SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5 trường PTDTBT Tiểu học Ngọc Linh

pdf 19 trang honganh1 15/05/2023 7962
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5 trường PTDTBT Tiểu học Ngọc Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_viet_van_mieu_ta_cho.pdf

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5 trường PTDTBT Tiểu học Ngọc Linh

  1. I. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG PTDTBT TH NGỌC LINH II. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trường PTDTBT TH Ngọc Linh là một trong những trường tiểu học thuộc vùng khó khăn của huyện Nam Trà My với 100% đối tượng học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc dạy học Tập làm văn ở trường PTDTBT TH Ngọc Linh là môn học rất khó đối với các em và giáo viên. Với lượng kiến thức và số lượng môn học quá tải bao gồm các môn theo qui định trong chương trình, còn thêm các môn học như tiếng Anh, Tin học, đối với học sinh dân tộc nơi đây quả là quá khó khăn. Học 2 buổi/ ngày nhưng môn tập làm văn chỉ chiếm 2 tiết trên 1 tuần. Thông thường, rèn cho các em các kĩ năng đọc thông, viết đúng chính tả đã là một điều vất vả đối với giáo viên ở đây. Khả năng tiếp nhận kiến thức của các em quá yếu so với mặt bằng chung, đặc biệt là việc dạy học môn Tiếng Việt. Học sinh phần lớn là học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ (dân tộc xơ – đăng). Trong phân môn Tập làm văn phần lớn các em chưa biết viết, không có vốn từ để diễn đạt, nhiều em trong các tiết kiểm tra bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết được một đến hai câu cụt lủn. Hiện nay có rất nhiều loại sách “Những bài văn mẫu” dùng cho học sinh tham khảo. Song những bài văn mẫu đôi khi không sát với thực tế, từ ngữ sử dụng quá xa vời với các em. Thế nhưng, vì vấp phải nhiều khó khăn trong dạy học của phân môn này, đôi lúc giáo viên quá dựa dẫm, ỉ lại vào những cuốn sách văn mẫu, cho học sinh học thuộc các bài văn mẫu, sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Vô tình chúng ta đã đánh mất kĩ năng diễn đạt cho các em, làm cho các em lười tư duy, không có tính sáng tạo. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Đôi khi có những câu văn trong bài văn mẫu, các em cứ chép nhưng không hiểu nội dung. Ở tiểu học, văn miêu tả chiếm nhiều thời lượng trong các thể loại Tập làm văn. Nhất là ở giai đoạn cuối cấp (ở lớp 5 văn miêu tả chiếm 65% thời lượng toàn bộ chương trình tập làm văn). Qua ba năm giảng dạy lớp 5 tôi nhận thấy mục tiêu của việc dạy văn miêu tả ở lớp 5 là thông qua hệ thống bài tập rèn các kỹ năng phân tích đề, quan 1
  2. sát đối tượng miêu tả, lập dàn ý trong bài văn miêu tả, xây dựng các đoạn văn và liên kết các đoạn văn thành bài văn hoàn chỉnh. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều học sinh trường tôi không đạt được mục tiêu đề ra. Các em chưa có kỹ năng viết văn miêu tả, phần đa còn trông chờ sự gợi ý và chữa bài của thầy cô. Trong năm học này, tôi tiếp tục được Hiệu trưởng phân công trực tiếp giảng dạy lớp 5. Với những kinh nghiệm tích lũy được trong những năm qua cùng với sự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi của bản thân, tôi chọn đề tài "Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ở trường PTTBT TH Ngọc Linh" với mong muốn đưa ra những giải pháp, biện pháp thiết thực để rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh toàn trường nói chung. 2. Mục đích của đề tài: Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn : - Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác giảng dạy. - Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. - Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại. - Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Hội đồng khoa học các cấp và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn. - Giúp học sinh: + Có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh. + Biết chọn lọc từ ngữ (đặc biệt là từ ngữ có biểu cảm), trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc (sống động), thành những câu văn sáng rõ về nội dung, có tình cảm chân thực. + Bồi dưỡng cho các em yêu đồ vật, con vật, cây cối, cảnh vật, tình yêu quê hương đất nước, con người; bồi dưỡng vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho các em. 3. Giới hạn của đề tài: Đề tài này được thực hiện trong phạm vi lớp 5/1 Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Ngọc Linh trong năm học 2020 – 2021. 2
  3. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN Căn cứ Công văn số 3415/BGDĐT-GDTH ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020- 2021. Căn cứ Quyết định số 2182/QĐ-UBND ngày 10/8/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Nam. Căn cứ Công văn số 1560/SGDĐT-GDTH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020-2021. Căn cứ công văn số 368/PGDĐT-GDTH, ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Phòng GD-ĐT Nam Trà My, về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020 – 2021. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN Khi được nhận phân công giảng dạy lớp 5 trong suốt ba năm qua, tôi nhận thấy: Nhà trường đã thực sự quan tâm và chỉ đạo cho tất cả các giáo viên trong trường được tham gia các buổi chuyên đề về phương pháp dạy học văn miêu tả đối với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Các tổ thường xuyên thao giảng, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học. Gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin, tất cả giáo viên trong trường đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng quan sát nhiều hơn qua thực tế. Các dự án đã thực sự quan tâm cung cấp đầy đủ các loại sách giáo khoa cho học sinh dân tộc thiểu số. Thư viện trường có rất nhiều đầu sách cho học sinh đọc tham khảo. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy học sinh trường tôi tất cả là người dân tộc thiểu số nên vốn tiếng Việt của các em hết sức hạn chế, vốn từ của các em quá ít ỏi, trong giao tiếp, các em chỉ dùng được những từ thông thường, các em có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ, ít có thói quen sử dụng tiếng Việt . Mặt bằng kinh tế, trình độ dân trí của phụ huynh ở đây còn thấp, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập của con em mình và hầu như không quan tâm đến việc học của con em, cho nên khả năng phát triển ngôn ngữ của các em còn kém do ảnh hưởng lối sống, sinh hoạt, giao tiếp của ba mẹ, gia đình. Các em ít có dịp đi đây, đi đó, tiếp xúc với thế giới xung quanh, có em chưa một lần được ra khỏi thôn buôn, lại thường xuyên hay nghỉ học, nhiều học sinh thuộc gia đình khó khăn nhất là học sinh tại nóc Tu Dí (Thôn 4), nóc Mochay, nóc Rang run, nóc Kangkich, mô rối (thôn 1), đời sống kinh tế còn hạn hẹp, con lại đông, các em phải ở nhà trông em, hoặc theo ba mẹ đi ngủ núi, làm rẫy . 3
  4. - Một số giáo viên trước sự khó khăn của đối tượng học sinh như vậy nên ngại khai thác, hướng dẫn kèm cặp học sinh mà lạm dụng phương pháp làm mẫu, dẫn đến học sinh nhìn bài mẫu chép hoặc nhìn bài bạn chép. Dạy không đúng trình tự, chưa liên kết các tiết dạy tập làm văn để đi đến hoàn chỉnh một bài văn theo cấu trúc chương trình biên soạn của sách giáo khoa hoặc quá dựa dẫm vào sách giáo khoa. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi nghĩ rằng để rèn luyện cho các em viết văn miêu tả đòi hỏi phải có kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, với tình hình thực tế của nhà trường, nắm bắt tình hình giảng dạy và học của từng lớp để có biện pháp điều chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chính vì thế, tôi đã suy nghĩ tìm và tổ chức thực hiện nhiều biện pháp để nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 . V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Chọn đề tài gần gũi với học sinh. Trong sáu năm giảng dạy vừa qua ở Trà Linh tôi nhận thấy muốn học sinh nơi đây nắm được bài, hiểu được bài thì những đề tài tương đối xa lạ là điều cần tránh, muốn các em hiểu bài,viết được văn thì trực quan là yêu cầu đầu tiên cần phải có. Bởi các em phần lớn chỉ biết tư duy trực quan, chỉ cần lắt léo, trừu tượng một tí là rất khó khăn đối với các em. Các em có quan sát, có nhìn thấy thì mới tìm ra được từ và hiểu đúng nghĩa từ đó. Mặt khác, điều đặc trưng của văn miêu tả là phải trực tiếp quan sát sự vật thì mới viết được bài văn mang sắc thái riêng, gắn với sự vật đó. Nếu không quan sát sự vật theo yêu cầu đề bài mà các em viết thì phần lớn là chép theo văn mẫu hoặc bắt chước người khác viết một cách máy móc. Do đó, tôi sẽ lựa chọn đề tài gần gũi với các em thường ngày mà các em hay tiếp xúc và tôi đưa ra nhiều dạng đề để các em có nhiều lựa chọn. Ví dụ: Đề bài trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 14: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng trên đường phố. Với những đề bài như thế này, tôi mạnh dạn thay bằng đề bài khác. Chẳng hạn như: Tôi chọn các đề: Trên cánh đồng hoặc hoặc con đường đến trường. Sau đó tôi tập trung hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý Tả cảnh một buổi sáng trên cánh đồng (vì trường tôi nằm gần cánh đồng, trên đường đi học các em thường đi qua, các em được tiếp xúc nhiều và học sinh cũng vừa được làm quen với bài “Buổi sớm trên cánh đồng” trong sách giáo khoa. Sau đó, ở lớp tôi cho từng học sinh nêu từng ý quan sát được, viết lên bảng, hướng dẫn học sinh sắp xếp ý sao cho phù hợp theo cấu trúc của bài văn. Điều này giúp học sinh hứng thú, dễ hiểu vì đây là tổng hợp trí tuệ của tất cả học sinh. Sau đó tôi mới khuyến khích học sinh có thể chọn và lập dàn ý tả cảnh 4
  5. trên nương rẫy hay con đường đến trường, tùy vào ý thích và sự hiểu biết của mình Hay với dạng đề bài tả cảnh sông nước, tôi sẽ hướng dẫn học sinh chọn và tả cảnh con sông và dòng suối nằm ngay trên đường tới trường của các em Hoặc với dạng đề văn tả người.Thường thì tôi sẽ hướng dẫn học sinh tả thầy cô mà em yêu thích, hay ba mẹ, người thân trong gia đình, hay người bạn thân thiết của em, như vậy các em sẽ dễ hình dung và biết dùng từ và câu hợp lí hơn. Các em có quan sát, có nhìn thấy thì mới tìm ra được từ và hiểu đúng nghĩa từ đó. Ví dụ: Để giúp các em làm được bài văn tả người, trong tiết dạy đầu tiên tôi đã yêu cầu các em chuẩn bị trước bài tập sau: “Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, khuôn mặt, màu da, vẻ đẹp, dáng đi, cử chỉ, thái độ, tính tình của người bạn thân của em”. Thông qua yêu cầu của giáo viên học sinh sẽ quan sát người bạn của mình để miêu tả dễ dàng hơn. Bài làm của học sinh - Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không cho học sinh có cơ hội phát huy trí tưởng tượng của mình. Trong một lớp học luôn có nhiều đối tượng học sinh.Khi ra đề cho học sinh, tôi luôn tạo cho các em quyền chọn lựa bằng cách ra nhiều đề (từ 2 đến 4 đề bài) để các đối tượng học sinh trong lớp đều có thể tự do chọn đề bài, tránh sự áp đặt. Ra đề cho học sinh làm bài kiểm tra viết, tôi chọn ba đề sau: Tả một người thân trong gia đình em. Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em. Tả một ca sĩ đang biểu diễn mà em thích. 5