Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình trong trường mầm non

doc 33 trang Minh Hường 20/08/2023 15203
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hung_th.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình trong trường mầm non

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Với mỗi trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, bởi nó chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh từ tuổi ấu thơ. Vì vậy, việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm mầm những tài năng nghệ thuật cho tương lai. Trong chương trình giáo dục mầm non, có rất nhiều hoạt động, môn học nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, là cơ sở nhân cách của con người mới, trẻ biết sáng tạo, lao động trong tương lai. Và hoạt động tạo hình là một môn học mà cấp học nào cũng được học, cho nên hoạt động tạo hình trong trường mầm non đóng một vai trò quan trọng để phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu, nó là tiền đề giúp trẻ học tiếp lên bậc tiểu học Hoạt động tạo hình là một môn học mang tính nghệ thuật, giúp cho trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành khả năng tư duy, phát triển cảm xúc, tình cảm, trí tưởng tượng, sự khéo léo, tính kiên trì Đặc biệt là phát triển thẩm mỹ, nghệ thuật, tính sáng tạo, phản ánh thế giới xung quanh một cách tích cực, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp, có tình yêu con người, yêu thiên nhiên, con vật, cỏ cây hoa lá Thế nhưng trong thực tế việc tổ chức hoạt động “ Tạo hình ” ở những năm gần đây còn chưa cao, còn áp đặt trẻ theo khuôn mẫu, chưa phát huy được sự sáng tạo của trẻ và sự linh hoạt của giáo viên. Đặc biệt trong lớp Mẫu giáo nhỡ của tôi có nhiều học sinh mới đi học, chưa được tiếp xúc với hoạt động tạo hình nhiều. Nhận thức được vai trò của người giáo viên qua những năm chăm sóc và giáo dục trẻ tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm và vận dụng một số biện pháp để giúp trẻ học tốt hoạt động tạo hình nhằm phát triển cho trẻ về: Đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực và sáng tạo. Từ đó tôi rút ra sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình trong trường mầm non” Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tư duy, khả năng tri giác, phát triển thẩm mỹ và biết yêu quý, trân trọng cái đẹp . Đặc biệt giúp trẻ có các kỹ năng vẽ - tô màu, cắt – xé – dán, nặn, xếp hình và thể hiện được sự sáng tạo của trẻ. 1
  2. Qua hoạt động này giúp tôi linh hoạt hơn, tìm cách vận dụng được phương pháp giáo dục áp dụng vào bài giảng, hướng dẫn trẻ làm quen với hoạt động tạo hình đạt kết quả cao. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng: Tìm hiểu một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú với môn tạo hình. + Phạm vi: Trẻ 4 – 5 tuổi đang theo học tại Trường mầm non Long Biên – quận Long Biên – thành phố Hà Nội, năm học 2013 – 2014. 2
  3. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mỹ , giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ ngay từ những năm đầu cuộc sống. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân, đồng thời góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người. Hoạt động tạo hình không những giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống, trong nghệ thuật mà còn giúp trẻ hình thành lòng mong muốn và thể hiện vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng xung quanh, để qua đó biểu lộ thái độ, tình cảm của mình. Đặc biệt là dạy cho trẻ nói lên được ý tưởng sản phẩm của mình ( chỉ số 36 ). Sự hình thành và rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ ở trường mầm non phụ thuộc vào thành tựu tâm lý học, giáo dục trẻ em, các kết quả nghiên cứu về đặc điểm tìm ra các phương pháp, biện pháp phù hợp với từng độ tuổi để dạy trẻ học tạo hình một cách có hiệu quả. Trẻ 4 – 5 tuổi đang ở giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các bộ máy chức năng. Ở giai đoạn này vận động của trẻ còn còn ở mức độ thấp, trẻ ghi nhớ có chủ đích, tư duy trực quan hình tượng. Các kỹ năng cầm bút, thao tác cầm kéo cắt dán, xé dán, còn vụng về. Trẻ mẫu giáo nhỡ rất cần đến việc gây hứng thú, tạo niềm say mê cho trẻ đối với hoạt động tạo hình. Qua hoạt động tạo hình, trẻ tạo ra được sản phẩm của bản thân trẻ qua sự tri giác, suy nghĩ, liên tưởng, khả năng khái quát hóa, cụ thể hóa , sử dụng tích cực vốn kinh nghiệm tạo hình để phát triển các vận động tạo hình của tay điều khiển thực hiện một số kỹ thuật tạo hình. Đặc biệt là rèn cho trẻ sự khéo léo và phát huy được khả năng sáng tạo của mình.Và để tạo ra được một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu được về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ. Trong giáo dục mầm non ngày càng nâng cao chất lượng dạy học và nhằm đáp ứng kịp thời sự thay đổi của đất nước. Vì vậy, nếu trẻ không được bồi dưỡng , phát huy một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như hoạt động “ Tạo hình ” thì sẽ hạn chế đến sự phát triển của trẻ. Hơn nữa, đối với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi việc cho trẻ hoạt động “ Tạo hình ” cũng là một vấn đề cần thiết nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động “ Tạo hình ” đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người. Như vậy, nhiệm vụ của người giáo viên trực tiếp hướng dẫn dạy trẻ là tạo được sự hứng thú của trẻ, khơi dậy ở trẻ khả năng sáng tạo, tích lũy cho trẻ 3
  4. các kỹ năng tạo hình và kỹ năng truyền đạt được ý tưởng của mình đến mọi người. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng đòi hỏi sự nỗ lực của cả cô và trò. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong quá trình giảng dạy tôi thấy số trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình còn thấp, kỹ năng tạo hình của trẻ còn kém, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ. Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng vào việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ theo các chủ điểm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi còn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu. BGH thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và thăm lớp dự giờ, tổ chức thi làm đồ dùng, đồ chơi giữa các lớp cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm. Ban giám hiệu dự giờ Đặc biệt, là được sự quan tâm, tạo điều kiện của Phòng GD&ĐT Quận Long Biên đã về thăm trường, thăm lớp, dự giờ và gớp ý cho tôi những điều rất bổ ích. Từ đó giúp cho tôi tiếp tục phát huy được ưu điểm và khắc phục những mặt còn tồn tại của mình để trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ đạt kết quả tốt hơn. 4
  5. - Bản thân là giáo viên có trình độ trên chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu mến trẻ. Tự ý thức được tầm quan trọng của việc hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình. Bản thân có khả năng tạo hình, hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình, tạo ra các đồ dùng đồ chơi tự tạo để phục vụ cho môn học rất phong phú và đa dạng mang tính thẩm mỹ cao, thu hút và gây hứng thú được trẻ. - Lớp học rộng rãi, thoáng mát. - Trẻ ở lớp ngoan, hứng thú tham gia các hoạt động. - Được sự tín nhiệm, tin cậy của phụ huynh và được đa số phụ huynh luôn hưởng ứng tham gia các hoạt động phát động của lớp. Một số đồ dùng tự tạo tôi đã làm: Một số con vật được làm từ nguyên liệu nhựa 5
  6. Con chim được làm bằng vỏ hướng dương Một số con vật tại góc sách truyện 6
  7. Tranh biển đảo được làm từ đất nặn, giấy màu, nhũ Xếp dán đàn gà 7
  8. 2. Khó khăn - Bản thân là một giáo viên trẻ kinh nghiệm còn chưa nhiều. - Nhận thức của trẻ chưa đồng đều. - Số ít phụ huynh còn chưa quan tâm tới con. - Số trẻ trong lớp đông, trong đó có 30% trẻ mới đi học, trẻ vẫn chưa đồng đều về chất lượng, còn trẻ nhút nhát trong khi thể hiện ý tưởng của mình. Điều đó dẫn đến thực trạng: TT Nội dung giáo dục Tổng số Số trẻ đạt Tỷ lệ 1 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 61 33 54% 2 Kỹ năng vẽ, tô màu 61 26 43% 3 Kỹ năng cắt, xé, dán 61 18 29.5 4 Kỹ năng nặn 61 14 23% 5 Kỹ năng xếp hình 61 16 26% 6 Trẻ thể hiên sự sáng tạo 61 10 16% Để khắc phục và giải quyết thực trạng trên tôi đã suy nghĩ nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú và học học tốt môn tạo hình. III. CÁC BIỆN PHÁP 1. Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp Vào đầu năm học trẻ chưa có nề nếp thói quen tập trung trong giờ học bởi vì trẻ mới chuyển từ mẫu giáo bé lên chưa quen với môi trường hoạt động của lớp nhỡ. Một mặt do ở lớp tôi số trẻ mới chuyển trường đi học nhiều, trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô và các bạn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh còn rất mới lạ với trẻ. Vì vậy tôi thấy việc tạo nề nếp cho trẻ ngay từ đầu năm học rất quan trọng. Và đặc biệt là tạo nề nếp cho trẻ mà làm cho trẻ cảm thấy gần gũi với cô và các bạn, tạo sự hứng thú cho trẻ khi đến lớp. Để cho trẻ đạt được kết quả cao trong một tiết học thì nề nếp của trẻ là bước khởi đầu của một tiết học. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình, khoa học của cô giáo, ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật. Tôi đã rèn nề nếp cho trẻ bằng cách: Xếp xen kẽ các bạn mạnh dạn với các bạn nhút nhát, xen kẽ bạn nam với bạn nữ. Chia tổ, đặt ten tổ, bầu ra tổ trưởng để quán xuyến, nhắc nhở thành viên đội mình. Đặc biệt trong hoạt động tạo hình, tôi tổ chức như vậy để giúp trẻ biết hoạt động theo tổ, theo nhóm để trẻ thi đua giữa các tổ với nhau. 8
  9. Tôi luôn động viên trẻ trong tiết học, tạo sự gần giũ với trẻ, uốn nắn tác phong ngồi cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói chuyện, trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, đủ câu ẢNH TRẺ NGỒI BÀN HỌC 2. Biện pháp 2: Tạo cho trẻ có cảm xúc với cái đẹp qua môi trường lớp học giúp trẻ có húng thú hơn với hoạt động động tạo hình. Thời gian trẻ ở lớp với cô và các bạn rất nhiều và cô giáo phải tạo được sự thu hút, hấp dẫn đối với trẻ khi đến lớp. Tôi trang trí lớp học ấm cúng, nghệ thuật để gây cảm xúc, ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình. Tạo môi trường đẹp trong lớp để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp lớp học, sắp xếp đồ dùng đồ chơi. Lớp học của tôi gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ là góc chủ điểm. Vừa thể hiện được nội dung chủ điểm đang học vừa tạo sự thu hút của trẻ khi đến lớp và hoạt động tạo hình. Góc chủ điểm Trên đây là góc chủ điểm với tiêu đề là: “ Bé yêu cây xanh và những ngày Tết vui vẻ ” Môi trường lớp học hướng trẻ vào xuyên suốt chủ điểm đang học. Khi trẻ đến lớp thấy môi trường lớp học cẩm cúng và đẹp mắt đã kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ vào hoạt động tạo hình. Trẻ phải nghĩ xem, cô làm như thế nào để làm được như vậy, nó khơi dậy trí tưởng tượng, hứng thú cho trẻ để trẻ tự tạo ra được sản phẩm đẹp như vậy. 9