SKKN Giải pháp vận động học sinh ra lớp trường PTDTBT THCS Nậm Manh

pdf 19 trang sangkien 05/09/2022 3460
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp vận động học sinh ra lớp trường PTDTBT THCS Nậm Manh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_giai_phap_van_dong_hoc_sinh_ra_lop_truong_ptdtbt_thcs_n.pdf

Nội dung text: SKKN Giải pháp vận động học sinh ra lớp trường PTDTBT THCS Nậm Manh

  1. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: Giải pháp vận động học sinh ra lớp trường PTDTBT THCS Nậm Manh. 2. Đồng tác giả: Đỗ Thị Hồng; Hoàng Thị Hà Phương; Tao Xuân Khoa 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 09/2016 đến tháng 05/2017. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường PTDTBT THCS Nậm Manh. Địa chỉ: Xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Số diện thoại: 02133544888. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 1.1. Sự cần thiết Nậm Manh là một xã khó khăn của huyện Nậm Nhùn ở tất cả các lĩnh vực. Chính vì vậy, giáo dục là một yếu tố mang ý nghĩa then chốt, quyết định sự phát triển lâu dài và bền vững của xã. Ngoài việc phải không ngừng đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy học cũng như các biện pháp khắc phục những hạn chế của một xã khó khăn để giáo dục một thế hệ tương lai năng động, sáng tạo góp phần đưa xã nhà theo kịp với mặt bằng chung của các xã trong toàn huyện. Xã Nậm Manh còn gặp không ít khó khăn về công tác vận động và duy trì sĩ số học sinh do nhiều yếu tố tác động như: Địa hình, phong tục tập quán của nhân dân, tôn giáo, khả năng làm công tác tuyên truyền vận động của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, Ngay từ những ngày đầu năm học nhà trường đã xác định rõ mục tiêu đầu tiên cần làm đó là vận động tối đa học sinh ra lớp và công tác duy trì sĩ số học sinh mà các biện pháp trước đây còn chưa mang lại hiệu quả, tỷ lệ chuyên cần thấp, học sinh còn bỏ học, trốn học nhiều, phụ huynh học sinh còn chưa quan tâm đến thời gian học trên lớp của học sinh, giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác vận động và duy trì sĩ số tại trường. Đây là một vấn đề vô cùng cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng học sinh,
  2. làm thay đổi những thói quen vốn có của người học, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Vì vậy, nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp vận động học sinh ra lớp trường PTDTBT THCS Nậm Manh.” không những giúp nâng cao chất lượng của học sinh mà còn giúp cán bộ, giáo viên trong nhà trường có được giải pháp hữu hiệu để vận động và duy trì sỹ số học sinh. 1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến Mục đích của việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp vận động học sinh ra lớp trường PTDTBT THCS Nậm Manh.” là nhằm duy trì sĩ số học sinh để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên về nghiệp vụ sư phạm và khả năng tuyên truyền, vận động và duy trì sĩ số học sinh một cách tối đa tại địa phương. 2. Phạm vi triển khai thực hiện Đối tượng nghiên cứu là cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh Trường PTDTBT-THCS Nậm Manh. Địa điểm triển khai: Trường PTDTBT THCS Nậm Manh. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3.1.1 Hiện trạng Nậm Manh là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Nậm Nhùn, có 5 bản với 2448 dân cư sinh sống, có hai dân tộc chủ yếu là Mông và Khơ Mú, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, hơn 70% số dân sinh hoạt tôn giáo. giáo dục chưa phát triển mạnh, phụ huynh và học sinh chưa thực sự chú trọng đến việc học, vẫn còn tình trạng tảo hôn, phương pháp dạy học chưa thu hút được học sinh nên ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ chuyên cần và duy trì sỹ số học sinh. Tỷ lệ ra ra lớp rất thấp và thường xuyên nghỉ học đặc biệt vào các ngày cuối tuần, trước và sau kỳ nghỉ tết nguyên đán. Với thực trạng như vậy, Ban giám hiệu chúng tôi rất trăn trở về tình trạng học sinh ở địa phương. Công tác vận động học sinh ra lớp chưa có hiệu quả vì các giải pháp chưa thực sự phù hợp với tình hình địa phương, đơn thuần chỉ là giáo viên chủ nhiệm tự đến nhà học sinh để vận động khi có học 2
  3. sinh nghỉ học, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, nhân dân ở cơ sở. Từ những giải pháp chưa hiệu quả của thực tiễn, ban giám hiệu chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu đề tài này. 3.1.2. Biện pháp cũ đã thực hiện. Để nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh chúng tôi đã thực hiện những giải pháp như sau: - Giải pháp 1: Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp đến nhà vận động học sinh ra lớp. - Giải pháp 2: Kết hợp tuyên truyền vận động qua các cuộc họp bản, họp phụ huynh định kỳ. Sau khi thực hiện các giải pháp trên, kết quả đạt được như sau: Tỷ lệ chuyên cần đầu tuần và cuối tuần khoảng 70%, tỷ lệ chuyên cần giữa tuần khoảng 80% đến 95%. Thời gian trước và sau tết nguyên đán một đến hai tuần tỷ lệ chỉ đạt từ 60% trở lên. 3.1.3. Ưu điểm và hạn chế của giải pháp cũ. - Ưu điểm: Với giải pháp vận động cũ, giáo viên chủ nhiệm là yếu tố quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyên cần của học sinh, giáo viên được gần gũi với học sinh thường xuyên hơn, không mất nhiều thời gian của các ban ngành đoàn thể của nhà trường và chính quyền địa phương. - Hạn chế: Giáo viên chủ nhiệm không thể vận động được những học sinh cố tình nghỉ học hoặc gia đình không cho đi học. Mất nhiều thời gian của giáo viên chủ nhiệm vì học sinh ở các điểm bản khác nhau. Không có chế tài, quy ước, hương ước cụ thể nên không phát huy được ý thức tự giác của người dân. 3.1.4. Nguyên nhân và sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới. - Nguyên nhân từ phía nhà trường Chưa thường xuyên phối hợp với các ban nghành đoàn thể trong nhà trường cũng như chính quyền địa phương sở tại, chưa tổ chức được sân chơi đa 3
  4. dạng để thu hút học sinh đến trường, hoạt động ngoài giờ lên lớp đơn điệu, công tác bán trú chưa thực tốt - Nguyên nhân từ giáo viên Khả năng tìm hiểu các phong tục tập quán của địa phương còn thấp, tinh thần trách nhiệm của giáo viên chưa cao, kỹ năng vận động học sinh và duy trì sĩ số học sinh, , còn nhiều hạn chế. - Nguyên nhân từ phía học sinh Chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, còn ham chơi và bị ảnh hưởng bởi hủ tục lạc hậu (như xây dựng gia đình sớm); là lao động chính trong gia đình; sinh hoạt tôn giáo; đi làm ăn xa, - Nguyên nhân từ phụ huynh học sinh Chưa thực sự quan tâm đến việc học của học sinh, còn để học sinh tự do tìm hiểu và xây dựng gia đình sớm, vẫn mang tư tưởng học ra trường phải được làm trong các cơ quan nhà nước Thực trạng trên đòi hỏi phải có những giải pháp mới nhằm thay đổi phương pháp vận động để duy trì sĩ số học sinh để từng bước nâng cao được chất lượng đại trà trong nhà trường. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. 3.2.1 Tính mới của sáng kiến Giải pháp vận động học sinh ra lớp mới khác với các giải pháp cũ ở các điểm sau: - Huy động toàn bộ lực lượng cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, có sự kết hợp của phụ huynh và học sinh trong công tác vận động. - Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương. - Cam kết của của từng giáo viên với ban giám hiệu, cam kết của phụ huynh với UBND xã và có hương ước, chế tài cụ thể đối với từng bản. - Tăng cường các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, tạo ra sân chơi lành mạnh ở các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, làm tốt công tác nuôi dưỡng học sinh bán trú nhằm thu hút học sinh yêu trường, yêu lớp hơn. 3.2.2. Các giải pháp mới áp dụng 4
  5. * Đối với việc vận động học sinh ra lớp: - Đối với học sinh nghỉ học không lý do thường xuyên: + Giáo viên chủ nhiệm: Phải có trách nhiệm với lớp chủ nhiệm, nhiệt tình, quan tâm, tìm hiểu rõ nguyên nhân và trực tiếp tác động đến phụ huynh và học sinh nghỉ học. Trong qúa trình tiếp cận với gia đình học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần phải tìm hiểu hoàn cảnh và tính cách của phụ huynh học sinh để từ đó khéo léo dẫn dắt vấn đề một cách nhẹ nhàng (Ví dụ: Thăm hỏi về các công việc liên quan đến gia đình, mùa màng, tâm tư của học sinh ; Cùng giúp gia đình làm những công việc hàng ngày; quan tâm đến những vấn đề mà học sinh đó đang quan tâm để tìm sự đồng cảm ). Những việc làm đó có thể mất nhiều thời gian nhưng sẽ gây ấn tượng sâu sắc với phụ huynh và bản thân học sinh, tạo được sự tin tưởng, phụ huynh học sinh sẽ trở thành người tích cực trong việc động viên học sinh đi học. Thường xuyên quan tâm sát sao đến lớp chủ nhiệm và báo cáo kịp thời với ban giám hiệu về tình hình học sinh để kịp thời phối hợp giải quyết. Cô giáo Dì Thị Ca trong một buổi vận động học sinh Nậm Nàn 5
  6. + Về phía nhà trường(khi giáo viên không vận động được): Tham mưu với cấp ủy chính quyền, Bí thư chi bộ bản, trưởng bản để có biện pháp hữu hiệu (có thể là bằng các ràng buộc về kinh tế, hương ước, dòng họ ). Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm giải trình trước Ban giám hiệu về quá trình vận động không thành công của mình để tìm biện pháp khắc phục. Cấp ủy chính quyền cùng vào cuộc trong công tác vận động học sinh - Đối với học sinh nghỉ học để về sinh hoạt tôn giáo: + Giáo viên chủ nhiệm tiến hành theo cách trên. Đồng thời phải tìm hiểu các điều lệ của tôn giáo (vì trong tôn giáo của nhân dân có rất nhiều điểm tích cực. Ví dụ: không được nói dối, giữ bản làng và yêu nước mà yêu nước là phải học tập, ). Lấy đó làm căn cứ để học sinh không nói dối cha 6
  7. mẹ khi về nhà (lấy lý do là nhà trường cho nghỉ) và nói dối thầy cô khi đến trường (lấy lý do là gia đình có việc quan trọng). Đồng thời, khơi dậy tinh thần yêu nước vốn có của dân tộc Việt Nam. Từ đó phụ huynh học sinh sẽ có ý thức hơn trong việc theo dõi và nhắc nhở mỗi khi con em trốn học về nhà không đúng thời gian quy định. Vận động học sinh tại nhà trưởng nhóm Tôn giáo Huổi Chát 2 + Đối với nhà trường: Tham mưu với cấp ủy chính quyền, thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt với các trưởng nhóm để thảo luận, phân tích và tìm biện pháp. Ban giám hiệu có thể đến và nói chuyện trực tiếp với nhân dân trong các ngày họp đạo vào Chủ nhật để thông báo những học sinh hay nghỉ học Thứ 6, Thứ 7 và Thứ 2, khen ngợi những học sinh thực hiện tốt thời gian học để mỗi người dân có thể so sánh nhìn nhận và nâng cao lòng tự trọng của mình. Họp dân tại bản Nậm Pồ 7
  8. - Tham mưu với chính quyền địa phương tiến hành cam kết giữa Bí thư đảng ủy với Bí thư chi bộ các bản, giữa Bí thư chi bộ các bản với các trưởng nhóm Tôn giáo. - Đối với học sinh tảo hôn: Đây là một vấn đề đang rất khó khăn trên địa bàn, nguyên nhân là do phong tục và truyền thống của nhân dân để lại. Vì vậy vấn đề này cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan ban nghành đoàn thể tại địa bàn và cấp trên nhằm hạn 8