhằm tạo ra hứng thú đồng thời với việc xây dựng ý thức tự khám phá học hỏi của bản thân các em. 3. Tính khoa học: A. Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập môn Tiếng Anh: A. 1 Sử dụng hiệu quả kênh hình SGK Tiếng Anh 6, 7, 8, 9: Kênh hình của bộ sách giáo khoa Tiếng Anh mới cũng là một lợi thế mà giáo viên có thể tận dụng nhằm tạo ra hứng thú cho học sinh. Hình ảnh được đưa ra sinh động, hấp dẫn, phong phú, có bám sát nội dung yêu cầu của từng hoạt động là yếu tố thuận lợi trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng hình ảnh trực tiếp trong sách giáo khoa hoặc có thể phóng to hay vẽ lại những hình ảnh đó để hỗ trợ việc dạy từ mới hay làm tình huống cho bài thực hành. Nếu sáng tạo, giáo viên có thể sử dụng những hình vẽ này không chỉ cho một nội dung giảng dạy nhất định mà còn dùng được cho nhiều nội dung giảng dạy khác nữa, vì vậy, từ những hình vẽ trong sách giáo khoa, giáo viên có thể tạo ra những bộ tranh dùng lâu dài cho từng chủ đề chủ điểm nhất định. Lứa tuổi học sinh THCS tuy khả năng nhận thức đã có sự ổn định tương đối cao, song các em vẫn hay quên và thường mất tập trung khi gặp phải những nội dung kiến thức dài và khó, vì vậy, hình ảnh được sử dụng trong các bài giảng có tác dụng thu hút sự chú ý của các em, tạo ra sự thích thú và thuận lợi cho các em trong quá trình ghi nhớ ban đầu. Sử dụng hợp lý kênh hình trong SGK là một việc làm cần thiết và đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, sáng tạo mới có thể làm tốt được. Như vậy, đây cũng chính là
  5. một trong những bước khởi đầu của việc tạo hứng thú và hướng dẫn học sinh tự học môn Tiếng Anh ở bậc học THCS. A.2 Sử dụng đồ dùng trực quan: Như tôi đã trình bày ở trên, kênh hình trong sách giáo khoa rất phong phú và đa dạng, nhưng vẫn chưa đủ cho tất cả các hoạt động trong tất cả các nội dung hoạt động của quá trình lên lớp, vì vậy, giáo viên phải chủ động, sáng tạo trong việc làm và sử dụng đồ dùng trực quan. Đồ dùng trực quan là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công của một bài giảng. Trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng chính là con đường ngắn nhất của quá trình nhận thức, vậy để tạo hứng thú cho học sinh, đồ dùng trực quan phải được làm phong phú về màu sắc, hình dáng và hấp dẫn về nội dung để cuốn hút học sinh. Dùng tranh vẽ, đồ vật thật, hình que để dạy từ mới sẽ đem lại hiệu quả cao, học sinh cùng lúc được nghe, được quan sát và được nói tên của các sự vật, đồ vật sẽ nhớ nhanh và nhớ bền vững. Đồ dùng trực quan cũng được sử dụng rất hiệu quả trong việc kiểm tra mức độ hiểu ngữ liệu mới (checking comprehension). Học sinh sẽ không còn tâm lý sợ mắc lỗi mà tập trung vào việc ghi nhớ và sử dụng ngữ liệu vừa học vào các tình huống giao tiếp cụ thể. Bên cạnh đó, đồ dùng trực quan còn giúp giáo viên lôi cuốn cả những học sinh vốn nhút nhát và ngại hoạt động vào bài học một cách rất tự nhiên khi các em bị cuốn theo không khí sôi nổi của lớp học. Đối với các lớp lớn hơn, cụ thể là học sinh lớp 8, lớp 9, đồ dùng trực quan không chỉ là những tranh ảnh, đồ vật thuần tuý, giáo viên cần sáng tạo thêm các đồ dùng có tính chất linh hoạt có thể sử dụng lâu dài cho nhiều mục đích giảng dạy khác nhau, +Sử dụng Listening table: Là một bảng phụ trong đó có quy định rõ số lần nghe, yêu cầu đạt được sau mỗi lần nghe, phần kiểm tra kết quả và chữa bài của giáo viên và một phần rất quan trọng là phần Prediction (Dự đoán trước) của học sinh. Bảng này vừa gọn gàng lại vừa thể hiện rất rõ quy trình của một bài nghe, giúp học sinh nắm được nội dung của hoạt động qua từng bước thực hiện hoạt động. +Sử dụng những hình vẽ đơn giản (hình que) ở trên bảng nhằm tạo ra sự bất ngờ và thích thú cho học sinh, hình que có thể tạo ra những hiệu quả tốt trong quá trình giảng dạy từ mới, đặc biệt phù hợp với đối tượng học sinh THCS vì tính chất mới lạ và ngộ nghĩnh của hình ảnh, Ví dụ để dạy tính từ sad và happy, giáo viên có thể vẽ hình đơn giản như sau lên bảng và yêu cầu học sinh tự đoán nghĩa của từ: ? How does he feel? He feels