Báo cáo Biện pháp sử dụng sổ tay Toán học cho học sinh yếu Lớp 7

doc 9 trang Sơn Thuận 07/02/2025 661
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp sử dụng sổ tay Toán học cho học sinh yếu Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_su_dung_so_tay_toan_hoc_cho_hoc_sinh_yeu_l.doc
  • pptNâng cao chất lượng T7 -P4.ppt

Nội dung text: Báo cáo Biện pháp sử dụng sổ tay Toán học cho học sinh yếu Lớp 7

  1. Bi￿n pháp s￿ d￿ng s￿ tay toán h￿c cho h￿c sinh y￿u môn toán l￿p 7 PHẦN A. MỞ ĐẦU Kiến thức của môn Toán là có tính chất kế thừa và xâu chuỗi. Kế thừa từ bài học này đến bài học khác, từ lớp học dưới đến lớp học trên. Nếu các em bị mất căn bản, bị “hổng” kiến thức môn Toán thì các em sẽ chán học, không thích học dẫn đến ngày càng học yếu so với trình độ chung của cả lớp. Qua thực tế giảng dạy trên lớp và học hỏi đồng nghiệp, tôi có chút giải pháp nhỏ trong vấn đề: “Hướng dẫn học sinh tự làm và sử dụng sổ tay Toán học nhằm khắc phục tình trạng hổng kiến thức môn Toán” và áp dụng từ đầu cấp học, đầu năm học theo từng chủ đề các em học trong chương trình sách giáo khoa và tăng cường kết hợp với nhiều biện pháp khác nhằm khắc phục tình trạng “hổng” kiến thức Toán trung học cơ sở. Qua đó góp phần giảm tỷ lệ học sinh yếu kém môn Toán ở khối mà tôi đang dạy. PHẦN B. NỘI DUNG I/ THỰC TRẠNG Trong quá trình dạy học trên lớp, tôi thường quan tâm phát hiện những lỗ hổng kiến thức của HS. Những lỗ hổng nào điển hình đối với HS yếu, kém mà trên lớp chưa đủ thời gian khắc phục thì tôi có kế hoạch tiếp tục giải quyết riêng trong nhóm HS yếu, kém. Cụ thể: + Một số em chưa nắm vững bảng cửu chương từ 1 đến 9; + Một số em không thuộc công thức, quy tắc tính chu vi, diện tích các hình đã học; + Khi cho bài tập học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp; + Yếu các kĩ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ, nhân chia các số nguyên, tính giá trị của biểu thức, ); + Các dạng bài tập tìm các số tự nhiên x đơn giản mà một số em còn chưa nắm vững, không nắm được thứ tự thực hiện phép tính, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế; + Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng chưa cao hoặc tiếp thu thụ động, thiếu tích cực, sáng tạo; + Học vẹt không có khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào làm bài tập. Vì thế các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết thì hầu như kết quả rất thấp. Vậy nên các em có học lực trung bình trở xuống rất sợ và chán học môn Toán. II/ MÔ TẢ NỘI DUNG Để đạt được kết quả như mong đợi thì quá trình này tôi đã thực hiện, kiểm tra, theo dõi kiên trì và liên tục. Yêu cầu các em về học tất cả kiến thức lý thuyết căn bản
  2. Bi￿n pháp s￿ d￿ng s￿ tay toán h￿c cho h￿c sinh y￿u môn toán l￿p 7 + Số bị chia: số chia = thương * Cho 2 số tự nhiên a và b trong đó b 0 ta luôn tìm được 2 số tự nhiên q và r duy nhất sao cho: a = b.q + r trong đó 0 r b. Nếu r = 0 ta có phép chia hết. Nếu r 0 ta có phép chia có dư - Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. - Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. - Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. - Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân số chia - Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương. => Để làm tốt dạng toán tìm x, trước hết xác định vị trí số cần tìm sau đó áp dụng tính chất trên để tìm được x. (Qua khảo sát thực tế gần 50% học sinh mới bước vào năm học lớp 6 đã không nắm vững được vị trí các số hạng và cách tìm các số cần tìm trong dạng toán tìm x). Chủ đề 1: TẬP HỢP * Tập hợp - Đặt tên tập hợp bằng chữ cái in hoa. Vd: Tập hợp A; B; C; 0; 1; 2; 3, 0; 3; 5; 7; 9, là các tập hợp chưa đặt tên. {Nhiều học sinh không nhận biết điều này} - Để viết một tập hợp thường có hai cách: + Liệt kê các phần tử của tập hợp. + Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. - Kí hiệu: thuộc; không thuộc. - Phần tử là chữ đặt cách nhau bởi dấu phẩy “,”. Phần tử là số đặt cách nhau bởi dấu “;”. - Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào (gọi là tập hợp rỗng, kí hiệu: ). - Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B. Kí hiệu: A  B hay B  A. - Chú ý: Nếu A  B và B  A thì: A = B + Tập hợp và tập hợp: quan hệ  (con) hoặc bằng (=) + Phần tử và tập hợp: quan hệ (thuộc) hoặc (không thuộc) + Số phần tử của tập hợp (số số hạng của dãy tổng): (Số cuối – số đầu): khoảng cách +1 + Tổng của dãy cách đều: [(Số cuối + số đầu)× số số hạng]: 2 ( Tính chất trên rút ra trong quá trình làm bài tập, vận dụng làm bài tập rất hiệu quả) * Tập hợp N, N* - Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N. N 0 1 2 3 4 5 N = 0; 1;2; 3;4;  N - Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N*
  3. Bi￿n pháp s￿ d￿ng s￿ tay toán h￿c cho h￿c sinh y￿u môn toán l￿p 7 Chủ đề: ÔN TẬP HỌC KÌ I (HÌNH HỌC) * Đường thẳng: Không bị giới hạn về hai phía Có ba cách đặt tên cho một đường thẳng: a C1: Dùng một chữ cái thường. C2: Dùng hai chữ cái thường x y C3: Dùng hai chữ cái in hoa A B * Tia: Bị giới hạn bởi gốc của tia. Hai tia Ox, Oy đối nhau: Chung gốc, ngược hướng, tạo thành một đường thẳng. Hai tia AB và Ax trùng nhau: Chung gốc, cùng hướng, tạo thành một đường thẳng A B x * Đoạn thẳng: Bị giới hạn bởi hai đầu mút. * Quan hệ giữa hai đường thẳng: + Hai đường thẳng song song không có điểm chung + Hai đường thẳng cắt nhau có một điểm chung + Hai đường thẳng trùng nhau có vô số điểm chung * Điểm nằm giữa: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa A và B A M B * Chứng minh một điểm nằm giữa hai điểm: C1: Giả sử trên tia Ox có OM = a, ON = b, nếu: 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N. C2: Giả sử điểm O là gốc chung của hai tia OA và OB đối nhau thì điểm O nằm giữa hai điểm A và B. C3: Nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa A và B MA MB AB * Trung điểm của đoạn thẳng: M là trung điểm của AB MA MB A M B Bài 2. Điền vào chỗ trống ( ) trong các phát biểu sau để được câu đúng: a) Trong 3 điểm thẳng hàng nằm giữa 2 điểm còn lại. b) Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua c) Hai tia có chung gốc O tạo thành là 2 tia đối nhau. d) Nếu thì AM+ MB = AB e) Nếu thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Bài 3: Mỗi hình vẽ sau cho biết gì? a b a A B C
  4. Bi￿n pháp s￿ d￿ng s￿ tay toán h￿c cho h￿c sinh y￿u môn toán l￿p 7 tia phân giác của x· Oy + Ot là tia phân giác của x· Oy x· Oy y· Oz ·xOz x· Oy y· Oz · · · xOy yOz xOz 2 Bài tập: Câu 1: - Cho tia Ax, vẽ tia Ay sao cho x· Ay 580. Vẽ được mấy tia Ay? - Vẽ A· BC 900 bằng hai cách: Cách 1: Dùng thước đo độ. Cách 2: Dùng Eke. a) Cho hai góc xÔy và yÔy’ kề bù thì tổng số đo của chúng bằng bao nhiêu? b) Biết xÔy = 1200 thì góc yÔy’ =? Câu 2: Hai góc có tổng số đo bằng 900 là hai góc: A. Kề bù. B. Bù nhau. C. Phụ nhau D. Đối nhau Câu 3: Ot là tia phân giác của góc xOy nếu thỏa mãn điều kiện nào sau đây? ·xOy ·xOt A. ·xOt t·Oy ; B. x· Ot x· Oy ; 2 2 C. x· Ot x· Oy; D. x· Ot t·Oy x· Oy TOÁN 7 Chủ đề: GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ * Với x Q: |x| 0 {Giá trị tuyệt đối của một số luôn nhận giá trị không âm} x x 0 x ; |x| =|-x|; |x| x. x x 0 * Tìm x trong dấu trị tuyệt đối |x| = k TH1: Nếu k > 0 thì x = ± k TH2: Nếu k = 0 thì x = 0 TH3: Nếu k < 0 thì không có giá trị nào của x thõa mãn bài toán Ví dụ: 1 1 1 1 1 1 a) |0| = 0; b) ; c) 3 3 7 7 7 7 5 5 Chủ đề: HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH. HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG * Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau b a Ví dụ: 1 = 3. * Khái niệm cặp góc so le trong, đồng vị. 3 - Các cặp góc so le trong: Trong 2 đường bị cắt (a,b) 4 2 khác phía so với đường cắt (c) O 1 Ví dụ: 1 và 3 ; 4 và 2
  5. Bi￿n pháp s￿ d￿ng s￿ tay toán h￿c cho h￿c sinh y￿u môn toán l￿p 7 Người viết Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG THCS NHƠN HÒA Mỹ Đức, ngày .tháng năm 2020. BGH kí duyệt