Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp dạy học tích cực môn Toán Lớp 5

doc 11 trang sangkien 30/08/2022 3580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp dạy học tích cực môn Toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhung_giai_phap_day_hoc_tich_cuc_mon_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp dạy học tích cực môn Toán Lớp 5

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Vân – Trường TH Nguyễn Huệ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NHỮNG GIẢI PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN TOÁN LỚP 5 I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1- Xuất phát từ vai trò môn Toán ở tiểu học : Theo tôi môn toán ở tiểu học có tầm quan trọng rất lớn vì : môn Toán cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản ban đầu, có hệ thống để tiếp lên những bậc học trên. Bên cạnh đó môn toán góp phần vào việc phát triển tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng, kích thích học sinh tìm tòi, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. Đồng thời rèn luyện cho các em phương pháp học tập, làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo. Ngoài ra nó còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ tiểu học trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 2- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và sự nghiệp cần thiết nghiên cứu phương pháp dạy Toán lớp 5 : Thông qua việc kiểm tra chất lượng đầu mỗi năm học, tôi nhận thấy chất lượng môn Toán quá thấp. Tôi suy nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh học yếu môn Toán? Nguyên nhân đó chính là : do phương pháp dạy của giáo viên và học của học sinh. Giáo viên thường làm việc một cách máy móc, dạy rập khuôn, chạy theo chương trình, chưa đào sâu kiến thức, ít quan tâm đến việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Học sinh học tập thụ động chủ yếu nghe giảng, ghi nhớ và làm theo mẫu, học sinh ít hứng thú học tập, nội dung các hoạt động học tập thường đơn điệu, nghèo nàn, ít có cơ hội phát triển năng lực cá nhân. Cách dạy - học như vậy đang cản trở người lao động năng động tự tin, linh hoạt, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới đang diễn ra hàng ngày. Vì vậy đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Toán nói riêng là vấn đề cần thiết. Hiện nay, ngành giáo dục ta đang tiến 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Vân – Trường TH Nguyễn Huệ hành đổi mới theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm chỉ đạo của công tác quản lý chuyên môn để nâng cao chất lượng đào tạo. Vì nhu cầu phát triển chung của ngành giáo dục, vì trọng trách của mình trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Tôi đã nghiên cứu, tiến hành áp dụng những phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng thực của học sinh. II- THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 1- Thuận lợi : - Giáo viên trực tiếp giảng dạy, nắm được những phần kiến thức còn khiếm khuyết, thiếu hệ thống của học sinh. - Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, trực tiếp là Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên được hỗ trợ các tài liệu tham khảo. - Giáo viên được tham gia đầy đủ các buổi tập huấn thay sách giáo khoa mới, các phương pháp dạy học tích cực. Bản thân luôn tìm tòi, học hỏi các phương pháp dạy học mới kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa. 2- Khó khăn : - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng đúng yêu cầu của phương pháp dạy học mới. - Đồ dùng dạy học còn hạn chế. - Học sinh chưa tự tư duy, làm bài tập một cách máy móc rập khuôn. Một số học sinh bị mất căn bản ngay từ lớp dưới. - Do nhận thức của học sinh trong việc học còn thấp, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Vân – Trường TH Nguyễn Huệ III- NỘI DUNG : Những giải pháp dạy học tích cực môn toán 1- Điều khiển học sinh làm việc : Điều khiển học sinh làm việc để tự tìm ra kiến thức mới để trẻ có thể tự mình chiếm lĩnh các tri thức đó, trong quá trình này có nhiều vấn đề phải quan tâm, đặc biệt là : - Giáo viên cần chú ý đến việc đưa ra một hệ thống các “lệnh làm việc”. - Giáo viên cần quan tâm đến học sinh, kiểm soát các hoạt động của từng học sinh. * Muốn cho trẻ làm một điều gì đó, giáo viên phải nêu rõ nội dung công việc rồi yêu cầu các em làm. Đây là quá trình “phát lệnh làm việc”. Để nêu nội dung công việc giáo viên có thể. - Nói bằng lời Ví dụ : “Hãy vẽ hình tròn có bán kính 3cm”. - Ghi ký hiệu vào ô lệnh trên bảng Ví dụ : Giáo viên ghi B thì học sinh lấy bảng con, ghi S/9 thì học sinh lấy sách mở trang 9, giáo viên ghi V thì học sinh lấy vở . - Dùng động tác : Ví dụ : Gõ 1 tiếng thước học sinh giơ bảng, gõ tiếng thước thứ hai học sinh quay bảng soát bài, gõ tiếng thứ 3 học sinh bỏ bảng xuống Yêu cầu của một số lệnh làm việc là : - Về nội dung thì phải thật ngắn gọn nhưng đủ ý. - Về hình thức thì phải dứt khoát : Giáo viên cần phải nói to và viết rõ ràng vào ô lệnh. Không nên ra lệnh khi học sinh còn mất trật tự, chưa chú ý lắng nghe, không nói lặp nhiêu lần một lệnh sẽ làm học sinh mất chú ý nghe giáo viên phát lệnh. 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Vân – Trường TH Nguyễn Huệ * Trong lúc học sinh làm việc giáo viên cần quan tâm đến vấn đề “kiểm soát” hoạt động của từng em. Việc kiểm soát hoạt động của học sinh đặt giáo viên trước hai nhiệm vụ. - Trong số học sinh của lớp, em nào không chịu suy nghĩ (làm việc)? Giáo viên cần biết để đôn đốc nhắc nhở. Em nào cố gắng suy nghĩ (làm việc) mà không làm nổi? Giáo viên giúp đỡ. - Trong số những em suy nghĩ (làm việc) em nào nghĩ làm đúng, em nào nghĩ làm sai? Giáo viên cần phải biết. Để có thể kiểm soát được hoạt động của học sinh ta cần chú ý đến “sản phẩm của học sinh”. Hãy xét một ví dụ nhỏ khi dạy Héc ta (tiết 27 tuần 6). GV cần hỏi “1 hec - ta bằng bao nhiêu mét vuông?” Sẽ có một vài học sinh giơ tay, giáo viên chỉ định một em phát biểu ý kiến “1 héc ta bằng mười ngàn mét vuông”. Vấn đề đặt ra là : trên thực tế liệu tất cả học sinh trong lớp có đều nghĩ đến kết quả trên hay không? Làm thế nào để biết được? Vì sao? Vì cách dạy như trên không tạo ra được sản phẩm cụ thể. Giáo viên chỉ cần thay thế câu hỏi trên bằng cách viết 1 ha = m 2 vào bảng lớp rồi phát một lệnh làm việc : “Hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm”. Sau lệnh này mọi học sinh trong lớp đều phải suy nghĩ và viết kết quả vào bảng con. Nhờ lệnh làm việc này mà em nào cũng chịu suy nghĩ làm việc đồng thời giáo viên cũng biết ngay được em nào nghĩ đúng em nào nghĩ sai. Với cách dạy này quá trình suy nghĩ của trẻ tạo ra một sản phẩm cụ thể. Qua sản phẩm cụ thể đó mà giáo viên nắm được tinh thần, thái độ và chất lượng học tập của từng em. 2- Một số phương pháp dạy học tích cực : Tổ chức cho học sinh có thể tiến hành được các hoạt động “bằng tay” (chứ không “bằng tai”) gọi tắt “làm việc bằng tay” nhờ đó giáo viên có điều kiện để biết từng học sinh có chịu làm việc hay không và làm ra sao? Nguồn thông tin phản hồi từ học sinh sẽ giúp giáo viên tiếp tục quá trình dạy học một 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Vân – Trường TH Nguyễn Huệ cách thuận lợi. Hình thức dạy học này tạo áp lực mạnh mẽ đối với các em, thúc giục 100% học sinh suy nghĩ làm việc để tự mình chiếm lĩnh kiến thức mới. Có nhiều cách để biến quá trình dạy kiến thức mới của giáo viên thành một hệ thống các hoạt động học tập bằng tay của học sinh. Trong đề tài này, chỉ lưu ý 2 cách chính là. - Chuyển từ hình thức đàm thoại thông thường (thầy hỏi - trả lời) sang hình thức mới là (bút đàm), thầy nêu câu hỏi dưới một lệnh làm việc trò “trả lời” thầy bằng cách lấy bút (phấn) để viết trên bảng con, vở -Chuyển từ hình thức trực quan thông thường “Thầy làm - trò xem” sang hình thức “trò làm - thầy xem”. Sau đây là một số ví dụ về thực hiện phương pháp tích cực. 2.1 Chuyển từ hình thức đàm thoại thông thường sang bút đàm. Ví dụ : Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 127kg cà chua, ở thửa ruộng thứ hai được nhiều gấp 3 lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất. Hỏi thu hoạch ở cả hai thửa ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam cà chua? Thông thường giáo viên hỏi cả lớp bài toán này cho biết gì? (và học sinh giơ tay, giáo viên chỉ định vào em đứng dạy trả lời. Đây là cách đàm thoại cũ như trên đã nói, nó không phát huy được tính tích cực học tập của 100% học sinh). Ta có thể chuyển cách đàm thoại sang hình thức bút đàm bằng cách : Giáo viên nêu câu hỏi dưới dạng một lệnh làm việc : “Hãy gạch một gạch dưới cái đã cho” (Mọi học đều phải : mắt thì đọc, đầu óc suy nghĩ xem đâu là cái đã cho, tay cầm bút gạch chân). “Hãy gạch hai gạch dưới cái cần tìm” (mọi học sinh đều phải tìm xem đâu là cái cần tìm trong đề toán và phải gạch cho đúng) 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Vân – Trường TH Nguyễn Huệ Như vậy tất cả học sinh đều phải làm việc, em nào không chịu làm việc là giáo viên biết liền và nhắc nhở ngay. Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh suy nghĩ để tìm cách giải bài toán trên. Giáo viên hướng dẫn đàm thoại như sau : - “Bài toán hỏi gì?” (số cà chua ở hai thửa ruộng) - “Cho biết gì?” (Thửa 1 thu được 127 kg) - “Gì nữa?” (Thửa 2 nhiều gấp 3 lần thửa 1) - Muốn tìm số cà chua ở hai thửa ruộng ta làm thế nào? (Lấy số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất cộng số cà chua thửa ruộng thứ 2) - Số cà chua ở từng thửa ruộng biết chưa? (Biết số cà chua ở thửa 1, còn số cà chua ở thửa hai chưa biết) - Vậy ta phải tìm gì trước? (Tìm số cà chua ở thửa hai) Sau mỗi câu hỏi đều có một số học sinh giơ tay xin phát biểu 1, 2 em đứng dậy trả lời. Như đã nói cách làm này chỉ tác động lên một số học sinh trong lớp. Vì thế để khắc phục, giáo viên có thể chuyển hệ thống câu hỏi thành “1 lệnh” làm việc bằng tay : “Hãy vẽ sơ đồ đoạn thẳng, phân tích bài toán” sau lệnh này tất cả học sinh đều phải suy nghĩ để tự vẽ sơ đồ (tóm tắt bài toán) 127kg Thửa 1 : Thửa 2 : ? kg cà chua Giáo viên theo dõi, nếu học sinh nào không chịu suy nghĩ (lập sơ đồ) là giáo viên biết ngay để nhắc nhở, đồng thời cũng phát hiện được những em làm sai để nhắc nhở, giúp đỡ để tìm cách ghi bài toàn thành các hoạt động bằng tay (tức là thành các thao tác) nên ta đã nói nó đã thao tác hoá quá trình 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Vân – Trường TH Nguyễn Huệ suy nghĩ của trẻ. Nhờ có việc thao tác hoá này mà giáo viên tổ chức cho tất cả học sinh đều phải làm việc và kiểm soát được từng quá trình làm việc đó. 2.2 Chuyển từ hình thức “Thầy làm - trò xem” sang hình thức “Trò làm - thầy xem”. Ví dụ : Dạy bài : Diện tích tam giác. Việc xây dựng quy tắc tính diện tích hình tam giác thông qua hoạt động cắt ghép hình. Hãy so sánh hai cách tiến hành sau : Cách 1 : Giáo viên lấy hai hình tam giác như nhau đã chuẩn bị, đặt chồng khít lên nhau và giới thiệu đây là 2 hình có diện tích bằng nhau. Tiếp đến giáo viên cắt và ghép 2 hình tam giác để tạo thành một hình chữ nhật. Từ đó gợi ý dẫn dắt học sinh để hình thành công thức tính diện tích hình (giáo viên hỏi và học sinh trả lời). Cách 2 : Giáo viên đưa ra “Lệnh” sau, yêu cầu học sinh thực hiện. - Đặt chồng khít 2 tam giác và cho biết 2 hình tam giác đó có diện tích như thế nào? (bằng nhau). - Dùng êke vẽ một đường cao của mỗi hình (giáo viên theo dõi giúp đỡ những học sinh còn lúng túng khi vẽ đường cao). - Dùng kéo cắt một hình tam giác theo đường cao để được hai hình tam giác và đánh số 1, 2 vào hai hình mới. - Ghép hai hình tam giác mới với hình cũ để được hình chữ nhật. - Hãy so sánh diện tích hình chữ nhật mới với diện tích hai hình tam giác (học sinh có thể nói từ 2 hình tam giác có diện tích bằng nhau ta cắt và ghép được 1 hình chữ nhật. Vậy hình chữ nhật có diện tích bằng 2 lần diện tích hình tam giác ban đầu) - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình (vẽ hình theo các ô li để có hình tam giác, hình chữ nhật) để ghi lại các thao tác làm trên đồ vật, đặt tên 7