Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại trường Mầm non

docx 18 trang Minh Hường 20/08/2023 18603
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại trường Mầm non

  1. Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu giáo. Bên cạnh hoạt động vui chơi hoạt động học tập đang được hình thành ở trẻ. Song khác với học sinh phổ thông, hoạt động học tập chưa phải là hoạt động bắt buộc của trẻ mẫu giáo vì chúng chưa có đủ những yếu tố cần thiết để tham gia vào hoạt động học tập với với ý nghĩa đầy đủ của nó. Hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo thường bị chi phối bởi hoạt động vui chơi “chơi mà học, học bằng trải ngiệm”. Trẻ học chủ yếu dưới hình thức chơi. Do đó việc tổ chức dạy học cho trẻ là một công việc phức tạp, khó khăn đòi hỏi là giáo viên mầm non phải có những kiến thức nhất định về lý luận dạy học ở Mầm Non để tránh sự phổ thông quá trình dạy học cho trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy ở độ tuổi 5 – 6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cái không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những biện pháp linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn, để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý và thực sự có hứng thú, có tính kỷ luật trong học tập. Đặc biệt, môn học “làm quen chữ cái” ở trẻ 5 - 6 tuổi là môn học giúp trẻ hình thành, phát triển năng lực và thái độ cần thiết cho việc học tiếng việt lớp 1. Song việc dạy trẻ làm quen với chữ cái cần phải thể hiện phương pháp đặc trưng của giáo dục mầm non. Trong quá trình thực hiện chuyên đề bản thân tôi còn gặp rất nhiều khó khăn: Một số cháu mới đi học năm đầu tiên nên chưa mạnh dạn nhiều cháu còn nói ngọng nói lắp, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn Việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học, hứng thú đợi chờ ngày đến trường phổ thông là việc cần thiết nhằm giúp trẻ mẫu giáo vượt qua bước ngoặt quan trọng chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tâp (trong trường phổ thông) là chủ đạo. Tuy nhiên giáo viên mầm non luôn nhớ: dạy trẻ làm quen với chữ cái chứ không phải đưa chương trình tiếng việt lớp 1 xuống dạy trước ở mẫu giáo lớn, mà phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái phải dựa trên cơ sở sử dụng các yếu tố vui chơi, các nhiệm vụ sáng tạo cũng như hoạt động học tập của trẻ. Dựa trên những kế hoạch, sự chỉ đạo của nhà trường là giáo viên mầm non trực tiếp giáo dục chăm sóc trẻ qua những năm thực hiện chuyên đề mầm non mới người giáo viên phải làm gì để đạt được các yêu cầu cao hơn nữa, nắm vững nội dung nâng cao kiến thức trong hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái một cách nhẹ nhàng thoải mái và có hiệu quả chuẩn bị cho trẻ tâm thế vững vàng để bước vào lớp một. Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại trường Mầm non ”
  2. II. Mục đích ( mục tiêu ) nghiên cứu. Tìm ra một số phương pháp, biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái, nhằm đưa ra một số phương pháp giúp việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái ở trường mầm non thêm phong phú và hiệu quả. Khắc phục những hạn chế trong hoạt động tổ chức cho trẻ “làm quen với chữ cái” nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái được tốt hơn. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề. Trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Ở trường mầm non, trẻ được làm quen với 29 chữ cái của tiếng việt. Từ đó trẻ nhận biết mặt chữ, phát âm đúng chữ cái, nghe phát âm tìm được chữ cái, nhìn vào chữ cái đọc được âm tương ứng. Ngoài ra, trẻ còn được đọc một số câu thơ, ca dao, đồng dao có chứa âm của chữ cái nhằm hoàn thiện bộ máy phát âm và khả năng ngôn ngữ mạch lạc, nói đúng ngữ âm tiếng việt. Ngoài ra hoạt động làm quen với chữ cái còn giúp trẻ biết cầm bút, ngồi đúng tư thế khi tô, viết. Do đó việc cho trẻ làm quen với chữ cái là một hoạt động rất quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi. Hoạt động này không chỉ giúp hình thành những cơ sở ban đầu của kĩ năng nói tiếng mẹ đẻ còn giúp trẻ có những hiểu biết và kĩ năng cơ bản, hỗ trợ trực tiếp và tích cực cho bộ môn tiếng Việt ở trường Tiểu học. Vì vậy, có thể nói, việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để chuẩn bị hành trang vững chắc giúp trẻ bước vào lớp một thuận lợi. II. Thực trạng vấn đề. - Trường Mầm non là một trường nằm ở một buôn khó khăn của huyện Krông Ana, học sinh 100% là con em đồng bào dân tộc thiểu số, đa số là dân lao động nghèo. Tình hình của lớp: Tổng số trẻ trong lớp: 32, dân tộc: 32, nữ dân tộc: 16 Trong quá trình giảng dạy tôi thấy tỉ lệ trẻ nhận biết, phát âm và cách tô còn rất thấp. Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ theo các chủ đề, chủ điểm. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi, khó khăn 1.1. Thuận lợi Được sự quan tâm tạo điều kiện của Phòng GD&ĐT huyện cùng Ban giám hiệu nhà trường, ban lãnh đạo xã nhà và sự quan tâm nhiệt tình của thôn trưởng, thôn phó nơi địa bàn tôi đang công tác.
  3. Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên sắp xếp tạo điều kiện cho tôi được tham dự các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và đi dự giờ các đợt lên chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ cũng như chuyên đề của các môn học khác do Phòng GD&ĐT huyện tổ chức. Cơ sở vật chất lớp học tương đối đầy đủ. Đồ dùng đồ chơi sạch sẽ bảo đảm an toàn cho trẻ. Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có trình độ sử dụng vi tính, tạo các bài giảng điện tử thu hút trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen chữ cái tích cực. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp trong trường, nhất là những đồng nghiệp có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong nghề. Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh học sinh khi gửi con em mình đến trường, lớp. 1.2. Khó khăn: Số trẻ trong lớp 100% là con em dân tộc thiểu số, nề nếp học tập cũng như kiến thức của trẻ còn hạn chế, sử dụng tiếng mẹ đẻ là chủ yếu, vốn từ tiếng Việt còn nghèo nàn nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức trong hoạt động làm quen với chữ cái. Đa số trẻ còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động ở trường, lớp. Trẻ hạn chế về tiếng Việt, nói năng chưa lưu loát Phụ huynh phần lớn là lao động nghèo, chưa có ý thức cao trong việc đưa con em mình đến trường lớp học, ít quan tâm đến trẻ, phụ huynh chưa nhận thức hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ học đi theo bố mẹ lên rẫy, chưa chịu khó chỉ thêm cho ở nhà. Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của trẻ nên đã bày dạy trước, tập viết trước nên dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ tỏ ra kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không chú ý đến tiết học, còn khi viết do phụ huynh bày trước ở nhà nên sai nét chữ cho trẻ, những thực trạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu của trẻ đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường. Giáo viên còn lúng túng, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động như: nội dung tích hợp còn cứng nhắc, chưa chú trọng đến kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi của trẻ. Vì vậy, trẻ chưa hoàn toàn chủ động và hứng thú lĩnh hội tri thức khi tham gia hoạt động. Từ những thực trạng đã nêu trên với kinh nghiệm thực tế và tâm huyết của một giáo viên mầm non, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại trường mầm non ”. Năm 2017- 2018 và năm học 2018 -2019 khảo sát thực trạng về hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái của trẻ 5- 6 tuổi vào cuối năm học 2017- 2018, và kết quả khảo sát đầu năm học 2018- 2019. Kết quả đạt như sau:
  4. Nội dung khảo Kết quả kiểm tra cuối năm học Kết quả khảo sát đầu năm học 2018- sát 2017- 2018 2019 Kết quả đạt Kết quả chưa đạt Kết quả đạt Kết quả chưa đạt Trẻ nhận biết 20/34 =58,9 % 14/34=41,1% 21/32= 65,6 % 11/32=34,4 % cách phát âm 29 chữ cái Trẻ nhận biết 18/34 = 53 % 16/34 = 47 % 17/32=53,1% 15/32=46,9 % đúng 29 mặt chữ cái Trẻ tô viết trùng 19/34 = 55,9% 15/34 = 44,1% 18/32=56,25% 14/32 =43,75% khít lên chấm mờ hoàn thành vở tập tô sạch sẽ Kỹ năng tô viết, 21/34=61,8% 13/34=38,2% 20/32= 62,5% 12/32=37,5% tư thế ngồi, cách cầm bút III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Để việc giúp cho trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái đạt được kết quả cao nhất tôi đã sử dụng các giải pháp sau: Giải pháp 1: Tạo môi trường làm quen chữ cái. Để đạt hiệu quả cao tôi đã thực hiện các biện pháp sau: Biện pháp 1: Dạy trẻ làm quen với chữ cái trên tiết học Để tiết học làm quen chữ cái được thành công và trẻ hiểu bài, một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ làm quen với chữ cái, kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải ngắn gọn, dễ hiểu, tránh rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới. Vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen với chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng chu đáo, nghiên cứu bài soạn kỹ lưỡng.
  5. Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen chữ cái “e” tôi tiến hành các bước như cho trẻ xem đoạn clip mẹ và bé đi chơi công viên và dẫn dắt giới thiệu từ “Mẹ và bé” cho trẻ đọc từ “Mẹ và bé” dưới hình ảnh, cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ “Mẹ và bé” đồng thời cho trẻ tìm 2 chữ cái giống nhau cuối cùng là tôi giới thiệu chữ cái mới “e” Trong quá trình tổ chức hoạt động, tôi vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với thực tế khả năng trẻ. Ví dụ: Sau khi cho trẻ làm quen chữ “e” như ví dụ trên, nhưng khi hướng dẫn chữ cái “ê” tôi không lập lại phương pháp trên mà tôi cho trẻ đoán, sau đó mới giới thiệu chữ cái mới là “ê”. Qua việc thực hiện này tôi thấy trẻ tích cực hoạt động hơn, không cảm thấy nhàm chán. Ngoài ra, khi cho trẻ làm quen với chữ cái gần giống nhau, để giúp trẻ dễ ghi nhớ mặt chữ, tôi dùng hình ảnh gần gũi trong thực tế để gắn với chữ cái. Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen chữ cái “o, ô, ơ ” tôi gắn câu thơ “o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ già mang râu ” Song song với việc làm quen với mặt chữ tôi còn phải hướng trẻ cách cầm bút đúng, cách mở sách, cách tô sao cho đúng, tô trùng khít chữ như khi tô các con phải ngồi ngay ngắn lưng thẳng, đầu hơi cúi, cầm bút bằng tay phải bằng ba đầu ngón tay, mở sách từ từ nhẹ nhàng không làm rách, quăn mép sách. Ví dụ: tô chữ o các con đặt bút chì từ đỉnh giữa chữ o tô từ trái qua phải theo dấu chấm mờ thành một vòng tròn khép kín Thực hiện việc này tuy đơn giản nhưng phải có nghệ thuật. Nét mặt, cử chỉ của cô khi hướng dẫn trẻ phải linh hoạt tạo sự gần gũi với trẻ, giải thích rõ ràng, không ê a kéo dài, cô ý thức tư thế và giọng nói, phát âm của cô luôn chuẩn để trẻ làm đúng. Muốn cho tiết học được thành công, trẻ hứng thú thì việc chú ý đến giáo dục cá nhân cũng rất cần thiết, đặc biệt trong lĩnh vực cho trẻ làm quen với chữ cái. Giáo dục cá nhân sẽ giúp cô giáo củng cố, bổ sung các kiến thức, kỹ năng, cách phát âm, nhận mặt chữ, cách tô theo đúng quy trình của trẻ. Trong quá trình dạy trẻ làm quen chữ cái tôi luôn tìm hiểu khả năng và đặc điểm tâm lý của từng trẻ. Từ đó xây dựng các biện pháp giáo dục cho phù hợp . Ở lớp có một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin vào bản thân, ít giơ tay phát biểu. Cô có khuyến khích cũng không giơ tay phát biểu, bên cạnh đó cô thường sợ mất thời gian nên thường gọi những trẻ mạnh dạn, những trẻ trả lời lưu loát chứ ít quan tâm đến những trẻ nhút nhát. Vì thế trẻ đã nhút nhát lại càng nhút nhát hơn, và ít có cơ hội trả lời các câu hỏi của cô hơn. Tôi thường xuyên gần gũi, quan tâm đến trẻ nhút nhát, đặc biệt trong giờ học tôi hay khen trẻ trước cả lớp mặc dù cháu làm chưa đúng lắm, động viên khích lệ trẻ khi trẻ gặp khó khăn trong học tập. Đầu tiên tôi cho trẻ những câu hỏi dễ, sau đó mức độ khó tăng dần, cho trẻ được nói nhiều hơn. Với những trẻ hiếu động: Trẻ thường nghịch ngợm trong giờ học không hề để ý gì đến lời cô giảng, điều đó dẫn đến trẻ không thuộc bài, không nhớ chữ cái cũng như cấu tạo của chữ cái và cách