Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh yếu, kém Toán lên trình độ trung bình

doc 10 trang sangkien 29/08/2022 4500
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh yếu, kém Toán lên trình độ trung bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_sinh_yeu_kem_toan_len_trinh_do.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh yếu, kém Toán lên trình độ trung bình

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I: Đặt vấn đề 2 I. Lời mở đầu 2 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2 Phần II: Giải quyết vấn đề 4 1. Các giải pháp thực hiện 4 2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện 5 Phần III: Kết luận 8 1
  2. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU Năm học 2011 – 2012 là năm học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, năm học đầu tiên thực hiện nghị Đại hội XI của Đảng và cũng là năm học thực hiện các cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “ Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Thấm nhuần các cuộc vận động, mỗi chúng ta, những người làm công tác giáo dục đều phải lo lắng. trăn trở, tập trung nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục. Cũng như các môn học khác, môn Toán có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người lao động. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng mà chương trình giáo dục Tiểu học quy định. Tuy nhiên, không phải mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau, có thể có những học sinh nắm kiến thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng đặc biệt, trong khi đó một số học sinh khác lại không thể đạt được kết quả như vậy, mặc dù đã cố gắng rất nhiều, đó chính là các em yếu, kém về môn Toán. Vì vậy việc dạy các em yếu, kém Toán lên trình độ trung bình quả là một vấn đề không đơn giản. Giải quyết được vấn đề này tức là góp được một phần vào khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém ở Tiểu học. Bằng kinh nghiệm của bản thân, trong quá trình phụ đạo học sinh lớp 5 yếu, kém về môn Toán, tôi xin trao đổi và chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp một số vấn đề sau: II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Như chúng ta đã biết, sự yếu, kém về môn Toán của học sinh có biểu hiện dưới nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau nhưng nhìn chung thường có các đặc điểm sau đây: - Có nhiều lỗ hổng về kiến thức và kĩ năng. 2
  3. - Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm. - Phương pháp học tập chưa tốt. - Năng lực tư duy yếu. - Có thái độ thờ ơ đối với học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin. Với những đặc điểm nêu trên, chúng ta có thể khẳng định rằng học sinh yếu, kém môn Toán cần được quan tâm, hỗ trợ dạy học một cách đặc biệt. Thế nhưng một số giáo viên chưa chú ý đúng mức đến đối tượng này, mặc dù đã được tiếp thu chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học và được phòng giáo dục, Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo sát sao việc nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là chất lượng học sinh đại trà. Chính vì vậy giáo viên chưa theo dõi sát sao và xử lí kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh mà nhiều em đã kém lại càng kém thêm, lỗ hổng kiến thức ngày càng lớn hơn. Nhiều giáo viên chỉ chú ý đến học sinh khá, giỏi, thích tổ chức các hoạt động học tập trên lớp với những học sinh khá, giỏi để tránh các tình huống phức tạp. Một số giáo viên nắm chưa thật vững yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của từng bài dạy dẫn đến việc giảng dạy mang tính dàn trải, không nêu bật được trọng tâm của bài, còn hay nâng cao mở rộng kiến thức một cách tuỳ tiện trong lúc học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản, tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh, khiến học sinh yếu, kém không theo kịp. Mặt khác, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh nên giáo viên chưa hiểu hết hoàn cảnh của từng em. Chính vì vậy trên thực tế vẫn tồn tại một số học sinh yếu, kém về môn Toán ở Tiểu học. Tìm hiểu phụ huynh lớp tôi dạy cho thấy: - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái, phó mặc mọi việc cho nhà trường. Có gia đình để con em ở nhà cho ông bà đi làm ăn xa. Bên cạnh đó cũng có nhiều phụ huynh quan tâm đến việc giúp đỡ con cái học tập nhưng lại không nắm được phương pháp sư phạm, không nắm được cách giải toán 3
  4. ở Tiểu học khiến cho trẻ không hiểu và thiếu tự tin. Hoặc cũng có nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình nhưng chỉ quan tâm đến điểm số cô giáo chấm trên vở: Nếu được điểm 10 sẽ thưởng tiền, được điểm kém sẽ phạt, - Sau khi ngành giáo dục triển khai cuộc vận động “ Hai không” đến từng giáo viên; nhiệm vụ năm học của nhà trường đã giao khoán chất lượng đến từng giáo viên,bản thân tôi rất tâm đắc và thiết nghĩ rằng mình phải cố gắng tập trung nâng cao chất lượng học tập của học sinh tránh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy, tôi suy nghĩ và trao đổi cùng đồng nghiệp đưa ra một số biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém về môn Toán trong lớp. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Việc làm đầu tiên là tôi theo dõi thường xuyên, cụ thể kết quả học tập của học sinh trong lớp ( theo dõi kết quả làm bài trên lớp và bài tập về nhà hàng ngày, theo dõi kết quả kiểm tra định kì, ) sớm phát hiện ra các trường hợp học sinh có khó khăn trong học tập và đi sâu tìm hiểu từng trường hợp cụ thể, phân tích đúng nguyên nhân đưa đến tình hình đó đối với các em. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm về môn Toán của lớp tôi dạy: Tổng Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 số HS SL TL SL TL SL TL SL TL 18 2 11,2% 2 11,2% 6 33,6% 8 44% Tôi lập danh sách và phân loại học sinh yếu, kém về môn Toán theo những nguyên nhân chủ yếu sau: 1.1. Do hổng kiến thức kĩ năng từ lớp dưới gồm: Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Thị Hạnh, Hà Văn Hùng, Quách Ngọc Quang, Nguyễn Thị Bình, Hà Văn Toàn 4
  5. 1.2. Do điều kiện gia đình: Bùi Văn Dũng, Trương Tuấn Linh 2. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Khi nắm được nguyên nhân dẫn đến yếu về môn Toán của từng em, tôi lập kế hoạch, nội dung, chương trình phụ đạo học sinh yếu, kém cụ thể là: 2.1.Thời gian phụ đạo chủ yếu vào sáng thứ bảy ( những tuần không sinh hoạt chuyên môn) và sáng chủ nhật hàng tuần, lồng ghép chương trình với một số tiết hoạt động tập thể hay giờ giải lao ( tổ chức trò chơi có nội dung toán học). 2.2. Lập kế hoạch dạy phù hợp với đối tượng học sinh. 2.3. Đặc biệt giúp đỡ các em nhớ được bảng nhân, bảng chia đã học ở lớp dưới, mục đích là “ lấp lỗ hổng kiến thức” cho học sinh. 2.4. Cuối tuần kiểm tra một lần, cuối mỗi tháng, mỗi kì có bài kiểm tra theo dõi kết quả học tập của các em. 2.5. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Có sổ liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh, thường xuyên đến thăm và động viên gia đình học sinh. Có 5 em học kém toán do hổng kiến thức từ lớp dưới vì thế đã học lên lớp 5 nhưng các em này vẫn không thuộc bảng nhân, bảng chia. Điều đó rất bất lợi cho các em trong quá trình học Toán ở lớp 5. Để các em làm thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia tôi xác định việc làm đầu tiên là giúp học sinh lấp được “ lỗ hổng kiến thức”. Vì vậy, tôi giao cho 5 em học sinh này cứ một tuần phải học thuộc 2 bảng cửu chương, mỗi buổi học tôi dành 15 phút để kiểm tra việc học của học sinh. Cuối tuần tôi lại tổ chức cho các em thi đọc bảng cửu chương ( 15 – 20 phút). Sau 2 tuần đầu tôi nhận thấy rằng: các em đều thuộc bảng cửu chương nhưng khi làm một phép tính cụ thể ( ví dụ: 124 : 2) thì các em lại không làm được. Tôi trăn trở suy nghĩ tìm nguyên nhân, thì ra – các em chỉ thuộc “ vẹt”. Lần này tôi 5
  6. chỉ định em Bùi Văn Tuấn đọc bảng nhân 3, em đọc làu làu từ đầu đến cuối nhưng đến khi hỏi lại 3 x 6 bằng bao nhiêu thì em lại không trả lời được. Đến tuần 5 – 6, vào các buổi sau phụ đạo học sinh yếu, kém tôi thay đổi hình thức kiểm tra khác với các tuần trước. Tôi ghi sẵn nội dung kiểm tra lên 2 tấm bìa và gắn lên bảng: 5 x 6 = 35 : 7 = 4 x 5 = . 25 : 5 = 7 x 8 = 48 : 6 = 3 x 9 = 36 : 6 = 4 x 9 = 64 : 8 = 9 x 6 = 42 : 7 = 6 x 9 = 72 : 9 = 7 x 7 = 45 : 9 = . . . Cứ mỗi lần tôi gọi 2 học sinh lên bảng làm bài ( học sinh ghi kết quả vào chỗ chấm). Lần này tôi không ghi theo thứ tự phép tính của bảng nhân hay bảng chia mà ghi bất kì phép nhân hay phép chia lên bảng, mục đích là để học sinh thuộc và nhớ được bảng nhân, bảng chia mà các em đã học. Không những yêu cầu các em học thuộc mà tôi còn giao cho các em về nhà viết lại nhiều lần thay cho bài kiểm tra và được giáo viên chấm bài chặt chẽ các bài này. Ngoài ra, giờ ra chơi hay giờ giải lao của buổi lao động, tôi thường gần gũi và nói chuyện với các em, lồng vào đó là những mẩu chuyện vui về toán học, những câu đố đơn giản về phép nhân và phép chia. Các em đã thi nhau trả lời và như vậy nhớ được bảng nhân, bảng chia đã học. Đặc biệt, để gây hứng thú cho các em học tập, tôi đã thường xuyên tổ chức “ Hội vui học tập” vào các tiết hoạt động tập thể. Trong đó có các tiết mục như hái hoa dân chủ, tổ chức trò chơi, có lồng nội dung toán học. Khi áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy các em đã tiến bộ rất nhiều. Đến tuần thứ 8 cả 5 em đã nắm được bảng nhân, bảng chia, biết ước lượng khi chia và các em đã có hứng thú học toán. 6
  7. Sự tiến bộ của các em đã tiếp thêm niềm tin cho tôi trong việc phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán. Hàng tháng, tôi gửi sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của các em cho phụ huynh học sinh và đề nghị phụ huynh ghi đầy đủ lời nhận xét vào sổ (đảm bảo thông tin 2 chiều). Ngoài ra, tôi còn gặp phụ huynh trao đổi trực tiếp về việc học tập của các em. Thấy được sự lo lắng của giáo viên nên phụ huynh đã thường xuyên kiểm tra việc học bài, làm bài của con em mình. Vì vậy học sinh lớp tôi đã tiến bộ rất nhiều. Cùng với việc lấp “lỗ hổng” kiến thức cho học sinh yếu, kém Toán tôi chú ý và tìm ra những phương pháp giảng dạy thích hợp, tập trung các yêu cầu quan trọng nhất, đó là giúp các em làm thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia với mức độ yêu cầu vừa sức để các em nâng dần trình độ; không nôn nóng, sốt ruột, khắc phục tính ngại khó của học sinh. Trong các buổi dạy phụ đạo, nội dung chủ yếu là kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức để cho các em nắm chắc hơn. Trong mỗi tiết dạy, tôi xác định rõ mục tiêu của từng bài, các hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Sau khi các em làm thành thạo 4 phép tính, tôi đặc biệt chú ý đến giải toán có lời văn. Bởi tôi biết rằng đa số các em yếu, kém về môn Toán thường gặp khó khăn trong giải toán có lời văn. Tôi lựa chọn cách dạy phù hợp để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu nội dung bài học, nhớ kĩ được từng dạng bài toán. Khi hướng dẫn học tập ở nhà, tôi cân nhắc, giao việc phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cụ thể là: - Riêng đối với học sinh yếu, kém tôi thường xuyên ghi bài tập vào phiếu và kèm theo một vài câu hỏi để học sinh có thể tự kiểm tra hay chỉ rõ ý chính cần đi sâu, nhớ kĩ. Bài tập về nhà do các em làm, tôi yêu cầu phụ huynh kí vào phía dưới để có sự giám sát hay đốc thúc kịp thời của gia đình. Đến lớp, tôi kiểm tra cụ thể các sai 7