SKKN Phương pháp giảng dạy chương "Số hữu tỉ. Số thực" - Đại số 7 Bậc học THCS

doc 10 trang sangkien 29/08/2022 4661
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giảng dạy chương "Số hữu tỉ. Số thực" - Đại số 7 Bậc học THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giang_day_chuong_so_huu_ti_so_thuc_dai_so_7.doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp giảng dạy chương "Số hữu tỉ. Số thực" - Đại số 7 Bậc học THCS

  1. Phần I. Những vấn đề chung I. Lí do chọn đề tài Mọi vấn đề công việc muốn đạt được kết quả thì cần đến phương pháp thực hiện nó. Không ngoại lệ dạy học toán học cũng là một công việc đòi hỏi phải có phương pháp giảng dạy thích hợp. Khi đó kết quả đạt được không phải chỉ là kiến thức thông thường mà còn trau dồi cho học sinh cách học, sự tư duy sáng tạo của học sinh được pháp huy. Không có phương pháp tốt thì kết quả của công việc không cao. Thực trạng giảng dạy ở THCS hiện nay cho thấy vẫn còn sự tồn tại của kiểu dạy học " thầy đọc trò chép"; "thấy viết bài lên bảng, trò ghi vào vở". Truyền thụ kiến thức theo nguyên tắc bình thông nhau; Dạy học kiểu nhồi nhét học sinh rất thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Đối với bài giảng kiến thức mới như hiện nay phần lớn giáo viên áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy: Giáo viên nêu vấn đề dẫn dắt học sinh tiếp nhận kiến thức mới bằng hệ thông câu hỏi gợi mở gợi ý kết hợp chia nhỏ các câu hỏi trong SGK. Học sinh hoàn toàn là người chủ động trong công việc lĩnh hội kiến thức của mình. Đối với bài giảng luyện tập học sinh đã được giao bài tập về nhà trước. Trong giờ học sinh tự lên bảng chữa các bài tập, giáo viên chỉ là người uốn nắn bổ xung nhận xét về cách giải và phong cách trình bày của học sinh. Đối với phương pháp dạy học mới công việc của người giáo viên cần phải làm đó là sự kết hợp khéo léo với cả 3 đối tượng học sinh giỏi Khá, TB, Yếu. Sự thành công lớn nhất đó là sự nắm bắt được kiến thức của cả ba đối tượng học sinh. Trong su thế đổi mới phương pháp dạy học toán THCS hiện nay người ta thường dùng các khái niệm: Tư duy tích cực, tư duy độc lập, và tư duy sáng tạo. Đó là những mức độ tư duy khác nhau mà mỗi mức độ tư duy trước là tiền đề cho mức độ tư duy sau. Đó là 3 mức độ tư duy mà mỗi học sinh cần đạt tới trong mỗi bài học bằng sự tích cực của mỗi bản thân trên cơ sở một qui trình do giáo viên hướng dẫn. Hướng đối mới phương pháp dạy học toán hiện nay là tích cực hoá hoạt động của học sinh khơi dạy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực độc lập sáng tạo nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở những kiến thức toán học đã được tích luỹ có hệ thống. II. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 1. Đối tượng nghiên cứu " phương pháp giảng dạy chương Số hữu tỉ. Số thực - đại số 7" - Bậc học THCS - 2. Khách thể nghiên cứu " chương Số hữu tỉ. Số thực - đại số 7" III. Mục đich nghiên cứu Với đề tài bước đầu tìm hiểu phương pháp giảng dạy "chương số hữu tỉ - đại số 7". Nhằm mục đich : - Giáo viên định hướng về phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy để đạt được yêu cầu của môn học. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phần số hữu tỉ nói riêng và chất lượng giảng dạy toán nói chung. - Giúp học sinh năm được kiến thức cơ bản và phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo . IV. Nhiệm vụ của đề tài - Xác định mục tiêu - Xác định nội dung cần giảng dạy - Trên cơ sở đó đưa ra phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy đạt kết quả cao nhất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục. 1
  2. V. Giả thuyết khoa học - Nếu việc tìm hiểu phương pháp giảng dạy phần số hữu tỉ ở Bậc THCS thành công thì sẽ đề ra được phương pháp phù hợp, sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh đồng thời phát triển năng lực tư duy của học sinh từ việc học tập toán học. VI. Phương pháp nghiên cứu 1. Đọc tài liệu 2. Phương pháp đối chứng cần phải so sánh đối chứng giữa chương trình SGK mới và SGK cũ, giữa phương pháp dạy học mới và phương pháp dạy học cổ truyền. 3. Phương pháp phân tích tổng hợp 4. Phương pháp quan sát 5. Phương pháp thực nghiệm 6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Phân II Những nội dung chính A. Mục tiêu môn học: Việc xác định mục tiêu bộ môn Toán THCS VN dựa trên các căn cứ: + Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục. - Học sinh cần đạt được: Năng lực hành động có hiệu quả - Thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn - Tự khẳng định mình. + Đặc điểm và vị trí môn Toán + Mục tiêu và đặc điểm của môn Toán Tiểu học, THCS-PTTH. + Đặc điểm của học sinh THCS Qua đây mục tiêu của môn Toán THCS là: a. Kiến thức: - Cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức và phương pháp Toán học phổ thông cơ bản. - Những kiến thức cơ bản về tập hợp số: Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực, phương trình, bất phương trình - Một số hiểu biết ban đầu về thống kê - Những kiến thức cơ bản về khái niệm hình học phẳng. b. Kĩ năng: Hình thành và phát triển các kĩ năng cơ bản cần thiết tính toán và sử dụng các công cụ tính toán , thực hiện các phép biến đổi đồng nhất, giải các loại bài tập, sử dụng đồ dùng toán học cùng với việc hoá tình huống, áp dụng kiến thức toán học vào đời sống, có khả năng suy luận hợp lôgíc và có kĩ năng thực hành. c. Năng lực: Phát triển năng lực trí tuệ chủ yếu là năng lực tư duy tích cực, độc lập sáng tạo. Có khả năng dự đoán quan sát và tưởng tượng. Sử dụng ngôn ngữ một cách khoa học và chính xác đồng thời bồi dưỡng các phẩm chất của tư duy: linh hoạt, độc lập, sáng tạo. Bước đầu cần có năng lực tự học, thích ứng với những thay đổi của thực tiễn để có khả năng tự lập trong lao động và học tập. d. Thái độ: ý thức tự học ham muốn tiếp thu và tìm toàn cái mới, có ý thức vận dụng kiến thức toán học và các môn học khác vào đời sống thực tiễn. B. Mục đích của việc dạy học toán trong nhà trường phổ thông nói chung: 2
  3. Ngày nay đang có xu hướng nhìn nhận việc dạy và học toán trong nhà trường PT từ bình diện của chủ nghĩa nhân văn, đồng thời xuất phát từ chính vai trò, công cụ của toán học mà tư tưởng cơ bản chi phối suốt quá trình dạy học toán của nhiều nước trên thế giới là: Toán học dành cho mọi người hay toán học dành cho mỗi người. Việc giảng dạy toán phải hướng tới một mục đích lớn hơn cao hơn là thông qua việc dạy học toán mà phát triển trí tuệ hình thành ở học sinh những phẩm chất tư duy cần thiết. Một nền tảng kiến thức, kĩ năng cơ bản, chắc chắn với chức năng hoàn thiện con người trong xã hội hiện đại. Tạo ra sự năng động và hoà nhập với xã hội. Đó chính là bản chất thực sự của việc dạy học toán trong nhà trường phổ thông. + Tiếp tục học tập tìm hiểu toán học dưới bất kì hình thức nào của giáo dục thường xuyên. + Hình thành và phát triển phẩm chất tư duy cần thiết cho một con người trong lối sống hiện đại. + Hình thành phát triển việc sử dụng ngôn ngữ khoa học, chính xác - Hình thành phát triển thế giới quan khoa học. + Hiểu rõ nguồn gốc thực tiễn của toán học, vai trò của nó trong quá trình phát triển văn hoá, văn minh nhân loại cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, tiến bộ xã hội. C. Mục đích của việc giảng dạy phần số hữu tỷ: - Cung cấp cho học sinh kiến thức về tập họp số mới tập chung và các tính chất có trong tập hợp. Đây là một nội dung tương đối khó đối với học sinh. Hơn nữa nội dung này còn được học cao hơn ở các bậc học trên. + Nắm vững khái niệm về tập số hữu tỷ. + Thực hiện thành thạo các phép tính về phân số. + Biết so sánh hai phân số + Biểu diễn một số hữu tỉ trên trục số + Biết biểu diễn một số hữu tỷ bằng nhiều phân số “ bằng nhau” + Nắm chắc các tính chất của tỷ lệ thức, của dãy tỷ số bằng nhau. + Biết tính phần trăm giải đúng bài toán về tỉ xích số. + Biết thực hiện các phép tính về số gần đúng. D. Nét đặc trưng trong dạy toán học - Dạy học toán là dạng hoạt động toán học do đó cần biết quá trình sáng tạo các khái niệm, định lý, biết vận dụng kiến thức có niềm tin vào khả năng toán học của mình. - Đặc trưng của toán học là trừu tượng hoá cao độ, có tính logíc chặt chẽ vì vậy trong dạy học ngoài suy diễn logíc còn cần phải sử dụng trực quan toán học. Dạy học cần cân đối giữa trực quan và trừu tượng. Giữa suy luận có lý và suy luận có căn cứ. - Trong giảng dạy giáo viên phải kết hợp khéo léo tiến trình của bài giảng, có thể gài sẵn một vài “ cái bẫy” để từ đó học sinh có thể phát hiện ra vấn đề. Sau đây là một vài vấn đề cụ thể: * Dạy học khái niệm cần chú ý: Hai con đường hình thành khái niệm là quy nạp và suy diễn. - Hai hoạt động logíc về khái niệm - Định nghĩa và phân chia khái niệm. - Quy trình dạy khái niệm mới thường là: Nhận dạng và thể hiện sắp xếp khái niệm mới vào hệ thống khái niệm đã có. * Dạy học định lý: Con đường tiếp cận định lý là suy diễn và suy đoán. Hoạt động logíc đầu trên đặc trưng là chứng minh định lý. Quy trình dạy: Nhận dạng - Chứng minh - hệ thống hoá -> Kết quả rút ra. * Dạy học giải bài tập cần chú ý: 3
  4. - Sử dụng bài tập với nội dụng ý: (Hình thành tri thức, củng cố tri thức, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo) - Giáo dục tư duy thuật toán - Rèn luyện thực hành giải toán E. Thực trạng của việc giảng dạy phần “ số hữu tỷ. Số thực” - Đây là một chương mở đầu theo SGK mới Đại số 7. Và là chương II - ĐS 7 theo SGK cũ. Đại số 7 là môn học mới mở đầu trên học sinh được tiếp xúc. Do đó các em có thể bị lúng túng trong việc học tập ngoài ra phần số hữu tỷ hoàn toàn mới lạ do vậy các học sinh có thể gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải đưa ra phương pháp mới để học sinh chủ động tiếp thu một cách tốt hơn so với việc tiếp thu thụ động của phương pháp giảng dạy cổ truyền áp đặt. Việc giảng dạy bằng phương pháp cổ truyền hiện nay vẫn được áp dụng giảng dạy rất rộng rãi đặc biệt là đối với những giáo viên đã đứng tuổi. Khi đưa phương pháp mới vào giảng dạy cần phải có sự bồi dưỡng nghiệp vụ thêm cho giáo viên. Từ đó mới dẫn đến đổi mới phương pháp giảng dạy. II. Nội dung phân môn của phần số hữu tỷ. số thực - Đại số 7 1. Theo chương trình sgk (năm học 2002-2003 ) 1- Phân số 2- Tập hợp các số hữu tỷ 3- Thứ tự trong Q 4- Phép cộng và phép trừ trong Q 5- Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỷ 6- Phép nhân trong Q 7- Phép chia trong Q 8- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng và ứng dụng, 9,10,11- Luỹ thừa của một số hữu tỷ 12,13,14- Tỉ lệ thức Các tính chất của tỷ lệ thức Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. 2. Theo chương trình SGK(năm học 2003-2004 ) Mở đầu bổ túc về phân sô 1- Tập hợp Q các số hữu tỷ 2- Cộng, trừ số hữu tỷ 3- Nhân, chia số hữu tỷ 4- Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỷ Cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân 5- Luỹ thừa của một số hữu tỷ 6- Luỹ thừa của một số hữu tỷ 7- Tỷ lệ thức 8- Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau 9- Số thập phân hữu hạn Số thập phân vô hạn tuần hoàn. 10- Làm tròn số 11- Khái niệm căn bậc hai. Số vô tỷ 12- Số thực Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học đổi mới là từ ví dụ, bài tập và hình ảnh thực tế mà từ đó đi đến kiến thức mới, học sinh tự tìm ra những điều thắc mắc khắc sâu kiến thức bằng hệ thống câu hỏi, gợi 4