Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong dạy học tích hợp môn Toán ở trường THCS Yên Lạc

doc 6 trang sangkien 05/09/2022 5801
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong dạy học tích hợp môn Toán ở trường THCS Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_day_hoc_tich.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong dạy học tích hợp môn Toán ở trường THCS Yên Lạc

  1. Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thành Trường THCS Yên Lạc CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH GHIỆM Năm học 2015 – 2016 Tên : Một số kinh nghiệm trong dạy học tích hợp môn toán ở trường THCS Yên Lạc Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thành Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Yên Lạc Phú Lương, tháng 05 năm 2016 Năm học 2015 - 2016 1
  2. Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thành Trường THCS Yên Lạc Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Phương Thành Trình độ chuyên môn: Đại học toán. Chức vụ: Giáo viên. Đơn vị công tác: Trường THCS Yên Lạc. Năm học 2015 - 2016 2
  3. Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thành Trường THCS Yên Lạc 1. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: Môn toán 6,7, 8, 9 tích hợp với các môn học khác , đặc biệt là các môn khoa học xã hội ở trường THCS Yên Lạc. 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thự hiện sáng kiến Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là một nội dung rất hay, để tích hợp các môn dòi hỏi người giáo viên giảng dạy không chỉ nắm được kiến thức môn mình dạy mà còn phải nắm được kiến thức các môn học khác để giúp các em học sinh giải quyết các tình huống có vấn đề, giúp học sinh phát triển năng lực tự học thông qua các nội dung tích hợp. Chương trình sách giáo khoa nói chung và bộ môn toán nói riêng được biên soạn theo quan điểm nặng về lý thuyết. Bộ giáo dục đang dự định cải cách chương trình sách giáo khoa theo quan điểm tập trung và những kiến thức, kỹ năng cơ bản , coi trọng thực hành, vận dụng , tích hợp được nhiều mặt, nhiều nội dung giáo dục, quá trình dạy học chủ yếu là định hướng cho học sinh tự tìm hiểu, tự học, tự tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Môn Toán là một bộ môn rất cần thiết đối với những bộ môn khác như môn Vật Lí, môn Hóa học, môn sinh học, môn địa lí, do đó việc dạy học tích hợp môn toán học với những môn học khác là rất cần thiết. Hưởng ứng cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” của bộ giáo dục và đào tạo và của phòng giáo dục và đào tạo huyện Phú Lương năm học 2014- 2015 tôi đã gửi bài dự thi tích hợp môn Vật lí và đã đạt giải cấp tỉnh. Bản thân tôi nhận thấy với môn toán để tìm được một chủ đề tích hợp không hề đơn giản. Do đó tôi viết sáng kiến “Một số kinh nghiệm trong dạy học tích hợp môn toán ở trường THCS Yên Lạc” với mục đích giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn vấn đề cần nghiên cứu trong môn toán và nắm được cả kiến thức của các Năm học 2015 - 2016 3
  4. Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thành Trường THCS Yên Lạc môn học khác, giúp học sinh phát huy tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn. 3. Nội dung của Sáng kiến: 3.1.Tính mới: - Làm giàu vốn kiến thức của giáo viên và học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học, giúp các em học sinh có các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thông qua việc tích hợp các nội dung học tập với thực tế đời sống, với các môn học khác. 3.2. Tính khoa học: Dạy học theo hướng tích hợp là một triết lý được Ken Wilber đề xuất. Lý thuyết tích hợp tìm kiếm sự tổng hợp tốt nhất hiện thực “Xưa- nay và mai sau”. Nó được hình dung như là một lý thuyết về mọi sự vật và cung cấp một đường hướng kết hợp nhiều mô thức rời rạc hiện tại thành một mạng hoạt động phức hợp, tương tác nội tại của nhiều cách tiếp cận. Tích hợp là một tiến trình tư duy và nhận thức mang tính chất phát triển tự nhiên của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động khi họ muốn hướng đến hiệu quả của chúng. Quan điểm tích hợp cho phép con người nhận ra những điều then chốt và các mối liên hệ hữu cơ giữa các thành tố trong hệ thống và trong tiến trình hoạt động thuộc một lĩnh vực nào đó. Quan điểm này dẫn người ta đến việc phát triển nhiều loại hình hoạt động, tạo môi trường áp dụng những điều mình lĩnh hội vào thực tiễn. 3.3.Tính thực tiễn: Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với cuộc sống. - Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, trong quá trình học tập, học sinh có thể học lần lượt các môn học khác nhau, các phần khác nhau trong Năm học 2015 - 2016 4
  5. Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thành Trường THCS Yên Lạc một môn học, tuy nhiên các em phải hệ thống được các nội dung đã học thông qua các mối liên hệ trong nội dung bộ môn hoặc mối liên hệ với các môn học khác. Trong quá trình thực hiện bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như: + Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi, được sự chỉ đạo sát sao, tận tình của ban giám hiệu nhà trường. + Đa phần học sinh ngoan, trung thực, nhiệt tình trong các hoạt động học, tâm lí thích khám phá, thích những điều mới lạ. + Nhiều em chưa có cách học hợp lí, thời gian dành cho việc học chưa nhiều. + Việc dạy học tích hợp các môn học vào một môn học còn khá mới đối với giáo viên và học sinh, không phải bài nào cũng tích hợp được nên việc chọn lựa nội dung để tích hợp, chọn bài để tích hợp đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung, kiến thức các môn học định tích hợp, nội dung bài dạy tích hợp, thiết kế các hoạt động học hợp lí. Tôi đã tìm hiểu và đưa vào giảng dạy một số bài toán có nội dung tích hợp với các môn học khác và với thực tiễn như sau: Bài 1: a) Trong 40kg nước biển có chứa 2kg muối . Tính tỉ số phần trăm muối có trong nước biển ? b) Trong 20 tấn nước biển chứa bao nhiêu muối ? c) Để có 10 tấn muối cần lấy bao nhiêu nước biển ? Bài giải a) Tỉ số phần trăm muối có trong nước biển là : 2 2.100 % 5% 40 40 b) Lượng muối có trong 20 tấn nước biển là : 5 20 . 5% = 20. 1 (tấn) 1 0 0 c) Để có 10 tấn muối cần lấy lượng nước biển là : 20.10 = 200 ( tấn) Năm học 2015 - 2016 5
  6. Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thành Trường THCS Yên Lạc GV cho hs quan sát một số hình ảnh về công việc làm muối: GV hỏi: Em thấy nghề làm muối thế nào? GV: Giáo dục học sinh về tình yêu lao động, giá trị của sức lao động. GV Giới thiệu về muối I ốt và cho hs quan sát một số hình ảnh hậu quả của việc thiếu I ốt đối với con người. Thiếu muối I-ốt sẽ dẫn đến thiếu hóc môn giáp và gây ra nhiều rối loạn khác nhau: bướu cổ, rối loạn bệnh lý khác như sảy thai, thai chết lưu, khuyết tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, đần độn, cơ thể chậm phát triển, mệt mỏi, giảm khả năng lao động Cách tốt nhất để đề phòng các rối loạn do thiếu hụt I ốt là sử dụng muối I ốt hàng ngày trong khi chế biến hầu hết các loại thức ăn. SKKN TOÁN THCS CỰC HAY VÀ THỰC TẾ MẪU NHƯ TRÊN THẦY, CÔ CẦN THAM KHẢO HÃY LIÊN HỆ ĐỂ DƯỢC CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ: 01629.665.572 Năm học 2015 - 2016 6