Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre.docx
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
- MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 3 2.1. Thuận lợi : 4 2.2. Khó khăn : 5 3.Biện pháp thực hiện: 6 3.1 Phối kết hợp với phụ huynh học sinh 6 3.2.Tạo những tình cảm ban đầu cho trẻ 8 3.3. Giáo dục hình thành các hành vi lễ giáo thông qua các hoạt động.: 9 3.4 Giáo dục trẻ thông qua các ngày hội ngày lễ 25 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 25 4.1.Đối với cô giáo: 25 4.2.Đối với trẻ: 26 4.3.Đối với phụ huynh: 26 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27 1. Ý nghĩa của sáng kiến 27 2. Áp dụng và khả năng phát triển của sáng kiến. 27 3. Bài học kinh nghiệm. 27 4. Ý kiến đề xuất. 28 IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
- Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người. Vâng lời dạy đó của Bác luôn nhắc nhở chúng ta phải chăm no thế hệ măng non những chủ nhân tương lai của đất nước. Thấm nhuần lời dạy của Bác,công tác giáo dục đào tạo thế hệ măng non những chủ nhân tương lai của đất nước đã và đang sẽ là chủ trương lớn của toàn Đảng toàn dân. Để thực hiện tốt mục đích giáo dục này,cấp học mầm non đã có những bước chuyển biến nhằm góp phần đặt nền móng đào tạo những con người phát triển toàn diện có đủ sức, đủ trí,tài năng là những chủ nhân tương lai của đất nước lái con tàu Việt Nam ra đại dương sánh vai với các cường quốc năm châu thỏa lòng mong ước của Bác.Để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có một tấm lòng yêu nghề mếm trẻ. Nhưng xã hội hiện nay lại đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Tổ chức giáo dục văn hóa, khoa học và các nhà giáo dục thế giới đã cùng nhau tìm ra cách giáo dục để tạo cho trẻ có năng lực tâm lý xã hội nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày đó là kỹ năng sống. Do đó việc giáo dục các hành vi lễ giáo cho con người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần phải bàn đến. Giáo dục hành vi lễ giáo nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách con người. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Chính vì vậy việc giáo dục lễ giáo cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mầm non. Mà nhiệm vụ cơ bản của giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non là hình thành ở trẻ tư cách, phẩm chất đạo đức, kỹ năng kỹ sảo và thói quen hành vi đạo đức trong sự thống nhất với những biểu tượng và động cơ hành vi cụ thế. Thông qua các nhiệm vụ này giáo viên có thể hình thành cho trẻ có được tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước của mình, yêu lao động ghét lười biếng, ghét cái ác. Không những thế còn xây dựng cho trẻ tư cách ứng xử đúng 2/ 29
- Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non đắn, bền vững trong hoạt động cá nhân, hoạt đông tập thể, trong quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh. Đặc biệt hơn, trong qua trình tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo viên có điều kiện hình thành ở trẻ một số phẩm chất như: tính độc lập, tính ngăn nắp, tính kỉ luật, tính mạnh dạn. Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trong góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của ngành trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của việc gíáo dục lễ giáo đối với trẻ mầm non tại các trường mầm non đã triển khai nhiệm vụ này. Một trong các nhiệm vụ được các trường mầm non luôn quan tâm nhất đó chính là việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo là thói quen vệ sinh trong sinh hoạt cá nhân như vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, thói quen biết bảo vệ sử dụng giữ gìn đồ dùng. Thói quen hành vi văn minh trong quan hệ giao tiếp với mọi người và thói quen hành vi nơi công cộng. Đối với trẻ nhỏ để có được những thói quen, hành vi đạo đức này là rất khó. Chính vì vậy việc giáo dục hành vi lễ giáo này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành bộ mặt nhân cách sau này cho trẻ. Trên thực tế chúng ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Đặc biệt các trẻ khi đến trường đều có được những kỹ năng kỹ sảo, thói quen hành vi văn minh. Trẻ tỏ ra độc lập hơn trong việc vệ sinh cá nhân. Bên cạnh những mặt đã đạt được, xuất phát đặc điểm phát triển của trẻ mầm non chưa tự ý thức về cái đúng cái sai, bắt chước cả cái tật lẫn cái xấu trẻ chóng nhớ mau quên. Thì cũng còn một số tồn tại ảnh hưởng đến công tác giáo dục lễ giáo như các phụ huynh thường nuông chiều trẻ không để ý đến việc sửa sai, việc dạy trẻ có được những thói quen hành vi đạo đức cơ bản nhất mà hằng ngày luôn diễn ra. Họ coi đó là những cái nhỏ nhặt không cần quan tâm . Trong khi ở lớp các cô rất chú trọng đến vấn đề giáo dục này. Từ những thực tế trên là một giáo viên mầm non được giao trách nhiệm giáo dục trẻ nên tôi đã mạnh dan lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”. 3/ 29
- Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Lễ giáo cái gốc trong nhân cách toàn diện của con người. Từ xưa đến nay vai trò của lễ giáo cũng được nhiều nhà giáo dục, nhà triết gia quan tâm và khẳng định “ Lễ giáo như gốc của cây, ngọn nguồn của cuộc sống, sức có mạnh mới gánh vác được nặng và đi được xa” Tất cả chúng ta muốn trở thành người công dân có ích thì trước hết đều phải học cách làm người, học cách rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức cho chính bản thân mình. Chính vì vậy giáo dục các hành vi lễ giáo là quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người ngay từ lúc còn nhỏ là một việc làm vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Vì các hành vi lễ giáo không tự có, nó chỉ được hình thành qua con đường giáo dục và tự giáo dục như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Hiễn dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Cổ nhân xưa cũng đã dạy “ Tre non dễ uốn tre già nổ đốt. Bé chẳng vin, cả gẫy cành’’ Câu nói ấy của ngưỡi đã khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo lễ giáo cho con người, ngay từ thuở còn thơ, đặc biệt là lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Chính vì vậy việc đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có đức có trí là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Thấy rõ được sự quan trọng của thế hệ trẻ sau này Đảng ta đã chỉ rõ ‘ Công nghiệp hóa hiện đại hóa phải đi liền với việc bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc’ Giá trị về các hành vi lễ giáo cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết. Vậy muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn đó thì mỗi gia đình , mỗi một người làm cha, làm mẹ sẽ là những người yêu thương nuôi dưỡng, chăm sóc và kích thích trẻ đầu tiên. Còn chúng ta mỗi một thầy giáo cô giáo là người cha người mẹ thứ hai của trẻ chịu trách nhiệm giáo dục trẻ thành những đứa trẻ có những đức tính tốt để sau này chở thành những con người có ích cho xã hội. Từ ngàn xưa kinh nghiệm của ông cha ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là ‘Tiên học lễ, hậu học văn’ . Lễ phép là nét đẹp văn hóa được đặt lên hàng đầu. 2. Cơ sở thực tiễn Bản thân là một giáo viên đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy. Năm nay được sự phân công của ban giám hiệu tôi cùng với 1 cô giáo phụ 4/ 29
- Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non trách dạy các cháu 5- 6 tuổi. Tất cả các cô đều có trình độ chuyên môn trên chuẩn trong đó 2 cô giáo đều có trình độ đại học. Lớp có 39 trẻ: 19 nam, 20 nữ, trong số đó có nhiều trẻ là con đầu và một số trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên dẫn đến tính tình của một số trẻ ngỗ ngược và không tự giác chủ động tham gia vào các hoạt động của trường lớp ra. Trong những năm học gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục hành vi lễ giáo cho học sinh vào dạy trong trường mầm non. Trường mầm non của chúng tôi cũng là một trong những trường đã thực hiện việc lồng ghép tích hợp giáo dục hành vi lễ giáovào các hoạt động giáo dục. Có thể nói việc trang bị các hành vi lễ giáo cho trẻ ngay từ nhỏ là việc làm hết sức cần thiết. Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi : - Được sự quan tâm của phòng giáo dục và Đào tạo quận Long Biên đã giúp đỡ nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, có đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ tham gia hoạt động. - Được ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất luôn tạo điều kiện cho giáo viên tập huấn chuyên đề tại phòng giáo dục, cũng như kiến tập các tiết học để nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non. - Môi trường lớp học sạch sẽ thoáng mát, trang thiết bị và đồ dùng dụng cụ phục vụ cho việc hoạt động theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ đề ra đầy đủ: Đồ dùng học tập, bàn ghế, ca cốc, khăn lau tay, lau mặt, xô, chậu tạo điều kiện tốt cho cô và trẻ thực hiện. - Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục về các hành vi lễ giáo cho trẻ. - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng biết cùng nhau đưa ra các biện pháp giáo dục các hành vi lễ giáo cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. - Được sự quan tâm ủng hộ giúp đỡ của hội cha mẹ phụ huynh. Hàng ngày luôn nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên giành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng 5/ 29