SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng đội ngũ giáo viên trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015

doc 42 trang sangkien 05/09/2022 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng đội ngũ giáo viên trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_doi_ngu_giao_vien_tru.doc
  • docBIA SKKN.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng đội ngũ giáo viên trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015

  1. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LĨNH VỰC QUẢN LÝ PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền văn minh trí thức - công nghệ tin học. Thế giới đang bước vào thời kỳ hội nhập và xu thế toàn cầu hoá mà không một nước nào cưỡng lại được. Để Việt Nam hội nhập cùng thế giới không có con đường nào khác là phát triển giáo dục đào tạo, nhằm tạo ra nguồn lực mới, nguồn vốn người có đủ trình độ khoa học, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu của thời đại mới, thời đại nền kinh tế tri thức. Trước tình hình đổi mới trong nước và quốc tế hiện nay Đảng ta đã đề ra: Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là để tạo đà cho CNH-HĐH đất nước phát triển và hội nhập sâu. Trong các văn kiện của Đại hội Đảng đã khẳng định “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” phát triển giáo dục nhằm “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Để thực hiện được mục tiêu mà Đảng ta đề ra giáo dục phải đi trước một bước . Nhiệm vụ này đòi hỏi đội ngũ giáo viên những nhà “ huấn luyện” giỏi, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa. Mới thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo dục hiện nay giao phó. Nghị quyết TW 2 khoá 8 của Đảng đã khẳng định: “ Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và đào tạo và được xã hội tôn vinh”. Bởi vì người thầy đóng vai trò chủ đạo trong việc hoàn thiện nhân cách một con người, đào tạo những con người có lý tưởng cao đẹp, những con người chân chính đủ phẩm chất “ Đức, Trí, Thể, Mĩ” để xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 và hội nhập quốc tế. Hơn ai hết đội ngũ giáo viên phải là những người đi tiên phong, gánh vác sứ mạng mà lịch sử giao phó. NGƯỜI THỰC HIỆN: VÕ VIỆT HÙNG 1 TRƯỜNG THCS CẨM TÂN
  2. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LĨNH VỰC QUẢN LÝ Là người lãnh đạo quản lý trường THCS cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò , nhiệm vụ hết sức quan trọng mà xã hôi đã đặt ra cho giáo dục. Yêu cầu nhà quản lý phải có kế hoạch và những biện pháp xây dựng phát triển đội ngũ đạt tiêu chuẩn về chất lượng xã hội yêu cầu. Coi công tác xây dựng đội ngũ giáo viên là mục tiêu đặt lên hàng đầu và được làm thừng xuyên, liên tục. Phải xây dựng đội ngũ giáo viên đủ “Tài-Đức” để giáo dục hoàn thiện nhân cách học sinh nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Điều 14 chương I luật giáo dục quy định “ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học”. Điều 31 chương 4 quy định về trình độ chuẩn của giáo viên về: Tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và sức khoẻ tâm lý tốt. Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học( 2003-2004) của Bộ giáo dục đưa ra những vấn đề định hướng cho nghành giáo dục trong thời kỳ đổi mới hội nhập: “ Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất chính trị, đạo đức, đủ vè số lượng đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ đào tạo. tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường kỷ cương, nề nếp ”. Với những yêu cầu thực tiễn của giáo dục đất nước hiện nay đã định hướng cho giáo dục phát triển và có những đổi mới sau các kỳ Đại hội của Đảng. Đưa giáo dục Việt nam đang trên đà tiến tới hội nhập cùng thế giới. Là người cán bộ quản lý, tôi thấy phải tập trung chỉ đạo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên. Đây không chỉ là việc làm trước mắt mà còn phải lâu dài với những giải pháp, biện pháp cụ thể, thiết thực, khoa học. Từ những lý do trên, cùng với những trăn trở thường xuyên của bản thân trong việc quản lí một trường THCS. Đồng thời qua đợt thực tế giáo dục ở một số trường tiên tiến, trường điểm tôi càng thấy rõ hơn yêu cầu cấp thiết của vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên trong tình hình hiện nay. NGƯỜI THỰC HIỆN: VÕ VIỆT HÙNG 2 TRƯỜNG THCS CẨM TÂN
  3. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LĨNH VỰC QUẢN LÝ Do vậy, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng đội ngũ giáo viên trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá giai đoạn 2011 - 2015 ” để nghiên cứu với mong muốn tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để áp dụng chỉ đạo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường mà mình đang quản lý thành một đội ngũ vững vàng về mọi mặt, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu để đề xuất một số biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS trong giai đoạn hiện nay để xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 và hội nhập quốc tế. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Trong đề tài này tôi tập trung nêu và giải quyết một số vấn đề sau: 1. Một số cơ sở lí luận có liên quan đến việc xây dựng đội ngũ giáo viên trường THCS. 2. Thực trạng của vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá. 3. Đề xuất một số biện pháp xây dựng đội ngũ GV của trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng đội ngũ giáo viên trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015” V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau: 1. Phương pháp lí thuyết. NGƯỜI THỰC HIỆN: VÕ VIỆT HÙNG 3 TRƯỜNG THCS CẨM TÂN
  4. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LĨNH VỰC QUẢN LÝ 2. Phương pháp quan sát. 3. Phương pháp phỏng vấn. 4. Phương pháp điều tra. 5. Phương pháp phân tích tổng hợp. 6. Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục. VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: Từ ngày 08/ 8/ 2011 đến 20/ 8/ 2011 xác lập đề tài, lập đề cương và kế hoạch nghiên cứu. Từ ngày 23/ 8/ 2011 đến 24/ 3/ 2012 tìm hiểu thực tế, thu thập thông tin, số liệu. Từ ngày 02/ 4/ 2012 đến 12/ 4/ 2012 xử lý thông tin, viết bản thảo và nộp đề tài chính thức. NGƯỜI THỰC HIỆN: VÕ VIỆT HÙNG 4 TRƯỜNG THCS CẨM TÂN
  5. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LĨNH VỰC QUẢN LÝ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS. I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS. 1. Một số khái niệm Trong hệ thống giáo dục, trường học là nơi diễn ra quá trình đào tạo. Trong đó, mỗi thành phần thực hiện một chức năng, một nhiệm vụ nhất định (dạy của thầy - học của trò). Là tổ chức nhiều thành phần, là tế bào của hệ thống giáo dục. Như vậy, quản lý nhà trường chủ yếu là quản lý qúa trình dạy - học. Hơn nữa trong quá trình dạy học thì vai trò của người thầy, chất lượng của người thầy là vô cùng quan trọng. Đội ngũ cán bộ giáo viên(CBGV) là lực lượng chủ yếu, là những người trực tiếp tổ chức thực hiện quá trình giáo dục. Chính vì vậy, quản lý nhà trường trước hết là phải quản lý chỉ đạo tốt đội ngũ giáo viên. * Đội ngũ là tập hợp số đông người cùng chức năng hoặc cùng nghề nghiệp hợp thành một lực lương hoạt động trong một tổ chức là nguồn nhân lực trong tổ chức đó. Như vậy: * Đội ngũ giáo viên trường THCS bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên là nguồn lực của nhà trường được tổ chức phân công công việc theo sự quy định của ngành giáo dục (làm công tác giáo dục)(Trích: Bài Xây dựng đội ngũ giáo viên trong trường THCS – TTGDTX Tỉnh Thanh hóa). Là người quản lý nhà trường, hơn ai hết Người quản lý cần thấy rõ vai trò của đội ngũ CBGV (tập thể sư phạm), mối quan hệ giữa các thành viên với tập NGƯỜI THỰC HIỆN: VÕ VIỆT HÙNG 5 TRƯỜNG THCS CẨM TÂN
  6. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LĨNH VỰC QUẢN LÝ thể và những việc cần làm để xây dựng, củng cố phát triển đội ngũ GV ở trường THCS. * Xây dựng đội ngũ Giáo viên trong trường THCS là biện pháp của người hiệu trưởng nhằm xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế xã hội của đất nước, yêu cầu của phát triển giáo dục nói chung và yêu cầu phát triển của nhà trường THCS nói riêng. Như vậy số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên trong nhà trường yêu cầu đủ và đồng bộ. Năng lực của đội ngũ đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Mọi thành viên trong nhà trường thống nhất để thực hiện mục tiêu chung của nhà trường. 2- Các tiêu chuẩn của đội ngũ giáo viên. 2.1- Tiêu chuẩn của một thể sư phạm vững mạnh. - Bất cứ nhà trường nào cũng phải xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, vững mạnh mới có kết quả tốt trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. - Những tiêu chuẩn của một tập thể sư phạm vững mạnh là: + Là tập thể mà trong đó các thành viên thực sự gắn bó với nhau. Biểu hiện sự gắn bó đó là tính đoàn kết, lòng nhân ái và sự tôn trọng lẫn nhau. Mọi người đều quan tâm đến nhau, cùng nhau chia sẽ niềm vui, nỗi buồn. Chủ động giúp đỡ nhau giải quyết những khó khăn trong công tác, trong đời sống vật chất và tinh thần, sống trong tập thể đấy mọi người đều thấy tự tin đồng thời cũng cảm thấy thiếu thốn khi xa rời tập thể. Xem tập thể là chỗ dựa tinh thần cho mỗi cá nhân, coi tập thể là tổ ấm thứ 2 của mình. + Một tập thể vững mạnh phải có dư luận lành mạnh. Dư luận có tác dụng động viên kịp thời về tinh thần và trách nhiệm, niềm tin đối với mỗi thành viên trong nhà trường. NGƯỜI THỰC HIỆN: VÕ VIỆT HÙNG 6 TRƯỜNG THCS CẨM TÂN
  7. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LĨNH VỰC QUẢN LÝ + Một tập thể vững mạnh phải là tập thể có ý thức học tập nắm vững đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng và tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng, có đủ những phẩm chất như vậy mới thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó. Tập thể đó phải là những người thầy cô mẫu mực hết lòng vì học sinh thân yêu, chăm sóc giáo dục một cách chu đáo thế hệ trẻ về nhân cách và hướng các em học tập để sau này có nghề nghiệp phục vụ và làm chủ tương lai đất nước. Đội ngũ giáo viên phải được nhân dân tin yêu và kính trọng, tôn vinh nghề thầy giáo là nghề yêu quý nhất. + Tập thể sư phạm vững mạnh là một tập thể có tổ chức chặt chẽ, ý thức tổ chức kỷ luật cao, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách và pháp luật của Nhà nước, nội quy quy chế của nhà trường. Là đội ngũ giáo viên có sự thống nhất ý chí và hành động của mọi thành viên thì sẽ tạo nên một sức mạnh của đội ngũ đó. Mỗi thành viên trong đội ngũ phải xây dựng cho mình thói quen sống và hành động theo pháp luật. Nề nếp làm việc theo quy chế, đồng thời phải vận động những người xung quanh, trước hết là học sinh và gia đình mình thực hiện tốt. 2.2 Tiêu chuẩn chất lượng đối với đội ngũ giáo viên THCS * Tiêu chuẩn về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức. - Đội ngũ giáo viên phải có những tiêu chuẩn về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng toàn dân. - Tham gia học tập nghiên cứu các nghị quyết của Đảng, chủ chương, chính sách của nhà nước. - Yêu nghề tận tuỵ với nghề , sẵn sàng khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. NGƯỜI THỰC HIỆN: VÕ VIỆT HÙNG 7 TRƯỜNG THCS CẨM TÂN