Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết chữ đúng - đẹp cho học sinh Lớp 5

doc 14 trang sangkien 29/08/2022 5620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết chữ đúng - đẹp cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_chu_dung_dep_cho_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết chữ đúng - đẹp cho học sinh Lớp 5

  1. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết chữ đúng - đẹp cho học sinh lớp 5 Họ và tên : Vũ Thị Toan Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Thị trấn Cổ Lễ Trực Ninh - Nam Định Trực Ninh, tháng 5 năm 2008
  2. Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng viết chữ đúng - đẹp cho học sinh lớp 5” I. Đặt vấn đề: Người xưa nói: “ Nét chữ, nết người” hàm ý về hai vấn đề : + Nét chữ thể hiện tính cách con người. + Thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Mục tiêu của giáo dục tiểu học có ghi:” Hình cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và có kỹ năng cơ bản để học tiếp trung học và đi vào cuộc sống lao động. Một trong những kỹ năng cơ bản của học tiểu học là chữ viết vì” Nét chữ cũng là một sự biểu hiện của nết người” mà nết người là sự hoà hợp giữa tình cảm và trí tuệ. - Ngày đất nước trong thời kỳ phát triển, khoa học côngb nghệ thông tin bùng nổ con người trao đổi với nhau bằng thư điện tử, điện thoại, tin nhắn ( sử dụng thành thạo máy vi tính) nên việc viết chữ bị xem nhẹ. Thậm chí có người con cho rằng thời buổi công nghệ thông tin người ta dùng bàn phím là chính cần gì viết chữ chứ chưa nói đến viết chữ đẹp. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có bài viết: “ Chữ viết còn là sự biểu hiện của nết người” trong bài viết thủ tướng đề ra nhiệm vụ:” Trong nhà trường của chúng ta, việc dạy cho học sinh viết đúng viết cẩn thận, viết đẹp cần được coi trọng từ lớp vỡ lòng, ở cấp I và cấp trên. Đó là một yêu cầu không được coi thường của giáo dục phổ thông. Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người . Điều này càng có ý nghĩa sâu sắc và tầmquan trọng đối với bậc tiểu học, đối với cả thầy giáo, cô giáo những người trực tiếp hình thành nên những kỹ năng và thói quen và kỹ năng cho học sinh. Việc viết đúng chữ đẹp, giữ vở cẩn thận sạch sẽ vừa tạo cho học sinh thói quen tập trung nghe thầy cô giảng bài giúp các em dễ học, vì chữ viết của chính các em sẽ giúp các em tái hiện lại bài học được thuận lợi, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình. Đó là những yêu cầu không thể coi thường của giáo dục phát triển.
  3. Chất lượng chữ viết của học sinh là vấn đề luôn được người trong và ngoài ngành giáo dục đào tạo quan tâm và lo lắng. Trong các kỳ thi số học sinh bị điểm kém do nguyên nhân chữ viết và trình bày tuỳ tiện, cẩu thả chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Để thực hiện chương trình mới và dạy mẫu chữ mới người giáo viên giảng dạy phải trực tiếp tham gia tập huấn và bồi dưỡng tiếp cận với chương trình mới, mẫu chữ mới dạy mới đúng. Đặc biệt là dạy viết mới cho học sinh tiểu học vàđó là một việc làm hết sức cấp bách. Rèn chữ viết đẹp cũng chính là nâng cao chất lượng học tốt của môn học tiếng Việt. Từ đó các em có kỹ năng trao đổi tiếng Việt và văn học, giúp các em mở rộng hiểu biết về cuộc sống, phát triển tư duy và từng bước hình thành nhân cách sống đẹp ngay từ khi còn ở độ tuổi học ở bậc tiểu học. Cũng thông qua việc rèn chữ viết đẹp để bồi dưỡng cho các em về tư tưởng tình cảm và thẩm mỹ. Việc rèn dũa cho các em kỹ năng về chữ viết “ viết đúng sau đó viết đẹp” qua cách viết chữ, trực tiếp rèn cho các em đức tính cẩn thận luyện nét chữ rèn nết người. Luyện viết là một trong các nội dung vô cùng quan trọng đặc biệt ở tiểu học.Luyện viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học tiếng Việt trong nhà trường. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt , nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Nếu như nói tập đọc giúp cho việc rèn năng lực đọc tốt thì luyện viết giúp cho việc rèn năng lực ghi chép tốt. Rèn luyện chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và khiếu thẩm mĩ. Qua thực tiễn dạy các em tôi thấy ngoài các em viết chữ đẹp ra vẫn còn một số em viết chữ còn xấu , trình bày bài còn bẩn thậm chí nhiều em còn viết sai lỗi chính tả , đặt sai vị trí dấu thanh , sai mẫu chữ, cỡ chữ, cự li các chữ chưa đúng, dẫn đến các em trình bày bài làm của mình không đẹp , không có khoa học. Từ những nguyên nhân trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn viết chữ đúng - đẹp cho học sinh lớp 5”. Năm học 2006-2007, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5A gồm 35 học sinh ngay từ khi mới nhận lớp, tôi đã cho học sinh viết một số bài chính tả. Thông qua kết
  4. quả các bài chính tả của học sinh kết hợp với những nhận xét của những giáo viên năm trước, tôi phân loại như sau: STT Những lỗi mắc Số học sinh Tỷ lệ 1 Sai cấu tạo chữ 2 5,7% 2 Sai cỡ chữ 20 57% 3 Sai cự ly 10 28,5% 4 Mắc lỗi chính tả 5 14,2% 5 Sai vị trí dấu thanh 4 11,4% Sở dĩ các em còn mắc những lỗi trên là do một số lỗi sau: Thứ nhất là cỏch cầm bỳt chưa đỳng. Đa số cỏc em co tất cả cỏc ngún tay vào lũng bàn tay; cầm bỳt thấp, sỏt với ngũi bỳt nờn khụng thể định hướng được nột bỳt, lại bẩn tay vỡ viết bỳt mực. Cỏc em khụng chỳ ý đến ngún chủ đạo là ngún trỏ; ngún đeo nhẫn và ngún ỳt thỡ khụng chạm vào mặt giấy nờn nột bỳt run, khụng đẹp. Cũn khi viết bảng, cỏc em lại để cho cả bàn tay chạm vào mặt bảng nờn rất khú viết, nột khụng chắc chắn, chữ khụng đều, khụng đẹp. Thứ hai là cỏi sai trong khoảng cỏch nhỡn bảng, nhỡn giấy viết. Nhiều em để gần quỏ nờn khụng bao quỏt được trang viết và dễ bị cận thị. Khoảng cỏch hợp lý phải là khoảng 35-45cm, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Thứ ba là tư thế ngồi viết: Cú em xoay ngang vở, cú em xoay dọc vở và hầu hết khụng cú tờ giấy lút tay nờn mồ hụi tay làm ướt giấy, khi viết chữ dễ bị nhoố. II. Giải quyết vấn đề: A. Những giải pháp tiến hành: 1.Đối với việc rèn viết đúng: a. Nguyên nhân: * Một là: Viết sai cấu tạo chữ. Trường hợp này là do ý thức của các em thích viết tuỳ tiện không nắm được cấu tạo chữ mẫu, hơn nữa những em này đọc chưa lưu loát nên khi viết chưa tư duy về cách ghép chữ. * Hai là : Viết sai cỡ chữ. Trường hợp này là do các em có tính không cẩn thận hoặc có thể còn có em chưa nắm được độ cao của các con chữ nên khi viết các em thích viết to, hoặc thích viết nhỏ tuỳ tiện không có một khuôn mẫu nhất định nên cỡ chữ viết sai không đẹp.
  5. * Ba là : Viết sai cự li. Trường hợp này phần lớn các em đã viết được chữ nhưng khoảng cách giữa các chữ cái chưa đều, có em viết các chữ quá sát nhau, có em viết các chữ lại cách xa nhau quá .nên khi nhìn bài viết trình bày không được đẹp. * Bốn là: Mắc lỗi chính tả: Trong trường hợp này phần lớn do ngôn ngữ địa phương: “l/ n”; hiểu sai nghĩa của từ nên viết sai; cá nhân học sinh nói ngọng. * Năm là: Sai dấu thanh: Trong trường hợp này do các em chưa nắm chắc quy tắc ghi dấu thanh dẫn đến đặt sai vị trí dấu thanh. b. Giải pháp: Hiện nay hầu như ở tất cả các địa phương trong cả nước đang dấy lên phong trào “ Rèn chữ, giữ vở”, “ Luyện nét chữ , rèn nết người”,nhận thức được điều đó, trong quả trình dạy học của mình, tôi luôn tìm ra các giải pháp tối ưu để học trò viết đep, viết nhanh, viết nét thanh, nét đậm. Cũng như các thầy giáo , cô giáo rèn chữ, tôi luôn tuân thủ các bước và nguyên tắc nhất định đúng quy trình lên lớp và viết chữ chuẩn theo quy định mới của Bộ giáo dục và đào tạo, nhưng nếu chỉ dừng lại như vậy thì chẳng có gì đáng nói. Vấn đề là ở chỗ dạy thế nào để các em có thể viết nhanh nhất và viết chữ được tốt nhất và bền bỉ nhất rồi dần dần trở thành kĩ năng kĩ xảo. Vậy dạy thế nào và học thế nào để theo đúng với nghĩa là “ Nét chữ, nết người”? b1. Trước hết bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết: Tôi có suy nghĩ: Bất kỳ việc gì nếu có lòng say mê và tinh thần quyết tâm thì việc thực hiện sẽ có kết quả cao hơn. Để bồi dưỡng lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết cho học sinh, tôi thường kểcho các em nghe gương rèn chữ của ông Cao Bá Quát ngày xưa, câu chuyện Thần Siêu luyện chữ, gương rèn viết chữ chữ của học sinh năm trước; cho học sinh xem vở rèn chữ của thầy cô giáo, của học sinh tiêu biểu . Qua những câu chuyện, thực tế được nhìn những trang vở trước và sau khi rèn luyện chữ của thầy, của bạn các em thêm tin tưởng và thêm quyết tâm say mê luyện viết chữ đúng- đẹp.
  6. b2. Rèn theo yêu cầu nâng cao dần song dứt điểm phải đạt được yêu cầu tối thiểu của chữ viết đúng. *Trong trường hợp sai cấu tạo chữ: Trước hết tôi cần rèn cho học sinh đọc lưu loát, hiểu nội dung văn bản, trên cơ sở đó học sinh có tư duy đúng về mẫu chữ và cách ghép chữ như: Ví dụ: Trò Hoa viết chữ huyền thì viết là hu yền Trò Đạt viết chữ thương thành chữ thưng Trong trường hợp này ở những tiết chính tả tôi gọi các em này lên bảng viết tiếng theo yêu cầu. Sau đó tôi cho các em nhận xét tìm lỗi sai, nêu cách sửa. * Trường hợp sai cỡ chữ: Tôi rèn cho học sinh tính cẩn thận và cung cấp lại cho học sinh những kiến thức về kích cỡ của từng con chữ : Ví dụ: Trò Lâm viết nét khuyết quá dài, các con chữ quá nhỏ. Trò Hằng viết các con chữ quá to, nét khuyết ngắn. Trong trường hợp này tôi yêu cầu học sinh viết vào vở, tôi cho các em đổi vở cho nhau, tìm lỗi sai của bạn. Sau đó yêu cầu học sinh đó tự viết lại- so sánh. Về nhà tập viết vào vở luyện viết chữ đẹp. Trong trường hợp các em viết sai cự ly và có khi trở thành thói quen thì thật khó sửa. Phần lớn các em viết đúng cỡ chữ nhưng khoảng cách giữa các con chữ thường cách nhau chưa đều. Để khắc phục nhược điểm này tôi thường xuyên kiểm tra bài viết của các em không chỉ ở phân môn chính tả hay tập viết mà còn ở các phân môn khác. Ví dụ: Trò Ly, Quỳnh viết các con chữ khoảng cách thường quá xa * Mắc lỗi chính tả: Tôi chú trọng rèn cách phát âm luyện đọc hiểu, hạn chế tối đa việc nói ngọng ở học sinh. Ví dụ: Trò Hạnh, trò Hoan phát âm l thành n; trò Lương phát âm n thành l; trò Thảo phát âm s thành x; trò Minh phát âm tr thành ch; trò Hoa phát âm d thành gi . Trong các giờ tập đọc tôi thường xuyên gọi các trò này đọc bài. Sau đó viết lại các từ dễ lẫn. Các hoạt động này trong giờ tập đọc, chính tả tôi thương sát sao với các trò này.