Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh yếu học tốt hơn về kiến thức hình tam giác, hình thang ở Lớp 5

doc 24 trang sangkien 01/09/2022 3822
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh yếu học tốt hơn về kiến thức hình tam giác, hình thang ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_yeu_hoc_tot_hon_ve_kien.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh yếu học tốt hơn về kiến thức hình tam giác, hình thang ở Lớp 5

  1. Giúp học sinh học yếu học tốt về kiến thức hình tam giác, hình thang ở lớp 5 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ. 2 2 LI DO CHON ĐỀ TÀI 2 3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3 4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3 5 ĐÔÍ TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM 3 6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3 7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 8 PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 4 9 Phần thứ hai: NỘI DUNG 5 10 CƠ SỞ LÝ LUẬN. 5 11 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 12 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 11 13 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 18 14 HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN 20 14 Phần THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 21 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23  1
  2. Giúp học sinh học yếu học tốt về kiến thức hình tam giác, hình thang ở lớp 5 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Quá trình dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo. Và việc dạy học ngày nay luôn dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Chính vì thế nó đòi hỏi người giáo viên phải luôn có sự sáng tạo, tự cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Môn Toán 5 đã được chỉnh lý và bổ sung thêm nhiều mảng kiến thức mới, quan trọng làm phong phú thêm nội dung môn toán. Đồng thời nâng cao mở rộng sự hiểu biết và tạo điều kiện cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới cũng như vận dụng vào giải các bài toán. Hình học là nội dung cơ bản, chủ yếu của chương trình môn Toán ở Tiểu học, nó được rải đều ở tất cả các khối lớp và được nâng cao dần về từng mức độ. Từ nhận diện hình ở lớp 1, 2 sang đến tính chu vi, diện tích ở các lớp 3, 4, 5. Nói chung, hình học là môn học tương đối khó trong chương trình môn Toán vì nó đòi hỏi người học khả năng tư duy trừu tượng, những em có học lực khá và giỏi sẽ rất thích học môn này, ngược lại những em có khả năng tư duy chậm hơn thì rất ngại học dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém môn toán chiếm tỉ lệ khá cao so với các môn học khác. Đứng trước thực trạng đó, nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục và cho mỗi giáo viên đứng lớp là làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh, tránh để học sinh ngồi nhầm lớp nhất là trong giai đoạn hiện nay cả ngành giáo dục đang ra sức thực hiện “Hai không với bốn nội dung” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc tìm hiểu về mức đội kiến thức hình học ở Tiểu học và biết được người ta đưa vào những nội dung nhằm mục đích gì từ đó mà để ra phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh thì hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn. Trong chương trình Toán 5 việc dạy nội dung hình học cho học sinh không khó, bên cạnh những thành công là giúp học sinh nắm được cách nhận diện hình, tìm diện tích, chu vi, thể tích thì cũng còn những hạn chế là các em chưa nắm rõ bản chất của đơn vị kiến thức, kết quả là chưa đáp ứng được yêu cầu của thực hành. Làm thế nào để các em có thể sử dụng kiến thức cơ bản một cách linh hoạt ở từng trường hợp cụ thể. Đó cũng là trăn trở của bản thân tôi khi dạy kiến thức về nội dung hình học cho học sinh lớp 5 của trường. Đặt cho mình nhiệm vụ tháo gỡ những khó khăn trên, bản thân đã nhiều năm được phân công dạy lớp 5, năm học này tôi lại được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 5B, là lớp có nhiều học sinh yếu môn toán (theo kết quả khảo sát đầu năm), trong quá trình giảng dạy tôi rút ra một vài kinh nghiệm trong việc giúp 2
  3. Giúp học sinh học yếu học tốt về kiến thức hình tam giác, hình thang ở lớp 5 học sinh yếu kém học các bài có nội dung hình học. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Giúp học sinh yếu học tốt hơn về kiến thức hình tam giác, hình thang ở Lớp 5”. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tôi chọn đề tài này nghiên cứu với mục đích : - Đè xuất một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán nói chung và nội dung hình tam giác và hình thang cho học sinh lớp 5 trường tiểu học. Nhằm nâng cao chất lượng học sinh yếu kém. - Giúp học sinh hình thành kĩ năng, sử dụng thành thạo và vận dụng một cách linh hoạt các công thức trong giải toán. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy bài hình tam giác,hinh thang. - Nghiên cứu cách hình thành kiến thức mới và vận dụng vào từng bài cụ thể. - Tiến hành thực nghiệm. 1.4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM: - Học sinh 2 lớp khối 5: Lớp 5A và 5B của trường - Nhóm thực nghiệm: Học sinh lớp 5B - Nhóm đối chứng : Học sinh lớp 5A 1.5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài. - Tìm hiểu nội dung, phương pháp để hình thành, khắc sâu và vận dụng công thức toán học cho học sinh. - Thực nghiệm sư phạm. 3
  4. Giúp học sinh học yếu học tốt về kiến thức hình tam giác, hình thang ở lớp 5 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách báo, tạp chí,đặc biệt là sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy Toán 5. - Phương pháp phỏng vấn, khảo sát. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 1.7. PHẠM VI KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: *Do điều kiện và phạm vi nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu việc dạy học hình tam giác và hình thang của học sinh lớp Năm của trường. Với phạm vi nghiên cứu hẹp như vậy tôi hi vọng sẽ thu được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà giáo trong giai đoạn mới. *Thời gian nghiên cứu: - Giai đoạn 1: Từ tháng 9 năm 2014 đến hết tháng 1 năm 2015: Điều tra phân loại chất lượng học sinh lớp 5 của nhà trường. Từ đó mạnh dạn áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 5 học tốt hơn về kiến thức hình tam giác, hình thang. - Giai đoạn 2: Từ tháng 2 đến hết tháng 3 năm 2015: Trên cơ sở các giải pháp đã áp dụng và kết quả đạt được tôi sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm trong dạy học `về nội dung hình học lớp 5. 4
  5. Giúp học sinh học yếu học tốt về kiến thức hình tam giác, hình thang ở lớp 5 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG 2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1.Cơ sở toán học a. Hình tam giác * Nhận diện hình tam giác. - Tam giác có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh; có 1 đáy, 2 cạnh bên và 1 đường cao tương ứng. 3 góc: góc A, góc B, góc C A 3 đỉnh: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C 3 cạnh: cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC Đáy BC, đường cao AH vuông góc với BC B C H - Có 3 dạng hinh tam giác: + Dạng 1. Tam giác có 3 góc nhọn: Từ một đỉnh bất kì, ta có thể kẻ một đường cao tương ứng xuống đáy (cạnh đối diện). Cả 3 đường cao này đều nằm trong tam giác. A A A H H B C H B C B C + Dạng 2. Tam giác có một góc tù và hai góc nhọn: từ một đỉnh bất kì ta kẻ được đường cao tương ứng với đáy: có hai đường cao ngoài tam giác. A A A H C C H B B C B Đáy BC, đường cao AH Đáy AC, đường cao BH H Đáy AB, đường cao CH 5
  6. Giúp học sinh học yếu học tốt về kiến thức hình tam giác, hình thang ở lớp 5 + Dạng 3. Tam giác có 1 góc vuông và hai góc nhọn (Tam giác vuông) Do 2 cạnh góc vuông vuông góc với nhau nên một trong hai cạnh góc vuông đó có thể làm đường cao, cạnh góc vuông còn lại làm đáy. A A A K B C B C B C Đáy BC, đường cao AB Đáy AB, đường cao BC Đáy AC, đường cao BK • Hai tam giác nếu có chung đường cao (đường cao bằng nhau) và đáy bằng nhau (chung đáy) thì chúng có diện tích bằng nhau. *Công thức tính diện tích hình tam giác: a h S 2 Trong đó: S: Diện tích a: Độ dài đáy h: Chiều cao b. Hình thang * Nhận diện hình thang. - Có 2 cạnh đáy đối diện AB, CD song song A B với nhau - Có 2 cạnh bên AD, BC. D - AH là đường cao. H C - Nếu từ 1 điểm bất kỳ ở đáy bé ta hạ vuông A B góc xuống đáy lớn thì ta có đường cao của hình thang. - Nếu cạnh bên AD vuông góc với 2 đáy AB D C và CD thì hình thang này là hình thang vuông, AD là đường cao. * Công thức tính diện tích hình thang: 6
  7. Giúp học sinh học yếu học tốt về kiến thức hình tam giác, hình thang ở lớp 5 (a b) h S 2 Trong đó: S : Diện tích a : Độ dài đáy lớn b: Độ dài đáy bé h : chiều cao c. Phương pháp dạy và học môn Toán Trong dạy học Toán ở tiểu học đặc biệt là dạy các bài toán có nội dung hình học thì phương pháp trực quan luôn được sử dụng. Ở 2 bài dạy hình tam giác và hình thang thì giáo viên và học sinh đều thao tác trên đồ dùng ngoài ra cần dùng hỗ trợ thêm phương pháp. -Phương pháp thực hành luyện tập. -Phương pháp vấn đáp gợi mở. - Phương pháp giảng giải minh hoạ. 2.1.2. Cơ sở thực tế: a).Đặc điểm địa phương Địa phương là một xã nằm sát ven đê sông Hồng nên học sinh trường tôi hầu hết là con em gia đình làm nông nghiệp còn có nhiều khó khăn , điều kiện học tập của con em còn thấp , đặc bịêt sự quan tâm của phụ huynh còn hạn chế, phần nào làm ảnh hưỏng đến kết quả học tập của học sinh b).Đặc điểm của nhà trường Năm học 2014 – 2015 này, Trường có 474 học sinh với tổng số 26 cán bộ giáo viên . Ban giám hiệu vững vàng về chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy và nhiều giáo viên là giáo viên giỏi huyện, 3 năm liền có giáo viên giỏi cấp huyện, đã có nhiều tiết thao giảng về hình tam giác và hình thang. Song do còn có nhiều hạn chế như: các tài liệu tham khảo còn thiếu, các phương pháp dạy - học chưa phù hợp phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học trong nhà trường . c) Đặc điểm của lớp, khối: Năm học 2014 – 2015 khối 5 của trường có 74 học sinh được biên chế thành 2 lớp như sau: 7
  8. Giúp học sinh học yếu học tốt về kiến thức hình tam giác, hình thang ở lớp 5 Lớp 5A: 37 học sinh. Lớp 5B: 37 học sinh. Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B, là lớp có trình độ nhận thức không đồng đều (có nhiều học sinh khá, giỏi nhưng cũng có không ít học sinh yếu kém tư duy chậm.) Một số phụ huynh thiếu sự quan tâm đến việc học của con cái, số lượng học sinh đông, ý thức học của một số học sinh còn yếu. Tuy vậy tôi vẫn mạnh dạn đăng kí chỉ tiêu thi đua với nhà trường : Chất lượng học sinh cuối năm đạt: - Kiến thức, kĩ năng: Hoàn thành 100% - Năng lực: Đạt 100% - Phẩm chất: Đạt 100% 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.2.1.Về sách giáo khoa a)Hình tam giác: dạy 4 tiết từ tiết 85 đến tiết 88. Tiết 85: Hình tam giác Tiết 86: Diện tích hình tam giác Tiết 87+88: Luyện tập thực hành b)Hình thang: Dạy 4 tiết từ tiết 90 đến tiết 93 Tiết 90: Hình thang Tiết 91: Diện tích hình thang Tiết 92+93: Thực hành luyện tập Ngoài 2 tiết 85 và 90 là giới thiệu về hình, các tiết còn lại chủ yếu học sinh vận dụng công thức để tính diện tích của một hình sau khi đã cho các số liệu cụ thể. 2.2.2.Về học sinh - Đặc điểm của học sinh Tiểu học là hiểu và ghi nhớ máy móc nên trước 1 bài bất kỳ các em thường đặt bút tính luôn nhiều khi dẫn đến những sai sót không đáng có do các em chưa chú ý đến các số đo của đáy, đường cao, hoặc mối liên hệ giữa các yếu tố trong công thức tính. - Trí nhớ của học sinh chưa bền vững chỉ dừng lại ở phát triển tư duy cụ thể còn tư duy trừu tượng, khái quát kém phát triển (nhất là ở học sinh yếu kém) nên 8