Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái

doc 13 trang Minh Hường 20/08/2023 10561
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_de_nang_cao_chat_luong_ch.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái

  1. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1/ Lý do chọn đề tài 1 2/ Mục đích nghiên cứu: 1 3/ Đối tượng , phạm vi nghiên cứu: 1 4/ Đối tượng khảo sát, thực nhiệm: 1 5/ Phương pháp nghiên cứu: 2 6/ Phạm vi kế hoạch nghiên cứu: 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1 – Cơ sở lý luận: 2 2. Cơ sở thực tiễn 3 2.1. Khái quát tình hình của trường 3 2.2 Thuận lợi: 3 2.3 Khó khăn: 4 3. Các biện pháp thực hiện 4 3.1. Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động "Làm quen chữ cái" 5 3.2. Biện pháp 2: Dạy trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi 5 3.3. Biện pháp 3: Cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi. 6 3.4. Biện pháp 4 : Phối hợp với phụ huynh: 6 4. Kết quả 7 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 8 1. Kết luận: 8 2. Khuyến nghị: 9
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở tiểu học và các cấp học sau này. Hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng. Đó là nền tảng để hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới. Thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổi tham quan, dạo chơi Cần kích thích trẻ sử dụng tiếng việt một cách thành thạo mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh, tập cho trẻ biết cách diễn đạt những gì muốn nói một cách rõ ràng, không nói ngọng, không nói lắp Tuy nhiên để trẻ nhanh chóng tiếp cận và phát huy tốt các kỹ năng đó thì một điều cần thiết là cần phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức. Trong quá trình cho trẻ làm quen với 29 chữ cái và một trong những con đường hiệu quả nhất là phải theo hướng giáo dục mầm non mới. Điều đó đồng nghĩa với việc phải tổ chức nhiều hoạt động khác nhau. Đó là các hoạt động trẻ yêu thích, hứng thú đáp ứng với sự phát triển của trẻ. Trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá thể hiện chính mình, cô chỉ là người hướng lái gợi mở. Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi Sau khi tiếp thu và thực hiện chuyên đề "Làm quen với văn học và chữ viết" và tiếp thu chương trình giáo dục mầm non mới tại huyện. Tôi nhận thấy nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi làm quen với chữ viết, hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng.Vì những lý do trên mà tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái", với mong muốn góp một phần nhỏ bé tri thức của mình trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết. 2/ Mục đích nghiên cứu: Biện pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. 3/ Đối tượng , phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu :Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi + Phạm vi nghiên cứu : Biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái . 4/ Đối tượng khảo sát, thực nhiệm: - Trẻ lớp mẫu giáo Lớn A1 trong trường. 1/10
  3. 5/ Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp lý luận: Đọc tài liệu, thu thập , phân tích khái quát hóa hệ thống hóa tài liệu có liên quan tới tâm lý học, sinh lý học giáo dục học mầm non .- Phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát, quan sát thực tế. - Đối tượng nghiên cứu: Lớp giáo lớn A1. 6/ Phạm vi kế hoạch nghiên cứu: - Từ tháng 8 -9 /2018 : Chọn đề tài và trang bị lý luận - Từ tháng 9/2018 - 3/2019: Tổ chức cho trẻ thực hiện các biện pháp hoạt động - Từ tháng 3 – 4/2019 : phân tích kết quả và viết sáng kiến kinh nghiệm. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ. Bởi vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cỏi không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn chữ cái. Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định. Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học Thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái, Bản thân tôi đã cố gắng thực hiện tốt chuyên đề học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp, nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng thoải mái hơn tránh được sự gò bó. Và tôi đó chọn đề tài nghiên cứu "Biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái". Trong thực tế ở trường Mầm Non để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới thì hầu như các giáo viên đang còn bị vướng mắc giữa cái mới và 2/10
  4. cái cũ, chưa thiết kế cho mình được tiết dạy thực sự đổi mới và khoa học mà họ đang còn bắt chước nhau. Do đó họ đang còn lúng túng trong cách lựa chọn các hình thức cho tiết học, bên cạnh đó là cách sử dụng đồ dùng trực quan thì họ chưa phát huy được công dụng của đồ dùng sẵn có trong thực tế, chưa ứng dụng được công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào bài dạy, vì vậy mà tiết học còn nhiều hạn chế, có thể nói nội dung của tiết học còn nghèo nàn, dụng cụ học tập chưa sinh động, giờ học trở nên khô khan, cứng nhắc, do đó kiến thức, kỹ năng mà trẻ thu được trên tiết học còn chưa đáp ứng được với yêu cầu kiến thức cô đặt ra cho trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Khái quát tình hình của trường. Năm học 2018-2019 Trường Mầm Non Tân Mai bắt đầu đi vào hoạt động. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên trường được đầu tư về cơ sở vật chất sạch đẹp với đầy đủ các trang thiết bị học tập đầy đủ , hiện đại. Nhµ tr­êng thùc hiÖn tèt chñ tr­¬ng chÝnh s¸ch cña §¶ng vµ nhµ n­íc, chÊp hµnh nghiªm chØnh sù qu¶n lý cña chÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng. ChÊp hµnh nghiªm tóc sù chØ ®¹o cña c¬ quan qu¶n lý gi¸o dôc, thùc hiÖn tèt vÒ chñ tr­¬ng kÕ ho¹ch cña l·nh ®¹o c¸c cÊp. Nhµ tr­êng cã bé m¸y l·nh ®¹o ®Çy ®ñ vµ hîp lý, cã ®éi ngò gi¸o viªn trÎ cã tr×nh ®é chuyªn m«n cao, ®­îc ph©n c«ng phï hîp theo qui ®Þnh cña §iÒu lÖ tr­êng mÇm non vµ ph¸p lÖnh c¸n bé, c«ng chøc. C¸c ®oµn thÓ cña tr­êng ho¹t ®éng tÝch cùc vµ đã có những thành tích đáng khích lệ. 2.2 Thuận lợi: Qua những năm thực hiện chuyên đề Làm quen chữ viết, từ những thực tế trên cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT Quận và Ban giám hiệu nhà trường giáo viên học tập các chuyên đề do Sở giáo dục, Phòng GD&ĐT tổ chức khuyến khích động viên chị em học tập, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhà trường tổ chức thăm lớp, dự giờ của các giáo viên trong trường để góp ý, đúc rút kinh nghiệm. Tham khảo thêm sách báo tạp chí có nội dung liên quan đến việc cho trẻ làm quen chữ cái. Chị em đã động viên lẫn nhau sáng tác thơ ca, hò, vè, ca dao, đồng dao, câu đố về chuyên đề do nhà trường tổ chức. - Lớp luôn luôn được sự quan tâm của BGH nhà trường, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo cho công tác giáo dục. - Hai giáo viên đứng lớp mẫu giáo lớn A1 đều đạt trình độ chuẩn trở lên, đều là giáo viên giỏi cấp Quận, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động. 3/10
  5. - Ban Giám hiệu đã có kế hoạch chỉ đạo chuyên đề làm quen với chữ cái, từ đó giáo viên đứng lớp rất thuận tiện cho việc thực hiện kế hoạch. - Lớp được trang bị bộ bàn ghế ngồi học đúng quy cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, được trang bị ti vi, đầu quay thuận lợi cho việc dạy và học. 2.3 Khó khăn: Trong quá trình thực hiện chuyên đề bản thân tôi còn gặp nhiều khó khăn, một số cháu mới đi học năm đầu tiên nên chưa mạnh dạn, nhiều cháu còn nói ngọng, nói lắp, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù trường đã mua sắm đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như đầu tư về chuyên môn nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập của chuyên đề "Làm quen chữ cái". Phụ huynh còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ học còn tuỳ tiện, đi muộn về sớm, chưa chịu khó dạy thêm cho con ở nhà. Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã dạy trước tập viết dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ tỏ ra kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không còn chú ý đến tiết học, còn khi viết do phụ huynh dạy trước ở nhà nên viết sai nét chữ cho trẻ. Những thực trạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu của trẻ đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường. * Kết quả khảo sát đầu năm của lớp tôi như sau: Số trẻ Mức độ đạt được TT Khả năng KS Đạt Chưa đạt 1 Trẻ nhận biết và phát âm đúng 39 73,3% 26,7% 2 Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế 39 80% 20% 3 Trẻ tô, viết đúng chữ cái 39 83,3% 16,7% Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt 4 39 86,6% 13,4% động làm quen chữ viết Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và 5 39 90% 10% quy trình đọc Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, bài soạn dập khuôn, cứng nhắc chưa có biện pháp mới tác động thì chất lượng đạt được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu còn ở mức rất cao, số trẻ nhận biết và phát âm đúng còn thấp. Vì vậy tôi đã suy nghĩ làm thế nào để có biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thực hiện nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi làm quen với chữ viết đạt hiệu quả cao. 3. Các biện pháp thực hiện Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen chữ cái trong trường như sau: 4/10