SKKN Đổi mới và áp dụng một số phương pháp dạy đọc, rèn và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh

doc 9 trang sangkien 29/08/2022 3200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới và áp dụng một số phương pháp dạy đọc, rèn và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_va_ap_dung_mot_so_phuong_phap_day_doc_ren_va_ph.doc

Nội dung text: SKKN Đổi mới và áp dụng một số phương pháp dạy đọc, rèn và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh

  1. Dạy và rốn kĩ năng đọc Tiếng Anh cho học sinh THCS A - Đặt vấn đề: I/ Cơ sở lý luận: Tiếng Anh là một ngôn ngữ rất quan trọng và thông dụng trên toàn thế giới, nó được sử dụng trong mọi lĩnh vực khác nhau. Việc đưa tiếng Anh vào giảng dạy ngay từ trường THCS là cần thiết và đúng đắn, tạo điều kiện cho học sinh học tập và nghiên cứu ở mức cao hơn sau này. Nó góp phần vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện vừa có năng lực phẩm chất vừa có trình độ tri thức khoa học. Học sinh học Tiếng Anh có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với những nền văn hoá phong phú, hấp dẫn và lâu đời của các nước trên thế giới. Từ năm học 2002 - 2003 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 1 và lớp 6 đến nay đã được 4 năm do vậy cũng phải có nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy các bộ môn nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều chỉnh việc luyện tập của học sinh. Việc dạy và học tiếng Anh trong trường THCS tập trung rèn luyện 4 kỹ năng : Nghe - Nói - Đọc - Viết, trong đó hoạt động nghe - nói là mục đích chủ yếu của quá trình dạy và học ngoại ngữ, hoạt động nói thông qua nghe, hoạt động viết thông qua đọc. Đọc là một trong những kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. II. Cơ sở thực tiễn Đọc là một kỹ năng quan trọng và cần thiết trong quá trình giảng dạy tiếng Anh trong trường THCS. Những năm trước đây có một số giáo viên cho rằng khi học một bài khoá thì nhất thiết học sinh phải được lần lượt đọc to từng đoạn trong bài, một số khác lại cho rằng sẽ rất có hại cho học sinh nếu họ được nhìn thấy bài khoá trước khi họ nghe đọc mẫu, một số khác nữa thì lại thường yêu cầu học sinh theo dõi bài khoá trong khi giáo viên đọc mẫu. Ngày nay tất cả những quan điểm trên đều được coi là phiến diện, không phù hợp với quan điểm dạy học theo hướng giao tiếp, coi giao tiếp vừa là phương tiện dạy và học vừa là mục đích của quá trình dạy học. Vì thực tế nhiều năm khi dạy các bài khoá, giáo viên thường đọc giúp học sinh, cho học sinh đọc theo đồng thanh, gọi học sinh đọc cá nhân trước lớp sau đó là dịch bài khoá sang tiếng Việt. Cách dạy và học này không giúp học sinh hiểu nội dung bài khoá, không khai thác hết bài khoá và học sinh sẽ không nhớ từ cùng cấu trúc câu. Xuất phát từ thực tế nhiều năm giảng dạy tiếng Anh và tham khảo một số tài liệu tôi thấy việc đổi mới và áp dụng một số phương pháp dạy đọc, rèn và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh là điều hết sức cần thiết. Sau đây là một số kiểu bài đọc và phương pháp dạy chúng như thế nào. B. Nội dung và biện pháp thực hiện Như chúng ta biết đọc là một trong những kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đọc vừa là mục đích vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ cũng như hiểu sâu hơn về văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mà mình đang học. Song ta cũng cần phải phân biệt các loại bài đọc với những mục đích khác nhau trên cơ sở đó đề ra các phương pháp, cách khai thác bài đọc các hoạt động cho phù hợp với từng bài đọc. I. Các loại bài đọc. Trong cuộc sống, khi đọc bất cứ một thứ gì, bao giờ chúng ta cũng có một mục đích đọc rất cụ thể, và ta cũng có những cách đọc khác nhau cho những mục đích khác nhau. Thí dụ khi đọc một bài bình luận trên báo ta thường đọc lướt nhanh để nắm thông tin, nội dung hoặc tư tưởng chung của bài baó. Khi đọc một thông báo về tăng giá các mặt hàng, chúng ta thường đọc lướt nhanh từ trên xuống dưới và chỉ dừng mắt ở những mặt hàng mà ta quan tâm. Ngược lại khi đọc sổ liên lạc mà giáo viên chủ nhiệm gửi cho phụ huynh chắc hẳn mọi người sẽ đọc thật kỹ và chậm rãi để cố hiểu hết các ý bao hàm trong kết quả học tập cũng như nhận xét của giáo viên. Trong giảng dạy ngoại ngữ, để giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc có hiệu quả ta cần phân biệt những loại đọc cơ bản vẫn được sử dụng phổ biến như: - Đọc to và đọc thầm - Đọc phân tích và đọc tổng hợp. I.1 Đọc to và đọc thầm: Xét về cách thức đọc có 2 loại đọc: đọc to (Reading aloud) và đọc thầm (Silent reading) I.1.1. Khi ta muốn truyền đạt lại thông tin của một người khác đã được viết ra như đọc báo, đọc tin hoặc giúp học sinh luyện phát âm, trọng âm, ngữ điệu và kỹ năng đọc để thông báo lúc đó ta đọc to thành lời. I.1.2. Khi muốn đọc để hiểu, để nhận biết thông tin, chúng ta thường đọc thầm, tức là nhìn vào chữ và nhận biết thông tin trong óc không nhất thiết phải đọc to thành lời mà vẫn có hiệu quả. Trong giảng dạy ngoại ngữ việc đọc to thành lời có rất ít tác dụng đến việc phát triển kỹ năng đọc hiểu của học sinh I.2. Đọc phân tích và đọc tổng hợp (Intensive reading, Extensive reading). Xét theo mục đích đọc có những mục đích đọc sau: I.2.1. Đọc giải trí (Reading for pleasure) I.2.2 Đọc lấy thông tin cần thiết. (Scanning for specific information) Composed by Pham Van Kinh Chu Van An Lower Secondary School - Chi Linh, Hai Duong 1
  2. Dạy và rốn kĩ năng đọc Tiếng Anh cho học sinh THCS I.2.3 Đọc lấy ý chính (Skimming for main ideas) I.2.4. Đọc phân tích để hiểu nội dung chi tiết hoặc để nghiên cứu.( Reading for detail information) I.2.5. Đọc phân tích để học tiếng (Reading for study) Trong những năm trước đây, việc dạy bài đọc cho học sinh chủ yếu là đọc phân tích (Intensive reading) nhằm để cung cấp ngữ liệu và thực hành tiếng nói chung, ba loại đọc đầu còn hạn chế. II. Kỹ năng đọc Bài đọc được dùng trong giảng dạy ngoại ngữ có hai loại cơ bản: Bài đọc dùng để dạy tiếng và bài đọc dùng để dạy kỹ năng đọc hiểu. Trong những năm trước đây, dạy đọc thường chỉ hạn chế trong phạm vi những kỹ năng cơ bản như: - Nhận biết mặt chữ và nghĩa của từ đã học thông qua nói. - Đọc và hiểu được những câu và chuỗi lời nói đã học qua nói cho dù đó là loại bài đọc gì. Các kỹ năng này chưa đủ để đảm bảo cho học sinh có được những kỹ năng đọc hiểu thông thạo. Khi đọc người đọc còn cần có những kỹ năng khác như: - Kỹ năng đọc để lấy thông tin cần thiết (Scanning/Reading for specific information) - Kỹ năng đọc lướt tổng quát để lấy thông tin, nội dung chính (Skimming/Reading for main ideas) - Kỹ năng phán đoán trước khi đọc và trong quá trình đọc. (Predicting) - Kỹ năng đoán từ trong ngữ cảnh. (Guessing meaning from context) Để khai thác và rèn kỹ năng đọc bài khoá cho học sinh tôi xin đề cập đến loại bài đọc dùng để dạy kỹ năng đọc hiểu cho học sinh. III. Phương pháp dạy bài khoá. 1. Tiến trình dạy một bài khoá. Thông thường dạy một bài khoá được tiến hành theo 3 giai đoạn cơ bản: Trước khi đọc (Pre - reading), trong khi đọc (While reading) và sau khi đọc (Post reading). Trong mỗi giai đoạn lại có những hoạt động khác nhau, các hoạt động này không hoàn toàn bắt buộc đối với tất cả các bài dạy đọc mà chúng ta nên sử dụng chúng một cách linh hoạt. 2. Các hoạt động cho một bài dạy 2.1. Giai đoạn trước khi đọc.( Pre reading) Các hoạt động trước khi đọc chủ yếu nhằm gây hứng thú cho học sinh (Arouse students), hướng học sinh vào chủ đề, chủ điểm mà học sinh sắp đọc. (Focus on the topic), thiết lập tình huống (Set the scene). 2.1.1. Bước đầu tiên của giai đoạn này là giới thiệu ngữ liệu mới. (Pre teach vocabulary) - Trong bước này có thể sử dụng các thủ thuật giới thiệu và dạy từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc câu mà giáo viên đã được nghiên cứu và áp dụng (7 steps: eliciting - modeling- repetition- checking pronunciation- copying- checking stress- meaning và các thủ thuật (techniqes): visual aids- realias- mime- situation/ explanation- example- synonym/antonym- translation ) Giáo viên cũng cần lựa chọn và phân loại từ để dạy tuỳ theo mức độ khó và mức cần thiết của từ đối với việc đọc và hiểu nội dung bài đọc cũng như số lượng từ mới cần giới thiệu bao nhiêu thì vừa. Nếu từ mới cần thiết cho việc đọc và hiểu bài và phù hợp với trình độ học sinh thì ta cần dạy kỹ càng, dạy một cách chủ động. Nếu từ mới cần thiết nhưng vượt quá khả năng của học sinh thì nên dạy thụ động nghĩa là giáo viên nên giải thích hoặc dịch nghĩa càng nhanh càng tốt. Nếu từ không cần thiết để hiểu bài khoá và cũng không quá khó thì nên cho học sinh đoán nghĩa cuả từ trong văn cảnh. Nếu từ mới vừa không cần thiết vừa không khó thì ta có thể bỏ qua. Sau khi dạy xong từ vựng giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động trước khi đọc để tạo nhu cầu, lý do, mục đích của việc đọc (Create reasons for reading) cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc (Predict the text) hoặc nêu những điều muốn biết về bài khoá (Give expectation) Sau đây là một số hoạt động trước khi cho học sinh đọc: 2.1.2. Sắp xếp lại trình tự các câu. (Ordering statements) Giáo viên viết lên bảng hoặc bảng phụ một số câu theo nội dung của bài nhưng không theo thứ tự, yêu cầu học sinh đọc rồi sắp xếp lại theo ý hiểu của mình sau đó mở sách đọc và kiểm tra lại dự đoán của mình. Số lượng câu có thể là 6-8. Vd: English 9. Unit 3. A trip to the countryside. Lesson 4. Read Rearrange these sentences into the correct order. 1. Peter plays baseball. 2. He will stay there till the beginning of October. 3. They have two children. 4. He feeds the chickens and collects their eggs. 5. The Parkers are nice so Van feels like a member of their family. 6. Mrs. Parker works part-time at a grocery store in a nearby town. Key: 2 6 3 4 1 5 Composed by Pham Van Kinh Chu Van An Lower Secondary School - Chi Linh, Hai Duong 2
  3. Dạy và rốn kĩ năng đọc Tiếng Anh cho học sinh THCS 2.1.3. Đọc chép chính tả.( Jigsaw dictation) Giáo viên cần chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (6-7em/ nhóm). Chép nội dung của bài thành nhiều câu (khoảng 6-7 câu) rồi phô tô phát cho mỗi em một tờ. Lần lượt từng em đọc câu của mình cho các bạn chép sau đó suy đoán thứ tự các câu, cuối cùng mở bài đọc ra đọc rồi đối chiếu để kiểm tra. VD: English 7. Unit 7. B2. Read He usually starts work at six in the morning Mr. Tuan works in the fields with his brother Mr. Tuan rests and eats lunch His work usually finishes at six He goes to the city with his wife 2.1.4. Sắp xếp lại tranh theo thứ tự. (Ordering pictures) Giáo viên chuẩn bị một số bức tranh theo nội dung của bài mà học sinh sắp đọc (có thể vẽ hình que đơn giản). Giới thiệu và dán các bức tranh lên bảng nhưng không theo thứ tự. Yêu cầu học sinh xem rồi sắp xếp lại sau đó mở sách đọc và kiểm tra lại. 2.1.5. Nghe và vẽ. (Listen and draw/ Picture dictation) Giáo viên cần vẽ một - hai điểm trước, đọc chính tả, học sinh nghe rồi vẽ theo sau đó mở bức tranh trong bài đọc ra và đối chiếu. (chủ yếu vẽ mô tả đường phố, nhà cửa, lớp học hoặc người ) 2.1.6. Dự đoán đúng sai.(True/False statement prediction) Giáo viên chuẩn bị 5-6 câu về nội dung bài đọc, yêu cầu học sinh cho dự đoán đúng sai, gọi học sinh đưa ra đáp án dự đoán sau đó yêu cầu học sinh đọc bài và kiểm tra lại. VD: English 9. Unit 9. Natural disasters. True or False. Check () in the boxes. T F 1. Most of the earthquakes in the world occur in the Ring of Fire.   2. The earthquake in Kobe in 1995 caused severe damage.   3. A huge tidal wave traveled from California to Alaska and hit Anchorage in the 1960s.   4. Typhoon, hurricane and tropical storm are different words for the same natural disaster.   5. The eruption of Mount Pinatubo is the world’s largest ever volcanic eruption.   6. A tornado looks like a funnel.   2.1.7. Dự đoán mở. (Open prediction) Giáo viên chuẩn bị ra bảng phụ trước hoặc kẻ 1 bảng, điền một số thông tin vào bảng, yêu cầu học sinh dự đoán tiếp những nội dung còn lại, sau đó đọc bài và kiểm tra lại phần dự đoán. VD: English 9. Unit 8. Celebrations Celebration When? Activities Food Country Tet Viet Nam Special meal called Seder Easter Bằng các hoạt động trước khi đọc, như vậy học sinh đã có thể hình dung được phần nào nội dung bài khoá nhưng chưa sâu: Những thông tin trong phần dự đoán thường là những ý chính, chung chung của bài đọc. Giáo viên không nên đưa ra những thông tin chi tiết vì giai đoạn này chủ yếu rèn kỹ năng đọc lướt, lấy thông tin chính (Skimming for main ideas). Lần đọc này là phần đầu của giai đoạn trong khi đọc. 2.2. Giai đoạn trong khi đọc (While reading) Hoạt động đầu tiên của giai đoạn này là học sinh đọc để kiểm tra thông tin đã dự đoán ở phần trước. Giáo viên cho học sinh đối chiếu với kết quả dự đoán và kết quả sau khi đọc lần thứ nhất, Giáo viên chữa chung cho cả lớp nếu học sinh chưa thoả mãn thì yêu cầu học sinh đọc lại phần có câu trả lời đó để xác định Composed by Pham Van Kinh Chu Van An Lower Secondary School - Chi Linh, Hai Duong 3