Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp để hướng dẫn cho học sinh Lớp 5 luyện viết câu văn, đoạn văn

pdf 15 trang honganh1 15/05/2023 7102
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp để hướng dẫn cho học sinh Lớp 5 luyện viết câu văn, đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_de_huong_dan_cho_hoc_sin.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp để hướng dẫn cho học sinh Lớp 5 luyện viết câu văn, đoạn văn

  1. 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gởi: HĐNCKH- SK huyện Nam Trà My HĐNCKH- SK trường PTDTBT Tiểu học Trà Dơn Kính đề nghị quý cơ quan, đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau: 1. Họ và tên tác giả: Đặng Thị Vân. 2. Đơn vị công tác: Trường PTDTBT Tiểu học Trà Dơn 3. Tên sáng kiến: Các biện pháp để hướng dẫn cho học sinh lớp 5 luyện viết câu văn, đoạn văn. 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/10/2020 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trà Dơn, ngày 07 tháng 05 năm 2021 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Đặng Thị Vân
  2. 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN TÊN SÁNG KIẾN: “CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ HƯỚNG DẪN CHO HỌC SINH LỚP 5 LUYỆN VIẾT CÂU VĂN, ĐOẠN VĂN.” Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục. Mô tả bản chất của sáng kiến: I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Vì vậy hình thành phương pháp học tập đúng đắn, hình thành nếp tư duy sáng tạo cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục Tiểu học. Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh. Bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hằng ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khách quan, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội tụ 4 kỹ năng cơ bản đó là đọc, viết, nói, nghe. Đối với học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng, đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn có một số điều kiện khách quan như hoàn cảnh sống của học sinh ở địa bàn dân cư lao động nghèo, gia đình không đủ điều kiện quan tâm đến việc học của các em, việc diễn đạt ngôn ngữ của các em còn kém, việc tiếp thu kiến thức của các em còn khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ. Điều này ảnh hưởng đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng. Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng nói và viết. Thế nhưng hiện nay, đa số học sinh rất ngại học phân môn Tập làm văn vì không biết nói gì, viết gì, ngay cả bản thân giáo viên cũng không tự tin lắm khi dạy phân môn này so với các môn học khác. Với lí do trên, trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin trình bày “ Các biện pháp để hương dẫn cho học sinh lớp 5 luyện viết câu văn, đoạn văn. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài: Để đảm bảo được chất lượng học tập cho từng học sinh, nhất là học sinh lớp 5, các em có kiến thức chuẩn bị hành trang vào cấp học Trung học cơ sở là điều mà mỗi giáo viên dạy lớp 5 rất trăn trở. Bản thân tôi cũng không ngoài
  3. 3 ngoại lệ ấy, bởi vì đối với học sinh lớp 5 hiện nay để các em có kĩ năng trình bày được một bài văn tốt, đúng yêu cầu của đề là rất khó. Hơn nữa, hiện nay kĩ năng diễn đạt bài văn trôi chảy, mạch lạc, đúng yêu cầu của đề bài quả là khó đối với các em. Để học sinh đạt được những kĩ năng ấy, mỗi giáo viên đứng lớp nói chung và giáo viên dạy lớp 5 nói riêng đều cần phải tìm ra những phương pháp dạy tốt nhất để hình thành được kĩ năng viết câu văn, đoạn văn một cách trôi chảy, mạch lạc cho các em. Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn " Tập làm văn" sẽ giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn. Từ đó, các em tích luỹ cho mình những kỹ năng tư duy phù hợp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5/3, trường PTDTBT Tiểu học Trà Dơn. - Phạm vi nghiên cứu: Hướng dẫn cho học sinh Lớp 5 luyện viết câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu những vấn đề khó khăn mà học sinh gặp phải khi học phân môn Tập làm văn để đưa ra những phương pháp dạy học tốt nhất để giúp các em khắc phục những khó khăn đó. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Quan sát - Nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh. - Đọc, thu thập thông tin, phân tích tài liệu có liên quan đến một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Tập làm văn. - Thử nghiệm một số biện pháp. 6. Đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn: - Đề tài này có thể áp dụng vào các tiết học Tập làm văn của khối 5. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Nhằm thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường thực hiện cuộc vận động hai không trong ngành giáo dục với nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử, không chạy theo thành tích trong giáo dục, không đọc chép trong dạy học, không vi phạm nhân cách nhà giáo, không để học sinh ngồi sai lớp”. Phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đòi hỏi sự cố gắng của mỗi thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường là hết sức quan trọng. Song kết quả mà chúng ta đạt được không phải chỉ là con số mà là chất lượng. Nhất là đối với học sinh lớp 5, hành trang của các em khi bước vào trường THCS là kiến thức của tất cả các môn học mà các em học được ở trường Tiểu
  4. 4 học. Trong những môn học đó thì phân môn Tập làm văn khiến cho các em gặp nhiều khó khăn nhất. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Qua thực tế khảo sát chất lượng đầu năm học của lớp và qua tìm hiểu ở học sinh, tôi nhận thấy chất lượng học phân môn Tập làm văn của lớp tôi chủ nhiệm là rất thấp. - Số lượng học sinh làm văn theo mẫu (theo gợi ý của giáo viên hoặc theo văn mẫu) chiếm 78%. Trong số 78% học sinh này nếu dùng biện pháp tích cực thay đổi đề để thoát ly mẫu có sẵn là 20% học sinh có khả năng viết câu đúng ý, đúng ngữ pháp nhưng hoàn toàn thiếu hẳn sự sáng tạo, 58% học sinh còn lại viết lủng củng, không rõ ý, câu sai ngữ pháp, lời lẽ vụng về. Còn 22% học sinh có bài viết đúng theo yêu cầu của đề ra thì có khoảng 8% học sinh bài làm tốt. - Xét về kĩ năng giao tiếp phần lớn học sinh còn rụt rè ngại nói trước đám đông, ngại bộc lộ suy nghĩ của bản thân. Để các em có một cách học tốt trong phân môn này, nhằm nâng cao kĩ năng viết câu văn, đoạn văn để viết thành bài văn một cách trôi chảy, mạch lạc là cực kì khó đối với mỗi giáo viên. Muốn các em có năng lực diễn đạt được một bài văn hay, mạch lạc, đúng nội dung của đề bài, điều này không dễ đối với từng học sinh trong lớp. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: A. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ LUYỆN VIẾT CÂU VĂN CHO HỌC SINH: *. Thực trạng đặt câu ở học sinh: Bài tập đặt câu được dựa vào nội dung chương trình gồm các dạng: - Đặt câu với từ, với thành ngữ cho trước. - Đặt câu với từ cho trước để từ đó giữ chức vụ chủ ngữ, vị ngữ trong câu. - Đặt câu có bộ phận phụ (được quy định sẵn trong đề bài). Ở các bài tập đặt câu, học sinh thường đặt câu ngắn gọn, đa số học sinh đặt câu đúng về ý, về nghĩa của từ và đúng ngữ pháp. Tuy nhiên cũng còn có học sinh đặt câu sai về ý, về nghĩa từ và sai ngữ pháp. Hạn chế lớn nhất của học sinh về đặt câu là ý khô khan, diễn đạt thiếu sáng tạo, câu văn không hay. Ví dụ: Ở lớp 5 có bài tập đặt câu sau: Đặt câu với một trong những từ ngữ sau: a/ Quê hương b/ Quê mẹ Học sinh đặt: a/ Quê hương em rất đẹp. b/ Quê mẹ em ở Núi Thành.
  5. 5 Như vậy học sinh đặt câu đúng ngữ pháp, đạt yêu cầu về nội dung. Tuy nhiên để khắc phục lỗi đặt câu sơ sài, thiếu sáng tạo có thể áp dụng biện pháp sau: 1. Luyện viết câu văn bằng biện pháp luyện viết mở rộng: Theo chương trình ngữ pháp tiếng Việt, học sinh đã được học câu ngoài hai bộ phận chính chủ ngữ và vị ngữ còn có bộ phận phụ như trạng ngữ, Dựa vào đặc điểm này, giáo viên cần rèn luyện cho các em học sinh kĩ năng đặt câu bằng cách mở rộng các câu ngắn bằng các câu dài có các bộ phận phụ để diễn đạt ý phong phú, sinh động Ví dụ: Hãy mở rộng câu sau đây để diễn tả hình ảnh cho sinh động gợi cảm: a/ Hoa nở. b/ Mây trôi. Để làm tốt bài tập học sinh phải biết thêm các bộ phận phụ vào nòng cốt chính của câu và nhờ các trạng ngữ này mà câu văn thêm sinh động, giàu hình ảnh. a/ Mùa xuân, hoa mai vàng nở rộ trên cành. b/ Trên bầu rời cao, từng đám mây trắng đang lửng lờ trôi. 2. Luyện viết câu văn bằng biện pháp yêu cầu học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật để câu văn thêm sinh động, gởi tả, gợi cảm: Thông qua phân môn Tập đọc và Học thuộc lòng, học sinh lớp 4; 5 đã hiểu thế nào nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, Tuy không được dạy thành bài nhưng kết hợp giữa đọc hiểu và cảm thụ giáo viên giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương nhờ vào việc sử dụng tài tình, khéo léo các biện pháp nghệ thuật này. Dựa vào đặc điểm này, giáo viên chúng ta nên chú ý cho học sinh luyện cách viết câu có biện pháp sử dụng nghệ thuật để câu văn giàu hình ảnh gợi tả, gợi cảm hóa. Làm được điều này có nghĩa giáo viên đã yêu cầu học sinh thể hiện được cảm nhận của mình ở mức cao hơn bình thường, đòi hỏi không phải viết đúng mà còn viết hay. Xin lấy một ví dụ để minh hoạ cách luyện viết câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật này như sau: Ví dụ 1: Hãy dùng nghệ thuật so sánh để diễn tả sinh động hơn các ý sau đây: a/ Khuôn mặt tròn. b/ Tay gầy. c/ Lưng bà còng. Có thể viết lại là: a/ Khuôn mặt bé tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng rằm. b/ Đôi tay bà cụ gầy guộc như những cành cây khô khẳng khiu.
  6. 6 c/ Lưng bà còng xuống như người vác nặng trên vai. Ví dụ 2: Hãy dùng nghệ thuật nhân hoá để diễn đạt các ý sau cho sinh động, gợi cảm hơn: a/ Lá rụng. b/ Chim hót. c/ Mèo sưởi nắng. Có thể viết lại là: a/ Mùa đông, những chiếc lá bàng buồn bã rụng đầy đất. b/ Những con chim chào mào đầu đội mũ đen hót lúi lo trên cành ổi lúc trái chín. c/Chú mèo lười đang tận hưởng sự ấm áp bằng cách sưởi nắng trước hiên nhà. Ví dụ 3: Hãy dùng biện pháp tăng tiến để nhấn mạnh thêm các ý sau đây: a/ Cô gái đẹp. b/ Gió thổi. Có thể viết lại như sau: a/ Cô bé đẹp như hoa, đẹp như tranh vẽ, đẹp còn hơn các nàng công chúa trong truyện cổ tích. b/ Gió thổi qua vòm cây, thổi qua bờ bãi, thổi mơn man trên mặt sông, thổi vào lòng tôi những cơn mát lạnh. 3. Luyện viết câu văn bằng biện pháp thêm các từ láy vào các câu văn để tăng tác dụng gợi cảm, gợi tả. Ở chương trình Luyện từ và câu lớp 4; 5 học sinh đã học về từ láy. Đây là vốn từ vừa phong phú, vừa đa dạng, vừa giàu sắc thái biểu cảm. Sử dụng vốn từ này vào văn nói và văn viết khéo léo chừng nào thì giá trị biểu cảm câu văn càng cao chừng ấy. Và sử dụng đúng chỗ các từ láy càng có ý nghĩa là kĩ năng viết của học sinh được nâng lên một bước mới. Câu văn sẽ hay hơn, sinh động hơn, sắc sảo hơn. Vì thế dạy học sinh lớp 5 sử dụng từ láy để luyện tập viết câu cũng là một biện pháp tốt giúp học sinh viết văn hay. Ví dụ 1: Thêm các từ láy vào các câu văn sau để tăng thêm tác dụng gợi cảm, gợi tả: a/ Những con voi dàn hàng ngang chạy ra trường thi đấu. b/ Những con bò gặm cỏ. c/ Bà đưa tay xoa má em. d/ Đường phố vang lên tiếng người đi lại. Có thể viết lại là: a/ Những con voi đồ sộ, rầm rập chạy ra trường thi đấu. b/ Những con bò béo núc ních đeo lục lạc lủng lẳng đang lúc húc gặm cỏ. c/ Bà đưa hai tay run rẫy lên xoa vào đôi má hồng hào của em.