Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Chính tả ở Lớp 5 - Nguyễn Thành Đô

doc 20 trang sangkien 26/08/2022 6460
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Chính tả ở Lớp 5 - Nguyễn Thành Đô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_chinh_ta_o_lop_5.doc

Nội dung text: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Chính tả ở Lớp 5 - Nguyễn Thành Đô

  1. SÁNGSÁNG KIẾNKIẾN KINHKINH NGHIỆMNGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY CHÍNH TẢ Ở LỚP 5 Đề tài thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt Người thực hiện: NGUYỄN THÀNH ĐÔ Giáo viên môn : văn hóa Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Lợi Tài liệu đính kèm : Đĩa CD
  2. Năm học : 2011 – 2012 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.SƠ YẾU LÝ LỊCH: 2. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY CHÍNH TẢ Ở LỚP 5 2
  3. MỤC LỤC - - - o 0 o - - - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trang 4 2. Phạm vi đề tài . Trang 6 - Mục đích nghiên cứu - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN Trang 7 2. NỘI DUNG . Trang 9 2.1. Thực trạng trình độ chính tả của học sinh Tiểu học. 2.2. Về chương trình sách giáo khoa (SGK): 3. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 11 PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC Trang 17 2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. Trang 19 Có sử dụng một số hình ảnh để minh họa 3
  4. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”. Bác luôn quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà, đặc biệt là những mầm non tương lai của đất nước. Bác luôn kì vọng thế hệ thiếu nhi sẽ đưa nước nhà sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiện nguyện vọng đó của Bác, Đảng và nhà nước ta hiện nay rất chú trọng đến sự nghiệp trồng người. Nhà trường chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp các em phát triển về mọi mặt. Trong chương trình Tiếng Việt, việc dạy đúng chính tả phải được coi trọng ngay từ buổi đầu đối với học sinh tiểu học. Phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện cho học sinh nắm các quy tắc và thói quen viết đúng - chuẩn chính tả Tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh văn hóa Việt - làm công cụ để giao tiếp, tư duy. Vì vậy, chính tả được dạy liên tục từ lớp Một đến lớp Năm với các loại bài như: nhìn - viết, nghe - viết, nhớ - viết, bài tập so sánh, để các em được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận và sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kì học tập ở nhà trường cũng như suốt cuộc đời. Chúng ta đều biết rằng: “ Nhân cách của con người chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động giao tiếp”. Để xã hội tồn tại và phát triển, để giao tiếp được thuận tiện, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có một ngôn ngữ riêng. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Ngôn ngữ viết đóng vai trò quan trọng của Tiếng Việt nói riêng và trong tiếng nói của các quốc gia nói chung. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả. Có nghĩa là khi thể hiện ngôn ngữ viết cần phải tuân theo hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Hay nói cách khác, chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó là phương tiện thuận tiện cho việc giao tiếp bằng chữ viết bảo cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới không bị cản trở giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước và đời sau. Vì vậy việc dạy chính tả đúng phải được coi trọng ngay đối với học sinh các lớp của trường Tiểu học. Việc dạy chính tả được hiểu như rèn 4
  5. luyện việc thực hiện những chuẩn mực của ngôn ngữ viết. Ở các lớp Tiểu học, chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả một đời người cho các em. Qua được học chính tả, các em nắm bắt được các quy tắc chính tả và hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả. Từ đó có thói qnen viết đúng chính tả, giúp cho sự hoàn thiện nhân cách của học sinh. Nó bắt đầu từ việc thuận tiện trong tiếp thu trí thức qua các môn học ở Tiểu học đến việc xây dựng các văn bản trong quá trình giao tiếp trong học tập. Chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học bao gồm nhiều phân môn. Phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn cho học sinh nắm các quy tắc và các thói quen viết đúng với chuẩn chính tả Tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh văn hoá, là công cụ để giao tiếp, tư duy để học tập, trau dồi kiến thức và nhân cách làm người. Ngay từ đầu ở bậc Tiểu học trẻ cần phải được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận để có thể sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kỳ học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cả cuộc đời. Chính tả có tầm quan trọng như vậy nên môn học này cần phải được coi trọng ở các trường Tiểu học. Nhưng trên thực tế ở một số vùng nông thôn hiện tượng học sinh viết sai chính tả là khá phổ biến. Cụ thể trên địa bàn xã nơi tôi đang giảng dạy, hiện tượng học sinh viết sai chính tả nhất là những âm dễ lẫn lộn như: l – n; s – x; tr – ch và dấu ngã. Vấn đề này có thể do học sinh phát âm sai dẫn đến hiểu sai và viết sai chính tả. Bên cạnh đó hệ thống sách giáo khoa, bài tập chính tả chưa xây dựng theo vùng, miền. Nên việc dạy và học chính tả còn gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình như vậy, việc nhìn nhận lại thực trạng về việc dạy chính tả để từ đó tìm ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng học chính tả cho học sinh vùng phương ngữ là hết sức cần thiết. Đặc biệt là việc cải tiến cách dạy chính tả sao cho khoa học, cho hiệu quả hơn. Coi trọng phương pháp dạy chính tả có ý thức để việc viết đúng chính tả trở thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh ngay từ lớp đầu cấp. Xuất phát từ những quan điểm trên, bản thân lại là một giáo viên dạy học ở vùng có nhiều đối tượng học sinh có vấn đề về chính tả , tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Chính tả ở lớp 5” để góp phần nâng cao chất lượng dạy – học phân môn Chính tả. 5
  6. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: * Phạm vi nghiên cứu: - Chương trình và nội dung của phân môn chính tả lớp 5. - Sách giáo viên môn Tiếng Việt lớp 5. - Chuyên đề về Giáo dục tiểu học. - Nghiên cứu các tài liệu về “Phương pháp dạy học môn chính tả ở tiểu học” * Thời gian nghiên cứu: -Từ tháng 9 năm 2011 đến hết tháng 4 năm 2012. Khối 5 Trường Tiểu học Lê Lợi * Đối tượng nghiên cứu: - Thực trạng viết sai chính tả của học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Lê Lợi - Biện pháp khắc phục lỗi chính tả. - Khách thể nghiên cứu là: Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Lê Lợi 3. Mục đích của đề tài: Trong quá trình giảng dạy thì thực trạng trong từng lớp, từng đối tượng học sinh cũng khác nhau, nên tôi nhận thấy vấn đề đặt ra cần giải quyết là giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy đúng, dạy hay, hiệu quả nhất để giúp học sinh khắc phục viết sai lỗi chính tả theo đúng quy ước của ngành Giáo dục và của xã hội. 6
  7. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Cơ sở về ngữ âm học. * Mối quan hệ giữa âm chữ và nghĩa. - Chữ viết của Tiếng Việt là chữ viết ghi âm nên nguyên tắc chính tả chủ yếu của Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là mỗi âm vị được thể hiện bằng một tổ hợp chữ cái, mỗi âm tiết, mỗi từ có một cách viết nhất định. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sử viết đúng. Để phát huy một cách có ý thức. đặc biệt là những vùng phương ngữ, việc dạy chính tả phải theo sát nguyên tắc này. Nghĩa là phải tôn trọng việc phát âm, lấy phát âm để điều chỉnh chữ viết. * Những bất hợp lý của chữ quốc ngữ. Ở Tiếng Việt, nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc ngữ âm học, ngoài ra chính tả Tiếng Việt còn được xây dựng trên một số nguyên tắc như: Nguyên tắc truyền thống lịch sử, nguyên tắc khu biệt Những nguyên tắc này không đồng nhất với ngữ âm học, do vậy chính tả Tiếng Việt vẫn còn những bất hợp lý. Chính tả chữ viết (quốc ngữ) vừa đơn giản lại vừa phức tạp. Đơn giản vì chữ quốc ngữ là chữ viết ghi âm ở dạng ổn định văn bản hợp lý, phát âm thế nào thì viết thế ấy. Nhưng phức tạp ở chỗ: trong Tiếng Việt có hiện tượng trong Tiếng Việt hiện đại, bên cạnh việc phát âm không phù hợp với tiêu cách phát âm ở những vùng miền khác nhau (phương ngữ), trong khi đó hệ thống ghi âm tiêu chuẩn của Tiếng Việt lại chưa được xác định một cách chính thức. Do đó khó có thể phổ biến rộng rãi hệ thống ấy được. Hơn nữa chuẩn lại có trường hợp trong đó một từ đồng thời mang hai biến thể phát âm, khi viết các em cần chú ý lắng nghe cách phát âm của người đọc để viết cho đúng với từng văn bản . Ví dụ: rập rờn – dập dờn Suýt soát –xuýt xoát trời – giời Hoặc có khi cùng một cách phát âm nhưng lại có hai cách viết. d: dải lụa Ví dụ: /z/ gi: giải thích i: lí luận /i/ y: Lý Thường Kiệt 7
  8. Bản thân hệ thống âm vị Tiếng Việt còn một số vị âm không ghi thống nhất, một âm có thể ghi bằng nhiều con chữ. c (con cuốc) /k/ k (cái kim) q (Tổ quốc) Hoặc trong bộ chữ cái Tiếng Việt còn chữ “h” là một hiện tượng đặc biệt. Nó vừa sử dụng độc lập làm đại diện cho phụ âm /h/ thể hiện bằng con chữ “h”, vừa được sử dụng theo cách ghép với các con chữ khác làm đại diện cho 7 âm nữa đó là: ch, gh. kh, nh, ngh, ph, th. Dù “h” đứng một mình hay “h” đứng sau các chữ khác (c, g, k, n, ng, p, t) thì ch, gh, kh, nh, ngh, ph, th đều có giá trị như nhau. Mỗi hình thức trong 7 hình thức đó đều chỉ thay thế cho 1 âm. Cách nhận biết tốt nhất về “ng” và “ngh” là dựa vào khả năng kết hợp chung với nguyên âm. Trước những bất hợp lý trên, việc xác định những trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh vùng phương ngữ, một mặt phải coi trọng những biến thể phát âm địa phương, đồng thời phải nghĩa để sử dụng dựa vào các văn cảnh cụ thể để ghi nhớ cho học sinh cách phân biệt chính tả. Do vậy hai nhiệm vụ chủ yếu của việc đề cao nguyên tắc dạy học chính tả có ý thức là: giải quyết những vấn đề tồn tại của chữ quốc ngữ. Tôn trọng nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực, phải chú ý cách phát âm của địa phương. 1.2. Cơ sở thực tế. Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học nhận thức hiện thực khách quan mang đậm màu sắc cảm tính. Các giác quan như tai, mắt được sử dụng nhiều trong nhận thức sự vật, cho nên trực quan cụ thể là những yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên nhận thức và tư duy của học sinh Tiểu học. “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” câu nói nổi tiếng của Lê- nin khi người giải thích quy luật nhận thức hiện đại, đặc biệt được thể hiện ở học sinh Tiểu học. Khi dạy chính tả cho học sinh Tiểu học cần vận dụng triệt để đặc điểm, nhận thức của trẻ em ở lứa tuổi này. VD: Nghe và quan sát cách phát âm đúng để phát âm đúng. Quan sát cách viết đúng để viết đúng , dần dần học sinh sẽ tích luỹ được những kinh nghiệm, làm giàu thêm tri thức chính tả cho bản thân. Kết quả là các em nhận thức được những vốn kinh nghiệm một cách có ý thức, tạo nên kĩ năng kĩ xảo cho các em. Từ đó giúp các em dễ dàng trong việc tiếp thu các tri thức của các môn học, nhất là trong phân môn Tập làm văn 8