Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán ở Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán ở Tiểu học
- Phòng giáo dục huyện YÊN LạC Trường TIểU HọC PHạM CÔNG BìNH Sáng kiến kinh nghiệm DạY HọC PHáT HUY TíNH TíCH CựC CủA HọC SINH TRONG MÔN TOáN ở TIểU HọC Giáo viên thực hiện : nGUYễN THị DUYÊN Trường Tiểu học Phạm Công Bình - Yên Lạc – Vĩnh Phúc Năm học : 2009 - 2010 1
- Phần I : Phần mở đầu . I. Lí do chọn đề tài : 1. Cơ sở lí luận Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công đă mở ra một kỷ nguyên mới , kỷ nguyên độc lập , tự do cho dân tộc ta . Nhân dân Việt Nam đã thực sự làm chủ vận mệnh của mình . Văn học cũng khép lại một chặng đường . Nền văn học cách mạng được khai sinh và phát triển theo các giai đoạn : Giai đoạn 1945 – 1954 với hai đặc điểm chính .:Văn học hướng hẳn vào đời sống cách mạng và kháng chiến . Giai đoạn 1954 – 1975 hướng vào hai nội dung lớn : Xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước . Giai đoạn 1975 trở lại đây : Văn học chuyển sang thời kỳ mới , đặc biệt là bước chuyển mạnh mẽ cuối những năm 80 của thế kỷ XX . Nhìn chung văn học phát triển phong phú , sôi nổi , chân thực hơn với cuộc sống . Tựu chung lại : Văn học Việt Nam thời kỳ sau 1945 qua một số tác phẩm đã ghi lại được những hình ảnh tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử đầy gian lao , hi sinh nhưng cũng hết sức anh hùng vẻ vang với nhiiều chiến công vĩ đại của dân tộc . Bằng những hình tượng cao đẹp về con người , về đất nước , đặc biệt là về thế hệ thanh niên Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp , chống Mỹ và trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xa hội ngày hôm nay. 2. Cơ sở thực tiễn . Ngày nay , đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá , hiện đại hoá . Con người được làm chủ trên mọi lĩnh vực kinh tế , chính trị , văn hoá , xã hội Những gì có được của ngày hôm nay là sự đóng góp ,hi sinh to lớn của các thế hệ cha anh đi trước . Trong đó phải kể đến những lớp thế hệ thanh niên , họ tình nguyện xông pha trên những trận tuyến khói lửa hoặc tích cực hăng say xây dựng đất nước sau chiến tranh . Để hiểu rõ về họ thì việc nghiên cứu một số tác phẩm là rất cần thiết và hợp lý . 2
- Đồng thời , đối với một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn , việc tìm hiểu về tác phẩm văn học nói chung và tìm hiểu sâu sắc về thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời đại mới từ sau năm 1945 trong chương trình Ngữ văn THCS là một việc làm cần thiết để khi giảng dạy , bồi dưỡng cho học sinh mới giúp các em hiểu sâu sắc và thấu đáo về tác phẩm , tác giả , giai đoạn văn học , hình tượng văn học . Việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhiều năm qua đã khẳng định : Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn theo chuyên đề đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với học sinh .Học sinh được cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên sâu , mở rộng để hình thành các kỹ năng học văn , viết văn từ đó ham thích môn Ngữ văn , đặc biệt là đối với học sinh lớp 9 trường THCS Gia Khánh của chúng tôi. II. Phạm vi nghiên cứu . Trong phạm vi đề tài này , tôi đi sâu việc khắc hoạ hình ảnh thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời đại mới thông qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THCS hiện hành của một số tác giả : Tố Hữu , Chính Hữu , Huy Cận , Phạm Tiến Duật , Lâm Thi Mỹ Dạ , Nguyễn Duy , Thanh Hải , Lê Minh Khuê , Nguyễn Thành Long , Hồ Phương , III: Đối tượng nghiên cứu . Một số tài liệu nghiên cứu , đánh giá về văn học Việt Nam trong thời đại mới từ sau cách mạng tháng tám 1945. Những tác phẩm , đoạn trích trong chương trình Ngữ văn THCS hiện hành ( SGK lớp 6,7,8,9 ). Sách giáo viên ,nâng cao , sách tham khảo Ngữ Văn 6,7,8,9. Tư liệu sưu tầm của bản thân . IV: Mục đích nghiên cứu. Qua việc nghiên cứu này tôi hi vọng giúp được bản thân và cho các em học sinh , đặc biệt là học sinh lớp 9 có được cách nhìn nhận , đánh giá và tự hào về thế hệ thanh niên Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội , công cuộc đổi mới của đất nước .Từ đó giáo dục cho các em lòng tự hào , tự tôn , tự lực , tự cường của dân tộc , bồi đắp cho các em tình yêu quê hương , đất nước và con người , rèn luyện cho các em kỹ năng 3
- làm bài nghị luận tổng hợp một vấn đề trên cơ sở các kiến thức đã học có cùng chung một chủ đề tư tưởng , nội dung. Phần II : Nội dung I. Đặc điểm tình hình . Trong thời đại hiện nay , chủ nghĩa đế quốc đang có âm mưu xoá bỏ xã hội chủ nghĩ trên phạm vi toàn cầu . Vì vậy việc chống lại âm mưu và thủ đoạn của địch đẻ bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng , của cha ông để lại , giáo dục cho thanh , thiếu niên có ý thức giác ngộ cách mạng là việc làm rất quan trọng và cần thiết vì thanh thiếu niên là chủ nhân tương lai của đất nước . Căn cứ vào thực tế và quá trình nhận thức và chuyển hoá tâm lý của lứa tuổi , trong các nhà trường cần giảng dạy một số tác phẩm văn học để giáo dục các em lòng yêu nước , sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh, quang vinh. Trong chương trình Ngữ văn THCS , các tác phẩm văn học đề cập đến hình ảnh thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời đại mới được thể hiện đa dạng ở nhiều khối lớp khác nhau , nên việc tổng hợp phân tích , đánh giá là cần thiết để xâu chuỗi kiến thức cho học sinh về một vắn đề văn học , nhất là đối với học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9. II: Đối tượng phục vụ . Phục vụ cho việc giảng dạy phần văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám 1945 trong trương trình THCS. Phục vụ cho giáo viên bồi dưỡng chuyên đề hoăc giảng dạy , bồi dưỡng đội tuyển môn Ngữ văn lớp 9 . Phục vụ cho các đối tượng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 để giúp các em có khả năng khái quát , lập luận và trình bày cảm xúc các nhân , thực hành viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học hoàn chỉnh , khái quát nhưng hết sức tiêu biểu . Phục vụ tham khảo cho các bậc phụ huynh học sinh và cá nhân yêu thích văn học . III: Nội dung nghiên cứu . Văn học Việt Nam thời kỳ sau 1945, qua một số tác phẩm chọn lọc tiêu biểu được học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS hiện hành , đã ghi lại được những 4
- hình ảnh tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử đầy gian lao , hi sinh nhưng cũng hết sức anh hùng , vẻ vang với nhiều chiến công vĩ đại của dân tộc .Bằng những hình tượng cao đẹp về con người , đất nước , đặc biệt là thế hệ thanh niên Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội .Hình ảnh thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời đại mới của văn học Việt Nam sau 1945 là những thế hệ con người , những gương mặt làm lên tiếng sóng lịch sử vỗ mãi ngàn năm , họ có cuộc sống bình dị , tâm hồn sáng trong. Ngay sau khi cách mạng tháng tám năm 1945 thành công , từ 1946 – 1954 là giai đoạn trường kỳ chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta .Văn học nói chung và thơ ca nói riêng phát triển với lực lượng sáng tác đông đảo . Họ viết để ca ngợi tổ quốc , ca ngợi người lính ,nổi bật lên là hình ảnh con người Việt Nam anh dũng , đặc biệt là thế hệ thanh niên Việt Nam , họ đã khẳng định vị trí của mình , khẳng định truyền thống dân tộc ta hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước như lời Bác đã kêu gọi thanh niên : “ Các vua hùng đã có công dựng nước , Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước “ . Thế là bao lớp thanh niên đã lên đường xung trận với tư thế làm chủ : “ Những buổi vui sao cả nước lên đường Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục “ ( Đường ra mặt trận –Chính Hữu) Con người ở lại xây vdựng đất nước đẹp tươi, họ lấy đôi bàn tay , khối óc con tim mình quyết tâm san núi , băng rừng , biến những dãy đòi hoang vu thành những nhà máy xí nghiệp , mọc lên những cánh đồng bát ngát phì nhiêu : “ Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm “ ( Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông ) Như vậy trong giai đoạn này (1946 – 1954 ) , hình ảnh người thanh niên hiện lên với hai chân dung , hai hình tượng hết sức đẹp đẽ . Họ vừa tay súng trên chiến trường , vừa là tay búa , tay liềm trên các công trường , trên nhữngc thửa ruộng . Những con người sôi nổi nhiệt tình , họ ra đi với niềm tin sắt đá không thể chuyển lay và để lại sau lưng là những bờ tre , ruộng lúa , giếng nước gốc đa , những xóm làng gần gũi thân quen , những người thân chứa chan bao niềm tin chiến thắng Gian khổ hành quân suốt 5
- những tháng năm dài không nghỉ , nhưng họ vẫn giữ cho mình vẻ đẹp giản dị , sáng trong . Thế hệ thanh niên đó là những người mặc áo lính , không hẹn gặp nhau , nhưng vì “ Không có gì quý hơn độc lập ,tự do “ để rồi gặp nhau thành tình đồng chí . Tình đồng chí , đồng đội đã được xây dựng ,vun đắp , nảy nở từ trong khó khăn gian khổ , thiếu thốn Họ – những người lính có tâm hồn mộc mạc , chân thành nhưng rất đáng yêu . “ Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Tôi với anh đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng , đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ . Đồng chí ! “ ( Đồng chí – Chính Hữu ),. Họ là những thanh niên từ khắp các nẻo đường của Tổ quốc theo tiếng gọi thiêng liêng đã tự nguyện lên đường chiến đấu . Thử hỏi rằng có cuộc chiến đấu nào không khó khăn , gian khổ , không ăn đói , mặc rét , không hứng gió chịu sương , gian lao lắm , cực khổ lắm , nhưng trong lòng lại ấm áp keo sơn .Hai tiếng “ Đồng chí “ mới lắng đọng và chân thành làm sao ! “ Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo “ ( Đồng chí – Chính Hữu ). Nhà thơ Chính Hữu đã gạt hái được nhiều thành công trong ý tưởng xây dựng hình ảnh thơ về người lính . Trong bài thơ “ Đồng chí “ hình ảnh hai người lính đứng bên nhau với tư thế sẵn sàng , hiên ngang , không quản ngại gió sương đứng chờ giặc dưới chiến hào . “ Đầu súng trăng treo “ là hình ảnh thơ hết sức lãng mạn . Mũi súng hướng lên bầu trời đêm , thể hiện cho khung cảnh chiến tranh được nhà thơ nhân hoá tưởng tượng như một mảnh trăng dịu hiền treo ngay đầu ngọn súng . Mảnh trăng đó phải 6
- chăng là biểu tượng cho sự thanh bình , sự yên vui, lý tưởng sống chiến đấu và lý tưởng cách mạng . Đã là chân lí thì không bao giờ thay đổi , không bao giờ lãng quên . Trong baì thơ “Hoan hô chiến sỹ Điện Biên “ đã thể hiện rõ phẩm chất và ý chí của thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Pháp . Vì độc lập ,tự do của tổ quốc ,vì giang san đất nước mà chiến đấu hy sinh quên mình , bất cả nam hay nữ , những chàng trai hay cô gái Họ đang cùng nhau cân sức cân tài thi đua , nô nức hát hò trên chiến trường , cho dù đạn bom , máu chảy thịt nát , xương tan . “ Dốc Pha - đin chị gánh anh thồ Đèo Lũng lô anh hò chị hát Dù bom đạn , xương tan , thịt nát Không sờn lòng , không tiếc tuổi xanh “. Chín năm trường kỳ kháng chiến đầy gian khổ , diễn tả sao hết được nỗi nguy nan , thiếu thốn : “ Năm mươi sáu ngày đêm , khoét nuí ngủ hầm Mưa dầm cơm vắt Máu trộn bùn non “. Thế mà vẫn “ Gan không núng Chí không mòn “ Và sự hy sinh của họ làm ta xúc động , khâm phục biết nhường nào : “ Những đồng chí thân chọn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Aò ào vũ bão Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân nhắm mắt còn ôm Những bàn tay xẻ núi lăn bom 7