SKKN Một số kinh nghiệm trong dạy học hình thành kỹ năng giải các bài toán có lời văn ở Lớp 5

doc 12 trang sangkien 05/09/2022 4821
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong dạy học hình thành kỹ năng giải các bài toán có lời văn ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_day_hoc_hinh_thanh_ky_nang_gia.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm trong dạy học hình thành kỹ năng giải các bài toán có lời văn ở Lớp 5

  1. Một số kinh nghiệm giải toán có lời văn ở lớp 5 A/ đặt vấn đề: I/ Mở đầu: Dạy học giải toán có lời văn ở Tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán vào các tình huống thực tiễn, đa dạng, phong phú, những vấn đè thường gặp trong đời sống. Chính vì vậy trong quá trình giải toán đòi hỏi học sinh phải tư duy linh hoạt, lô gich và tích cực, đồng thời phải phát huy các kiến thức và khả năng vốn có của mình vào các tình huống khác nhau. nhờ giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chát cần thiết của người lao động mới. Dạy học giải toán có lời văn giúp học sinh tự phát hiện, giải quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp , rút ra quy tắc ở dạng khái quát nhất định. Tất cả những điều này đều được thể hiện đầy đủ trong sách giáo khoa toán 5 chương trình tiểu học mới đặc biệt là các bài toán có lời văn. Trong thực tế dạy học ở các trường tiểu học hiện nay việc dạy môn toán còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ kiến thức và năng lực sư phạm vững vàng, để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. Giáo viên là người cầm lái giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức khoa học mới của xã hội. Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4, 5 nói riêng, kiến thức tự nhiên xã hội trí nhớ phát triển chưa bền vững, tư duy trừu tượng còn hạn chế. Vậy nên khi giải bài toán có lời văn dù đơn giản hay phức tạp, các em còn lúng túng. Đa số các em đọc bài là làm ngay, bỏ qua các bước giải cho từng dạng, thậm chí các em còn bế tắc khi gặp bài toán có lời văn. Bên cạnh đó một số giáo viên còn bất cập khi dạy các bài toán có lời văn, giáo viên chưa hoàn toàn thể hiện đầy đủ ý tưởng bài học. Mặt khác phương pháp dạy học của giáo viên cũng chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Người thực hiện: Lê Thị Tý 1
  2. Một số kinh nghiệm giải toán có lời văn ở lớp 5 Từ những lý do trên trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi nghiên cứu và rút ra được một số kinh nghiệm trong dạy học hình thành kỹ năng giải các bài toán có lời văn ở lớp 5 chương trình tiểu học mới. II/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1 / Thực trạng : Qua trao đổi với các đồng nghiệp ở trường những người đã và đang dạy lớp 5 chương trình tiểu học mới. Đồng thời tôi đã dự giờ thăm lớp, khảo sát chất lượng học sinh. Tìm hiểu việc dạy học bài toán có lời văn ở trường, tôi nhận thấy rằng: 1.1- Về phía giáo viên: Tất cả giáo viên đều nhiệt tình giảng dạy, quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, cố gắng đổi mới phương pháp dạy học một cách tích cực tự giác. Song do thói quen đã hình thành từ nhiều năm dạy chương trình cũ, nên việc sử dụng phương pháp dạy học khi dạy giải các bài toán có lời văn còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên chưa đầu tư thời gian nghiên cứu để hiểu dụng ý sách giáo khoa, chưa nắm hết được phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới. Nhiều giáo viên còn phụ thuộc máy móc vào sách giáo viên, chưa chủ động thiết kế bài dạy dẫn đến hạn chế về mặt tiếp thu của học sinh, chưa hướng dãn các em nắm được các bước giải bài toán có lời văn một cách cụ thể, chưa khắc sâu từng dạng toán để học sinh nhận biết. Việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học và thay đổi hình thức học tập cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế, nhất là khi sử dụng phương pháp trực quan, khi dạy những bài có khả năng suy luận chưa tạo ra nhiều tình huống có vấn đề. Trong giờ dạy giáo viên còn nói nhiều, giảng giải nhiều, xử lý các tình huống xảy ra còn hạn chế. Tình trạng dạy chay vẫn tồn tại dẫn đến chưa gây được hứng thú trong việc học toán. Chẳng hạn: a. Việc sử dụng phương pháp đàm thoại: - Một số giáo viên khi nêu câu hỏi thiếu chính xác, chưa rõ ràng hoặc quá khó đối với học sinh . Người thực hiện: Lê Thị Tý 2
  3. Một số kinh nghiệm giải toán có lời văn ở lớp 5 - Có những giáo viên nêu rất nhiều câu hỏi nhằm gợi mở cách giải nhưng nêu câu hỏi thường mắc lỗi, câu hỏi quá vụn vặt, học sinh thấy trả lời quá đơn giản sẽ không cần suy nghĩ để tự tìm ra cách giải. b. Việc sử dung phương pháp trực quan: - Giáo viên thường coi trọng phương pháp trực quan mà chưa phát huy hết tác dụng của nó. ở một số giáo viên còn lạm dụng khi sử dung phương pháp trực quan trong việc hướng dẫn giải toán, làm hạn chế suy nghĩ của học sinh khi tìm cách giải. c. Việc tổ chức luyện tập thực hành: -Trong khi học sinh giải toán vào vở (hoạt động cá nhân) lẽ ra chỉ hướng dẫn nhắc nhỏ cá nhân thì giáo viên lại nói to làm mất sự tập trung suy nghĩ của học sinh khác. - Chưa chú ý thay đổi hình thức luyện tập để gây hứng thú cho học sinh. Mà chỉ mới chủ yếu luyện tập cho học sinh theo một quy trình: Đọc đề bài => nhấn mạnh yêu cầu đề => học sinh làm bài => lớp nhận xét => giáo viên chữa . - Giáo viên chưa chú trọng đến khâu luyện tập khắc sâu kiến thức trên lớp. 1.2 Về phía học sinh: - Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học còn ham chơi, hiếu động nên sự tập trung chú ý chưa cao. nhiều khi giáo viên yêu cầu học sinh làm một đường các em làm một nẻo. - Do đặc điểm trí nhớ của học sinh tiểu học chóng nhớ nhưng lại mau quên nên sau khi giáo viên vừa giảng xong học sinh làm vào vở lại sai. - Do các em đọc chưa kỹ đề bài đọc xong là các em làm ngay khi chưa phân biệt đâu là dữ kiện, đâu là điều kiện của bài toán. - Do các em còn lúng túng nên chưa nắm vững được các bước giải bài toán có lời văn . - Các em nhận biết dạng toán còn mơ hồ dẫn đến chưa biết cách giải cụ thể của từng dạng toán. Chưa biết phân tích bài toán hợp thành bài toán đơn để giải. Do không hiểu nên các em không biết bắt đầu từ đâu, dẫn đến câu trả lời sai nhưng đơn vị kèm theo lại ghi đúng, câu trả lời đúng nhưng đơn vị kèm theo lại sai. Người thực hiện: Lê Thị Tý 3
  4. Một số kinh nghiệm giải toán có lời văn ở lớp 5 1.3 - Về phía phụ huynh: Đa số phụ huynh rất quan tâm đến con em mình thường xuyên động viên nhắc nhở con em học bài, mua sắm đầy đủ đồ dùng sách vở cho học sinh. Tuy vậy vẫn còn một số gia đình chưa quan tâm đến con cái, ỷ lại cho giáo viên không đôn đốc kiếm tra ở nhà, sách vở đồ dùng học tập mua không đầy đủ nên ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Thực trạng trên làm ảnh hưởng rất nhất nhiều đến chất lượng dạy và học, nhất là khi dạy học giải bài toán có lời văn như thế học sinh mới chỉ nắm được kiến thức một cách máy móc chưa hình thành được kỹ năng giải. 2/ Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: Tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn một số học sinh của khối lớp 5 và thấy hầu hết các em nắm chưa vững các bước giải chung của bài toán có lời văn. Các em còn lúng túng khi nhận dạng toán và cách giải của từng dạng toán cụ thể. Tháng 10 năm 2006 tôi đã khảo sát ở lớp 5C kết quả đạt được như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Tổng số hs SL TL SL TL SL TL SL TL 25 0 0 2 8% 12 48% 11 44% Qua khảo sát cho thấy đa số học sinh đều tóm tắt đề bài sai hoặc chưa chính xác. Câu trả lời còn thiếu. Thực hiện tính sai, danh số kèm theo thường lẫn lộn. - Bên cạnh đó khi gặp một bài toán có thể giải bằng nhiều cách thì học sinh chưa tìm được các cách giải khác nhau mà chỉ dập khuôn theo cách mà cô giáo đã hướng dẫn. Trên đây là một số điểm còn hạn chế của giáo viên và sai lầm của học sinh khi dạy học giải bài toán có lời văn ở lớp 5. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó một phần là do đặc điểm sinh lý lứa tuổi này rất hiếu động. Chúng chỉ nhớ lâu khi chúng tự tìm tòi độc lập suy nghĩ, chúng sẽ hứng thú hơn và phát huy được năng lực cá nhân, khả năng sáng tạo của mình. Mặt khác phương pháp dạy học và hình Người thực hiện: Lê Thị Tý 4
  5. Một số kinh nghiệm giải toán có lời văn ở lớp 5 thức tổ chức dạy học cũng chiếm một phần đáng kể trong việc hình thành kỹ năng giải toán có lời văn ở lớp 5. B/ Giải quyết vấn đề I/ Các giải pháp thực hiện: 1 / Đối với ban giám hiệu: Quan tâm đến đội ngũ giáo viên dạy lớp 5. Thường xuyên dự giờ thăm lớp góp ý rút kinh nghiệm. Hàng tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ. Hội thảo chuyên đề đổi mới phương pháp. 2 / Đối với giáo viên : Soạn bài trước khi lên lớp, không phụ thuộc vào sách giáo viên. Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về dạy toán đặc biệt là tài liệu về giải bài toán có lời văn. Tự học bồi dưỡng thường xuyên để phục vụ cho bản thân. Tích cực dự giờ, tham gia các buổi hội thảo, trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra phương pháp dạy tốt nhất. Sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học để học sinh được học mà chơi, chơi mà học. Giáo viên phải quan tâm đến mọi đối tượng học sinh. Kết hợp chặt chẽ với nhà trường, gia đình để có biện pháp cụ thể. 3/ Đối với học sinh: Học sinh tự giác học và làm bài. Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững khái niệm toán học, cấu trúc của phép tính, các thuật ngữ toán học. Tổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải toán. Rèn kỹ năng giải toán. 4/ Đối với phụ huynh: Người thực hiện: Lê Thị Tý 5
  6. Một số kinh nghiệm giải toán có lời văn ở lớp 5 Quan tâm chăm sóc con em mình về mọi mặt. Mua sắm đầy đủ sách giáo khoa vở bài tập, đồ dùng học tập, sách tham khảo. Thường xuyên kiểm tra bài vở, nhắc nhở, động viên con em học tốt hơn. II/ Các biện pháp: Mục đích của dạy học giải bài toán có lời văn ở tiểu học là giúp học sinh tự mình tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, mô tả quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện phép tính, trình bày lời giải bài toán. Ngoài ra còn giúp học sinh vận dụng những kiến thức toán học để rèn luyện kỹ năng thực hành, với những yêu cầu được thực hiện một cách đa dạng phong phú. Nhờ học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất của người lao động mới. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cũng như nâng cao chất lượng dạy học toán, giúp học sinh khắc phục những sai lầm khi giải bài toán có lời văn. Với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân , tôi đã sử dụng các biện pháp sau để dạy học góp phần hình thành kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 5C. Biện pháp 1: Hình thành kỹ năng cơ bản khi giải toán có lời văn khi dạy bài toán có lời văn giáo viên cần hướng dẫn học sinh thưc hiện đầy đủ các bước giải sau: Bước 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài toán . Bước 2: Tìm cách giải bài toán. Bước 3: Thực hiện cách giải và trình bày bài giải. Bước 4: Kiểm tra bài giải. Các biện pháp cụ thể đối với các bước như sau: Bước 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài toán. - Bất kỳ bài toán nào học sinh cũng không thể bỏ qua được bước 1. Tránh được thói quen xấu cho học sinh là vừa đọc đề bài xong, chưa hiểu nội dung đề bài các em đã vội vàng thực hiện bài giải. Đồng thời cũng tránh được tình trạng không biết ghi lời giải như thế nào cho phù hợp chính vì vậy học sinh phải đọc kỹ đề bài ( đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm, đọc bằng mắt) để nhận biết ban đầu về bài toán. - Tìm hiểu một số từ, thuật ngữ quan trọng để hiểu nội dung bài toán. Người thực hiện: Lê Thị Tý 6