SKKN Rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo trong giải toán tỉ lệ thức cho học sinh Lớp 7 THCS

doc 42 trang sangkien 01/09/2022 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo trong giải toán tỉ lệ thức cho học sinh Lớp 7 THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_nang_luc_tu_duy_sang_tao_trong_giai_toan_ti_l.doc

Nội dung text: SKKN Rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo trong giải toán tỉ lệ thức cho học sinh Lớp 7 THCS

  1. A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay vấn đề "Rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo" là một chủ đề thuộc một lĩnh vực nghiên cứu có tính lâu dài và mang tính thực tiễn cao. Nó nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích thích khả năng sáng tạo và để bồi dưỡng, tăng cường khả năng tư duy của cá nhân hay tập thể về một vấn đề hoặc lĩnh vực nào đó. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: "Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học và học theo hướng hiện đại. Nâng cao giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội". Để tạo ra những con người lao động mới có năng lực tư duy sáng tạo cần có một phương pháp dạy học mới nhằm khơi nguồn sự sáng tạo và phát triển tư duy của người học. Chính vì vậy, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra trong hoạt động giáo dục phổ thông là phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó đổi mới phương pháp dạy học Toán là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất. Bởi lý do rất đơn giản Toán học là môn học của sự đam mê, sáng tạo, sự tư duy lôgic và luôn đi khám phá những điều mới lạ. Nó giúp cho người học rèn luyện được phương pháp tư duy, suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, rèn luyện trí thông minh sáng tạo xứng danh là "Nữ hoàng của các môn học tự nhiên". Điều quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học Toán là người giáo viên phải nhận thức rõ được nhiệm vụ của mình chính là mở rộng trí tuệ, hình thành năng lực, kĩ năng tư duy sáng tạo cho học sinh, đồng thời dạy cho các em biết tự suy nghĩ, phát triển được hết năng lực của bản thân mình để giải quyết những vấn đề khó khăn gặp phải trong quá trình học tập, chứ không phải làm đầy trí tuệ của các em bằng cách truyền thụ những tri thức sẵn có. "Rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo" là một mục tiêu mà các nhà giáo dục đang quan tâm và hướng tới. Thực tiễn cho thấy trong quá trình Toán học, rất nhiều học sinh còn bộc lộ những yếu kém, hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo. Nhìn các đối tượng Toán
  2. học một cách rời rạc, chưa thấy được bản chất và mối quan hệ giữa các yếu tố Toán học. Đặc biệt là không linh hoạt trong điều chỉnh hướng suy nghĩ khi gặp trở ngại, quen với kiểu suy nghĩ rập khuôn, áp dụng một cách máy móc những kinh nghiệm cũ vào những hoàn cảnh mới, điều kiện mới đã chứa đựng những yếu tố thay đổi, nên học sinh chưa có tính độc đáo khi đi tìm lời giải trong các bài toán. Do đó "Rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo" là chính một yêu cầu cấp bách trong Toán học. Trong các nội dung ở chương trình Toán lớp 7 THCS thì "Tỉ lệ thức" là một phần rất quan trọng. Đặc thù của toán tỉ lệ thức là khá đa dạng và phong phú, ẩn bên trong nó là sự khó khăn và thách thức rất lớn khi học sinh đối diện và tìm ra cách giải nó vì không có một phương pháp hay một quy tắc giải nào cụ thể. Đặc biệt như là chứng minh tỉ lệ thức khó và phức tạp ở trong các đề thi học sinh giỏi, thi lớp chọn. Chính vì thế, tuy "Tỉ lệ thức" là một phần nhỏ trong hệ thống kiến thức Toán THCS nhưng trong nó chứa đựng đầy đủ các yếu tố để tạo nên sức hấp dẫn, thú vị và kích thích năng lực tư duy sáng tạo cho các bạn học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên tôi chọn: “Rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo trong giải toán tỉ lệ thức cho học sinh lớp 7 THCS” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của năng lực tư duy sáng tạo và biểu hiện tư duy sáng tạo của học sinh lớp 7 THCS để từ đó đề xuất những phương pháp cần thiết nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh THCS qua dạy học giải toán tỉ lệ thức; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp cơ bản giúp rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 7 THCS qua dạy học giải tỉ lệ thức trong quá trình giải toán.
  3. 4. Phạm vi nghiên cứu Phương pháp và biện pháp dạy học thông qua các thao tác và một số thành tố đặc trưng tư duy sáng tạo trong nghiên cứu nội dung giải toán tỉ lệ thức trong chương trình trung học cơ sở. 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng học tập và khả năng giải toán tỉ lệ thức của học sinh THCS còn rất hạn chế. Nếu giúp học sinh rèn luyện tốt năng lực tư duy sáng tạo trong giải toán tỉ lệ thức thì sẽ nâng cao chất lượng học tập nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lí luận phương pháp dạy học và một số kiến thức làm cơ sở cho việc giải toán tỉ lệ thức. - Nêu ra một số phương pháp giải toán tỉ lệ thức, giúp học sinh bồi dưỡng và nâng cao chất lượng trong dạy học giải toán tỉ lệ thức. 7. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, phân tích tiên nghiệm. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát - Điều tra khảo sát, thực nghiệm giáo dục. 8. Đóng góp mới của đề tài - Về mặt khoa học: Đề tài đã đưa ra quan điểm của một số tác giả về tư duy, tư duy sáng tạo có tính khoa học cao và làm rõ cơ sở lý luận về tư duy, tư duy sáng tạo và các kỹ năng phát triển tư duy sáng tạo. - Về mặt thực tiễn: Đối với vấn đề thực tiễn của khóa luận đã tổng kết một số thực trạng về dạy và học tỉ lệ thức, vấn đề thực tiễn làm điểm xuất phát cũng như là đích đến của đề tài. Đặc biệt đề tài đã đề xuất các biện pháp cụ thể và mang tính mới lạ để rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, đây chính là điểm mới và quan trọng của đề tài. Trong mỗi biện pháp đều được phân ra thành các loại bài tập theo các dạng toán khác nhau, các bài tập minh họa đều
  4. có lời giải rõ ràng và dễ hiểu. Đồng thời đã tổ chức thực nghiệm sư phạm để xác định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 9. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Biện pháp chủ yếu rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo trong dạy học giải toán tỉ lệ thức cho học sinh lớp 7 THCS. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
  5. B. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tư duy 1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về tư duy 1.1.1.1. Khái niệm tư duy Theo từ điển tiếng Việt “Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lý” [13, tr.1437]. Theo các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Quang Lũy, Đinh Văn Vang “Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà bước đó ta chưa biết” [5, tr.79 ].Trong cuốn: “Rèn luyện tư duy trong dạy học toán” PGS.TS Trần Thúc Trình có định nghĩa: "Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng mà trước đó chủ thể chưa biết" [9]. Theo một nghiên cứu về tư duy của X.L Rubinstein thì “Tư duy đó là sự khôi phục trong ý nghĩa của chủ thể về khách thể với mức độ đầy đủ hơn, toàn diện hơn so với các tư liệu cảm tính xuất hiện do tác động của khách thể” (dẫn theo Đavưđov) [12, tr.25]. Qua phân tích một số quan điểm về tư duy ta có thể hiểu sâu thêm về khái niệm tư duy: “Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp là khái quát, là sự phản ánh những thuộc tính chung và bản chất tìm ra những mối liên hệ quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng mà ta chưa từng biết”. Trong học tập bộ môn toán có các loại hình tư duy như: Tư duy logic, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, tư duy trừu tượng, tư duy thuật toán, tư duy hàm 1.1.2. Các giai đoạn của quá trình tư duy Các giai đoạn của một quá trình tư duy bao gồm : 1. Xác định vấn đề và biểu đạt nó thành nhiệm vụ tư duy. Nói cách khác là tìm câu hỏi cần giải đáp.
  6. 2. Huy động các tri thức, vốn kinh nghiệm, liên tưởng hình thành giả thuyết về cách giải quyết vấn đề, cách trả lời câu hỏi. 3. Xác minh giả thuyết trong thực tiễn nếu đúng thì tiếp bước sau, nếu sai thì phủ định nó và hình thành giả thuyết mới. 4. Quyết định đánh giá kết quả, đưa ra sử dụng. 1.1.3. Đặc điểm của tư duy Tư duy có những đặc điểm cơ bản sau: 1. Tính có vấn đề của tư duy 2. Tính gián tiếp của tư duy 3. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy 4. Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. 5. Tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính. Như vậy để công tác giảng dạy được hiệu quả: - Phải coi trọng phát triển tư duy cho học sinh. Nếu không có khả năng tư duy học sinh không học tập và rèn luyện được. - Muốn kích thích học sinh tư duy thì phải tạo cho các em các “tình huống có vấn đề” và tổ chức cho học sinh độc lập, sáng tạo giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. - Phát triển tư duy cho học sinh phải được tiến hành song song và thông qua truyền thụ tri thức. Đồng thời phải gắn với việc trau dồi ngôn ngữ. - Phát triển tư duy phải gắn liền với việc rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ cho học sinh. Vì thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra được. 1.1.4. Các thao tác của tư duy Xét về bản chất, tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra. Các thao tác tư duy là: + Phân tích - tổng hợp +So sánh. + Trừu tượng hóa và khái quát hóa.
  7. 1.2. Tư duy sáng tạo 1.2.1. Khái niệm về sáng tạo Theo định nghĩa trong từ điển: “ Sáng tạo là tìm ra cái mới cách giải quyết vấn đề mới không bị gò bó và phụ thuộc vào cái đã có” [13, tr.1130 ]. Theo Bách Khoa toàn thư: “Sáng tạo là hoạt động của con người trên cơ sở các quy luật khách quan của thực tiễn, nhằm biến đổi thế giới tự nhiên, xã hội phù hợp với mục đích và nhu cầu của con người, sáng tạo là hoạt động có tính đặc trưng không lặp lại, tính độc đáo và duy nhất” . Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng “Sáng tạo là sự vận động của tư duy từ những hiểu biết đã có đến những hiểu biết mới” cũng theo tác giả thì “Người có óc sáng tạo là người có kinh nghiệm về phát triển và giải quyết vấn đề” [3, tr.17]. Như vậy một cách ngắn gọn, sáng tạo có thể được coi là quá trình tiến tới cái mới, là năng lực tạo ra cái mới có giá trị. Đối với Toán học, tác giả Trần Thúc Trình đã cụ thể hóa sự sáng tạo với người học toán “Đối với người học toán, có thể quan niệm sự sáng tạo đối với họ, nếu họ đương đầu với những vấn đề đó, để tự mình thu nhận được cái mới mà họ chưa từng biết” [9]. Như vậy một bài tập cũng được xem như là mang yếu tố sáng tạo nếu các thao tác giải nó không bị những mệnh lệnh nào đó chi phối (từng phần hay toàn phần), tức là nếu người giải chưa biết trước thuật toán để giải và phải tiến hành tìm hiểu những bước đi chưa biết trước. 1.2.2. Tư duy sáng tạo Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về tư duy sáng tạo. Theo tâm lý học : “Tư duy sáng tạo là tư duy vượt ra ngoài phạm vi giới hạn của hiện thực, của vốn kinh nghiệm và tri thức đã có, giúp quá trình giải quyết nhiệm vụ của tư duy được linh hoạt hiệu quả”. Theo Tôn Thân: “Tư duy sáng tạo là một dạng tư duy độc lập tạo ra ý tưởng mới, độc đáo và có hiệu quả giải quyết vấn đề cao”. Cũng theo tác giả “Tư duy sáng tạo là tư duy độc lập và nó không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có. Tính độc lập của nó bộc lộ vừa trong việc đặt mục đích vừa trong việc tìm giải pháp. Mỗi sản phẩm của tư duy sáng tạo đều mang rất đậm các dấu ấn của mỗi cá nhân đã tạo ra nó”. (Tôn Thân,