SKKN Nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh Lớp 5 thông qua tiết trả bài viết
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh Lớp 5 thông qua tiết trả bài viết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_chat_luong_phan_mon_tap_lam_van_cho_hoc_sinh_l.doc
Nội dung text: SKKN Nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh Lớp 5 thông qua tiết trả bài viết
- Đề tài : Nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5 thông qua tiết trả bài viết MỤC LỤC Trang PHẦN A. MỞ ĐẦU 3 I. Đặt vấn đề 3 1. Thực trạng của vấn đề 3 1.1 Đối với chương trình sách giáo khoa 3 1.2 Đối với học sinh 4 1.3 Đối với giáo viên 4 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 4 2.1 Ý nghĩa 4 2.2 Tác dụng của giải pháp mới 5 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 5 II. Phương pháp tiến hành 5 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 5 1.1. Cơ sở lí luận 5 1.2 Cơ sở thực tiễn 6 2. Các biện pháp và thời gian tiến hành 7 2.1 Các biện pháp tiến hành 7 2.2 Thời gian nghiên cứu đề tài 7 PHẦN B. NỘI DUNG 8 I. Mục tiêu 8 II. Mô tả giải pháp của đề tài 8 1.Tính mới của đề tài 8 1.1 Nội dung khái quát của đề tài 8 1.2 Nội dung của đề tài được thể hiện cụ thể như sau 8 1.3 Cách tiến hành một bài dạy Tập làm văn trả bài viết 8 1.4 Phương pháp giúp cho học sinh lớp 5 học tốt môn Tập làm văn thông qua tiết trả bài viết 9 1.4.1 Hướng dẫn học sinh về cấu tạo của một bài văn 9 1.4.1.1 Cấu tạo của bài văn tả cảnh 9 1.4.1.2 Cấu tạo của bài văn tả người 9 1.4.1.3 Cấu tạo của bài văn kể chuyện 10 1.4.1.4 Cấu tạo của bài văn tả đồ vật 10 1.4.1.5 Cấu tạo của bài văn tả cây cối 10 1.4.1.6 Cấu tạo của bài văn tả con vật 11 1.4.2 Những biện pháp giúp giáo viên dạy tốt tiết Tập làm văn trả bài viết 11 1.4.2.1 Chấm bài 11 1.4.2.2 Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 12 1.4.2.3 Hướng dẫn học sinh chữa bài 12 1.4.3. Các biện pháp hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài văn 13 1.4.3.1. Phát hiện lỗi và sửa lỗi 13 1.4.3.1.1. Sửa lỗi dùng từ 13 1.4.3.1.2 Sửa chữa lỗi diễn đạt 17 Tác giả : Trang 1
- Đề tài : Nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5 thông qua tiết trả bài viết 1.4.3.1.3. Sửa lỗi sử dụng dấu câu 18 1.4.3.2 Đọc đoạn văn hay cho học sinh tham khảo 20 1.4.3.3 Hướng dẫn học sinh viết lại đoạn văn cho hay hơn 21 1.4.3.4 Sử dụng phiếu bài tập trong tiết trả bài 22 2. Khả năng áp dụng 23 2.1 Dạy thực nghiệm trên lớp đối chứng 23 2.2 Khả năng thay thế giải pháp hiện có 24 2.3 Khả năng áp dụng 25 3. Lợi ích kinh tế xã hội 25 3.1 Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình giáo dục, công tác 25 3.1.1 Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình giáo dục 25 3.1.2 Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình công tác 26 3.2 Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng 26 3.2.1 Tính năng kỹ thuật 26 3.2.2 Chất lượng của đề tài 26 3.2.3 Hiệu quả sử dụng 26 3.3 Tác động tích cực của đề tài 27 3.3.1 Tác động xã hội tích cực của đề tài 27 3.3.2 Tác động tích cực của đề tài đến việc cải thiện môi trường, cải thiện điều kiện lao động 27 PHẦN C. KẾT LUẬN 28 1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp 28 2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp 28 3. Đề xuất 29 Tác giả : Trang 2
- Đề tài : Nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5 thông qua tiết trả bài viết Đề tài : NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA TIẾT TRẢ BÀI VIẾT Tác giả: Trần Thị Minh Tâm PHẦN A. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1. Thực trạng của vấn đề Tiếng Việt là một trong số các ngôn ngữ hết sức phong phú, đa dạng và có sức biểu cảm. Từ ngữ Tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh, nếu biết cách sử dụng từ ngữ trong viết văn sẽ giúp chúng ta truyền đạt đến người đọc những nội dung, thông tin một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy, việc rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt đối với mỗi chúng ta là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em sử dụng Tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết. Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh được rèn về khả năng dùng từ, đặt câu một cách chính xác, độc đáo để từ đó giúp các em có thể viết được bài văn hay, giàu tính nghệ thuật. Song song với các tiết Tập làm văn luyện nói, luyện viết thì tiết Tập làm văn trả bài viết có một vị trí quan trọng. Giờ trả bài viết có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết của mình. Chính vì vậy, giáo viên cần giúp học sinh biết tự sửa lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu để lần sau các em viết văn mạch lạc, giàu hình ảnh, có cảm xúc chân thật. Tuy quan trọng như vậy nhưng khi dạy tiết Tập làm văn trả bài viết cho học sinh còn có những thực trạng khó khăn như sau : 1.1 Đối với chương trình sách giáo khoa Đối với lớp 5, phân môn tập làm văn chiếm thời lượng 2 tiết/tuần nhưng thời lượng cho các tiết trả bài viết rất ít. Học sinh được học 3 tiết trả bài văn tả cảnh, 3 tiết trả bài văn tả người, 1 tiết trả bài văn kể chuyện, 1 tiết trả bài văn tả đồ vật, 1 tiết trả bài văn tả cây cối, 1 tiết trả bài văn tả con vật. Như vậy trong cả năm học, học sinh được chọn trả bài viết 10 tiết với từng bộ đề cụ thể dưới nhiều hình thức chữa lỗi như: lỗi về chính tả, lỗi dùng từ, lỗi về câu, lỗi dùng dấu câu, lỗi đoạn văn Điều này làm cho học sinh gặp khó khăn trong việc rèn luyện kĩ năng viết văn, thậm chí có em làm văn chưa theo bố cục 3 phần mà các em chỉ viết theo cảm tính của mình. Lí thuyết trong sách giáo khoa còn chung chung, chưa cụ thể nên việc rèn cho học sinh các kĩ năng tự sửa lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu ít hiệu quả. Tác giả : Trang 3
- Đề tài : Nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5 thông qua tiết trả bài viết 1.2 Đối với học sinh - Đa số học sinh nắm được cấu tạo của bài văn nhưng vốn từ ngữ của các em còn rất hạn chế, chưa vận dụng tốt khi viết bài cho nên cách viết của các em còn lủng củng. - Phần lớn học sinh sau khi đọc tham khảo các bài văn mẫu, các bài văn hay các em không chỉ ra được cái hay, cái tinh tế của bài văn để học tập và vận dụng. - Có rất nhiều sách Tập làm văn cho học sinh tham khảo, điều này dẫn đến các em lười suy nghĩ mà chỉ chép nguyên văn mẫu, làm hạn chế khả năng tư duy của các em. - Học sinh dùng từ, viết câu, diễn đạt chưa phù hợp, chưa biết sắp xếp ý một cách logic và cũng không biết lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh hay để sử dụng một cách hợp lí và sinh động. 1.3 Đối với giáo viên Để nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn, người giáo viên phải luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy tốt nhất để học sinh dễ tiếp thu. Thực tế tôi nhận thấy thực trạng về giáo viên như sau: - Một số giáo viên ít chịu khó tìm tòi, tham khảo các tài liệu để bồi dưỡng thêm cho kiến thức chuyên môn của mình mà chỉ phụ thuộc vào những kiến thức trong sách giáo khoa. - Giáo viên chấm bài thiếu tỉ mỉ, chưa chu đáo, ít chú ý đến việc hướng dẫn học sinh chữa lỗi, học cách viết văn hay mà chỉ dạy chung chung, áp đặt học sinh và chưa thực sự quan tâm đặc biệt đến giờ Tập làm văn trả bài viết. - Thực tế qua khảo sát các giờ Tập làm văn trả bài viết, hầu như các giáo viên ít đầu tư thời gian ghi lại những từ hay, ý đẹp hoặc những lỗi sai của học sinh về mọi phương diện vào sổ tay văn học của mình. Chính vì thế giáo viên không sửa được các lỗi của học sinh. - Trong giờ Tập làm văn trả bài viết, hầu hết giáo viên chưa khai thác hết yêu cầu của giờ học. Có giờ nặng về nêu ưu điểm nên học sinh chưa thấy hết cái sai của mình và lần sau lại mắc lỗi. Có giờ nặng về nêu khuyết điểm nhưng lại rất chung chung, gây không khí thiếu tích cực trong giờ học và quả nhiên giáo viên làm việc nhiều còn học sinh thụ động tiếp thu. Điều đó làm cho kết quả đạt được của giờ trả bài viết rất hạn chế. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 2.1 Ý nghĩa Giải pháp mới của đề tài phát huy tối đa tính tích cực của học sinh. Các em sẽ tự phát hiện những khiếm khuyết trong bài làm của mình, của bạn và biết tự sửa lỗi về Tác giả : Trang 4
- Đề tài : Nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5 thông qua tiết trả bài viết chính tả, dùng từ, đặt câu, viết đoạn để lần sau các em viết văn mạch lạc, giàu hình ảnh, có cảm xúc chân thật. Đề tài còn bồi dưỡng cho học sinh tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc, phát triển kĩ năng làm văn, góp phần hình thành cho các em ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng đối với sản phẩm tinh thần do chính mình tạo ra. 2.2 Tác dụng của giải pháp mới Đề tài sẽ giúp cho học sinh nắm vững cách viết văn thông qua việc sửa lỗi về chính tả, cách dùng từ, đặt câu, lỗi diễn đạt Rèn luyện cho các em cách viết văn hay, giàu hình ảnh, mang tính nghệ thuật, tính sáng tạo. Bên cạnh đó đề tài còn giúp các em nhận ra một bài văn có điểm nào hay, điểm nào chưa hay và sửa như thế nào cho phù hợp để mang lại hiệu quả cao. Điều này rất cần thiết cho các em ở mọi bậc học. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài được nghiên cứu ở Trường Tiểu học Mỹ An, chủ yếu trong nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 nhằm giúp cho học sinh lớp 5 có kĩ năng làm văn hay, biết cách dùng từ và đặt câu, vận dụng các biện pháp tu từ để diễn đạt ý tưởng một cách chính xác có logic. Đề tài giúp cho học sinh có thể thực hành tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài làm của mình ở mức tốt nhất. II. Phương pháp tiến hành 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1 Cơ sở lí luận Tiếng Việt là một trong số các ngôn ngữ rất phong phú, đa dạng và có sức biểu cảm. Nếu biết cách sử dụng tốt từ ngữ trong viết văn sẽ giúp ta truyền đạt đến người đọc những nội dung, thông tin một cách có hiệu quả nhất. Tập làm văn là phân môn sử dụng các kiến thức và kĩ năng mà các phân môn của môn Tiếng Việt khác như: Kể chuyện, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu để hình thành một cách tổng hợp và hoàn thiện. Như vậy, phân môn Tập làm văn đã thực hện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Cùng với sự phát triển vượt bậc của xã hội, giáo dục phát triển như một tất yếu. Các em sẽ từng bước được đón nhận kho tàng văn minh của nhân loại. Như vậy quá trình giáo dục được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các môn học. Trong quá trình phát triển của trẻ, giao tiếp là một kĩ năng rất cần thiết đối với trẻ. Chính vì vậy, việc giúp học sinh rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết văn chính xác và độc đáo là một vấn đề hết sức quan trọng. Nếu học sinh được rèn luyện các kĩ năng này thì các em sẽ dễ dàng nhận thấy cái hay, cái đẹp chứa đựng trong các yếu tố Tác giả : Trang 5