SKKN Phương pháp dạy giải toán có lời văn dạng: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

doc 19 trang sangkien 25081
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp dạy giải toán có lời văn dạng: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_giai_toan_co_loi_van_dang_tim_hai_so_kh.doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp dạy giải toán có lời văn dạng: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

  1. Giáo Viên: Phạm Thị Diệu Huệ Sáng kiến kinh nghiệm I. BỐI CẢNH ĐỀ TÀI: Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh, đặc biệt là Giáo dục Tiểu học, đây là bậc học mang tính chất nền móng để các em học tiếp các bậc học cao hơn. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã ghi rõ ở Nghị quyết TW II là “Nâng cao chất lượng toàn diện ở Tiểu học”. Bộ Giáo Dục đã đề ra yêu cầu của việc dạy học hiện đại là tăng cường hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Đổi mới về phương pháp dạy học ở tất cả các môn học thông qua việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5 . Bác Hồ đã từng nói: “Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ, tuổi trẻ chính là mùa xuân của cuộc đời”. Vâng, học sinh của chúng ta chính là tuổi trẻ, các em chính là mầm xanh, là người chủ nhân tương lai của đất nước, chính các em sẽ là những người đưa đất nước ta “hoá rồng”. Vì vậy, các em cần phải được giáo dục một cách toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong công tác giáo dục tiểu học hiện nay muốn đạt hiệu quả cao thì cần tăng cường công tác chuyên môn, cải tiến phương pháp, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin cùng với sử dụng nhiều phương tiện, đồ dùng dạy học, sự phối hợp của các bộ phận như: Hội Cha mẹ học sinh, tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong, Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trong đó, công tác chủ nhiệm lớp là yếu tố cần phải được quan tâm hàng đầu. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu: “Phương pháp dạy giải toán có lời văn dạng: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.” nhằm tìm ra một số phương pháp tích cực để áp dụng vào quá trình dạy học dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Giúp các em học sinh nắm được nội dung kiến thức một cách chủ động, nhớ được cách làm lâu hơn. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy giải toán có lời văn. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu: - Toàn bộ học sinh của 2 lớp 4 trong nhà trường. - Giáo viên trực tiếp dạy môn Toán của 2 lớp 4D, 4E. Trang 1
  2. Giáo Viên: Phạm Thị Diệu Huệ Sáng kiến kinh nghiệm Tài liệu nghiên cứu: - Sách giáo khoa Toán lớp 4. - Sách giáo viên Toán lớp 4, chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học lớp 4. - Các tài liệu tham khảo: Tạp chí giáo dục, sách bài soạn toán lớp 4, các dạng toán điển hình, các phương pháp dạy học lớp 4,  Trang 2
  3. Giáo Viên: Phạm Thị Diệu Huệ Sáng kiến kinh nghiệm ‘ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩa, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt góp phần giáo dục ý trí nhẫn nại, ý trí vượt khó khăn. Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học. Theo tôi các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn toán ở bài học nói chung và trong giờ dạy toán lớp 4 nói riêng. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến toán học, rèn kỹ năng giải toán mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách học. Vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học. 2. Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quê, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. 3. Xuất phát từ cuộc sống hiện tại. Đổi mới của nền kinh tế, xã hội, văn hoá, thông tin đòi hỏi con người phải có bản lĩnh dám nghĩ dám làm năng động chủ động sáng tạo có khả năng để giải quyết vấn đề. Để đáp ứng các yêu cầu trên trong giảng dạy nói chung, trong dạy học Toán nói riêng cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học. 4. Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tính cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả". Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh. Để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục tiểu học nói riêng. 5. Trong chương trình môn toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái niệm toán học. Như các số, Trang 3
  4. Giáo Viên: Phạm Thị Diệu Huệ Sáng kiến kinh nghiệm các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính của con người mới. Có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưa điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp tiểu học chung và lớp 4 nói riêng, là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên tiểu học cần phải nâng cao chất lượng học toán cho học sinh. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Qua thời gian làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi và các đồng nghiệp có những thuận lợi và đối mặt với những khó khăn sau: 1. Thuận lợi: ❖ Giáo viên: - Nhà trường thường mở các chuyên đề để giáo viên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong đó có môn toán. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, trường thường tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi tháo gỡ những vướng mắc trong chuyên môn. Trong các buổi sinh hoạt khối giáo viên cũng có điều kiện trình bày những khó khăn, vướng mắc trong công tác giảng dạy để cùng nhau tháo gỡ. - Giáo viên ham học hỏi, nhiệt tình đóng góp ý kiến giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết về chuyên môn để cùng nhau tiến bộ. - Ban giám hiệu năng động, nhiệt tình, luôn tư vấn cho giáo viên những phương pháp dạy học tích cực. ❖ Học sinh: - Các em học sinh có đủ SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập phục vụ cho môn học. - Đa số học sinh ham học hỏi, ham tìm tòi khám phá cái mới. - Phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình, 2. Khó khăn, tồn tại: ❖ Giáo viên: - Môn toán là môn học khô khan, trù tượng nên giáo viên gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp với từng bài và phù hợp với trình độ nhận thức của các em. - Giáo viên đôi khi vận dụng chưa nhịp nhàng, linh hoạt các hình thức dạy học nên chưa gây hứng thú cho học sinh tích cực học tập. - Giáo viên cũng còn hạn chế và ít có điều kiện để tiếp xúc với công nghệ thông tin để tìm tòi thêm tư liệu giảng dạy. ❖ Học sinh: Trang 4
  5. Giáo Viên: Phạm Thị Diệu Huệ Sáng kiến kinh nghiệm - Học sinh lớp 4 kĩ năng tìm hiểu bài và xác lập mối quan hệ giữa các dữ kiện của đề bài toán còn nhiều hạn chế. - Tư duy của các em chủ yếu dựa vào đặc điểm trực quan. Thế nhưng, ở môn toán nhất là toán có lời văn lại cần nhiều đến tư duy trù tượng nên học sinh lúng túng còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí không làm được các dạng toán điển hình. - Một số em chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia vào giờ học nên chưa hiểu bài dẫn đến không làm được bài.  Đề kiểm tra trước khi tác động: Trường: Lớp: Họ và tên: Bài 1: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là: a. 24 và 6 b. 60 và 12 Bài 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước kết qủ đúng: Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 24 tuổi. Em kém hơn chị 6 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi? em bao nhiêu tuổi? a) Chị 16 tuổi, em 10 tuổi. b) Chị 14 tuổi, em 12 tuổi. c) Chị 15 tuổi, em 9 tuổi. Bài 3: Một hình chữ nhật có nửa chu vi bằng 112 cm, chiều dài hơn chiều rộng 38 cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó? 3. Bảng thống kê điểm kiểm tra trước khi tác động ( Trước khi thực hiện đề tài ở GHKI ): Số Điểm / Số học sinh đạt điểm Tổng Điểm Học Số Trung Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 sinh Điểm bình Lớp 4D (Lớp 32 2 2 3 5 7 5 4 3 1 0 161 5.03 đối chứng) Lớp 4E (Lớp 32 1 2 3 5 8 6 3 2 2 0 165 5.15 thực nghiệm) Trang 5
  6. Giáo Viên: Phạm Thị Diệu Huệ Sáng kiến kinh nghiệm III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán lớp 4 là giúp học sinh tự mình tìm hiểu được mối liên hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm trong điều kiện của bài toán mà thiết lập được các phép tính số học tương ứng, phù hợp với yêu cầu đề bài đã cho. Nhưng không phải bài tập nào cũng vận dụng các bước tiến hành như nhau. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu và vận dụng một số kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn, dạng bài “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ”. 1. Tìm hiểu nội dung bài: Việc tìm hiểu nội dung bài toán ( đề toán ) thường thông qua việc đọc bài toán ( Dù bài toán cho dưới dạng bài văn hoàn chỉnh hoặc bằng dạng tóm tắt, sơ đồ).Đây là bước đầu tiên không thể thiếu. Bởi vì học sinh càng đọc kĩ, hiểu rõ đề toán, tìm hiểu xem bài toán cho biết gì? Hay cho biết điều kiện gì? Bài toán hỏi gì? Khi đọc bài toán cần hiểu rõ một số từ, thuật ngữ quan trong được biều đạt theo ngôn ngữ thông thường. Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào chưa rõ, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó.  Ví dụ 1: Bài 1: ( SGK toán 4, trang 47 ) - Gọi 1 em đọc đề toán ( Nếu em đọc chưa rõ ràng gọi học sinh đọc lại một lần nữa ). GV hỏi Hs: + Bài toán cho biết gì?( Tuổi bố và tuổi con cộng lại 58 tuổi, bố hơn con 38 tuổi ) + Bài toán hỏi gì?( Bố bao nhiêu tuổi? Con bao nhiêu tuổi? ).  Ví dụ 2: Bài 4: ( SGK toán 4, trang 56 ) - Gọi 2 em đọc đề toán ( đọc 2 lượt ) GV hỏi Hs: + Bài toán cho biết gì?( Một hình chữ nhật có nữa chu vi là 16 cm, chiều dài hơn chiều rộng 4 cm ). + Bài toán hỏi gì?( Tính diện tích của hình chữ nhật đó ).  Ví dụ 3: Bài 4: đề 1 ( Luyện tập SGK toán 4, trang 17 ) - Gọi 2 em đọc đề toán ( đọc 2 lượt ) GV hỏi Hs: + Bài toán cho biết gì?( Cô Vân và cô Hòa mua chung một mảnh vải giá 90 000 đồng, cô Vân phải trả cho cửa hàng nhiều hơn cô Hòa 15 000 đồng ). + Bài toán hỏi gì?( Mỗi người phải trả cho cửa hàng bao nhiêu tiền ). Cho học sinh giải nghĩa từ “ mua chung ” là tiền chung cùng nhau để mua một mảnh vải. ( từ việc giải nghĩa từ học sinh sẽ hiểu được 90 000 đồng là số tiền 2 cô phải trả cho cửa hàng ). 2. Tóm tắt và tìm cách giải: Hoạt động tóm tắt và tìm cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ kiện, điều kiện câu hỏi của bài toán nhầm xác lập mối liên hệ giữa chúng và tìm được các phép Trang 6