SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết văn miêu tả đạt kết quả cao

doc 15 trang sangkien 7800
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết văn miêu tả đạt kết quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_viet_van_mieu_ta.doc

Nội dung text: SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết văn miêu tả đạt kết quả cao

  1. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 VIẾT VĂN MIÊU TẢ ĐẠT KẾT QUẢ CAO. I.ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Việt của người Việt là một kho báu.Con người dần tìm hiểu,nghiên cứu chiếm lĩnh kho báu ấy qua từng giai đoạn, từng thời kỳ và qua từng lứa tuổi.Đối với học sinh tiểu học, tìm hiểu, nghiên cứu Tiếng Việt dành cho các em, bước đầu có phần nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng điều đơn giản đây không phải là “ bình thường” hay “ không quan trọng” mà là một bàn đạp, một nền tản để các em thâm nhập vào toàn bộ Tiếng Việt nắm hiểu và sử dụng Tiếng Việt như sử dụng kho báu để đạt hiệu quả cao.Dạy Tiếng Việt ở bậc tiếu học nói chung và lớp 4 nói riêng, ta cần phải nắm rõ nhiệm vụ của từng phân môn. Trong bộ môn Tiếng Việt có rất nhiều phân môn: Tập đọc; Luyện từ và câu; Kể chuyện; Tập làm văn.Trong số các phân môn đó thì tập làm văn có vị trí rất lớn trong chương trình Tiếng Viêt, góp phần hệ thống lại kiến thức tiếng mẹ đẻ cho học sinh, làm phong phú tâm hồn các em, góp phần tích lũy được vốn sống bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản thân thông qua hoạt động quan sát hằng ngày trong cuộc sống.Cần quan sát thường xuyên và quan sát bằng nhiều giác quan, đó là yêu cầu quan trọng để có vốn sống phong phú, có cái nhìn về thế giới xung quanh tinh tế hơn, nhạy cảm hơn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi ngây thơ,hồn nhiên giàu cảm xúc.Ở lớp 4 chương trình Tập làm văn có rất nhiều thể loại. Đối với thể loại văn miêu tả là một thể loại gắn liền nhiều nhất với hoạt động quan sát, qua miêu tả về vật, về phong cảnh và nhất là tả người, sẽ thể hiện tình cảm chân thật, bộc lộ cá tính năng lực, ngôn ngữ và khả năng cảm thụ sáng tạo cho mỗi học sinh.Để giúp các em đạt được điều này, tôi xin giới thiệu đề tài : “ MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 VIẾT VĂN MIÊU TẢ ĐẠT KẾT QUẢ CAO.” A. Thực trạng chung: 1. Về cấu trúc chương trình:Trong nội dung học của chương trình Tiếng Việt lớp 4 mỗi tuần có 2 tiết học tập làm văn. Cả năm học mỗi lớp có tổng số 70 tiết tập làm văn, trong đó trừ 4 tuần ôn tập GHKI; CHKI;GHKI và cuối HKII Thì văn miêu tả lớp 4 có thời lượng như sau: HỌC KÌ I HỌC KÌ II CẢ NĂM Lớp 4 7 tiết 23 tiết 30 tiết 2. Về sách giáo khoa: Kiến thức tập làm văn trong chương trình được sắp xếp học trong tuần sau khi đã được học các phân môn khác. Thông tin của môn tập làm văn được thể hiện toàn bộ bằng kênh chữ, rất ít kênh hình minh họa. Nhìn chung tập làm văn mang tính đặc thù của môn học giàu trí tưởng tượng và biểu cảm. Tập làm văn là phân môn tổng hợp kiến thức của nhiều phân môn: Tập đọc chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện. 3.Thuận lợi: -Nội dung các bài tập làm văn lớp 4 được gắn với các chủ điểm, có sự tích hợp rõ nét với các phân môn khác trong chương trình Tiếng Việt.Qúa trình hướng - 1 -
  2. dẫn học sinh thực hiện các kĩ năng phân tích đề, quan sát, tìm ý,nói , viết đoạn hoặc cả bài văn là những cơ hội giúp học sinh mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo chủ điểm đang học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, quan sát đối tượng, tìm lí lẽ, dẫn chứng trình bày và tranh luận Góp phần phát triển năng lực phân tích tổng hợp của học sinh.Tư duy hình tượng của các em được rèn luyện và phát triển qua qua việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ ngữ, đảo ngữ khi miêu tả. Học các tiết làm văn miêu tả, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, có cơ hội bộc lộ cảm xúc cá nhân,mở rộng tâm hồn và phát triển mẫu mực nhân cách con người Việt nam. * Về học sinh: Trẻ rất giàu khả năng sáng tạo, trong tư duy của mỗi em đều có những sở trường riêng. Ở độ tuổi học lớp 4, trẻ em thích tỏ ra mình là người lớn và say mê nghệ thuật, ham học hỏi,ham hiểu biết. Luôn hồn nhiên ngây thơ, trong sáng.Trẻ em thường thể hiện nét ngộ nghĩnh và cảm nhận thế giới xung quanh theo cách riêng với trí tưởng tượng phong phú. Trẻ được sự chăm sóc tốt của gia đình, được giáo dục trong môi trường lành mạnh, trong xã hội phát triển, tiến bộ.Học sinh có động cơ học tập đúng đắn và muốn tìm tòi thế giới muôn màu , muôn vẻ xung quanh ta. * Về phía giáo viên: -Luôn đầu tư sâu để có những thiết kế bài dạy mở rộng phong phú.Hiểu kĩ nội dung, mục đích yêu cầu bài dạy để đảm bảo tính chính xác, sáng tạo. Hiểu tâm lí từng học sinh trong lớp, nắm được các đối tượng học sinh để từ đó giáo viên có hướng rèn luyện giáo dục đúng đắn, tạo hứng thú học văn miêu tả trong các em. -Giáo viên là người tổ chức các hoạt động trên lớp của học sinh.Với mong muốn dạy các em một cách cặn kẽ và thấu đáo, chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức tập làm văn mà khuyến khích học sinh khơi dậy tư duy yêu môn tập làm văn và mưu cầu kiến thức tập làm văn. 4.Khó khăn: Trong cuộc sống, giao tiếp là hình thức cơ bản để con người phát triển tư duy và hình thành nhân cách.Đối với học sinh vùng nông thôn như lớp tôi, điều kiện để các em phát triển đa chiều các mối quan hệ giao tiếp không được mở rộng như ở thành thị, chưa nhạy bén trong va chạm, vốn sống các em chưa thật phong phú. Vốn từ hạn chế. Một số gia đình chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc học của con em . Óc khái quát chưa cao, thường chú trọng đi sâu vào những chi tiết cụ thể, các em thiếu khả năng tổng hợp vấn đề. Sự nhận biết các biện pháp tu từ trong các bài thơ, đoạn văn còn mơ hồ chưa chính xác,việc sử dụng các biện pháp tu từ vào làm văn rất ít, bài văn viết ý còn khô khan, nghèo nàn, B. Lý do chọn đề tài: Đối với trường tiểu học , đặc biệt là các trường vùng nông thôn, đa số các em gặp nhiều khó khăn trong việc học tập.Nhất là bộ môn tập làm văn, luyện từ và câu.Ở trình độ các em thì khi nói, viết câu còn cứng nhắc, cấu trúc câu còn rập khuôn,chưa thể hiện sự sáng tạo, chưa nắm bắt và sử dụng các biện pháp tu từ khi - 2 -
  3. viết văn nên dẫn đến câu văn còn khô khan, ý còn nghèo, bài văn diễn đạt chưa sinh động. Một phần do tài liệu sách báo tham khảo dành cho các em còn hạn chế, môi trường học hỏi còn đóng khung. Trong chương trình tập làm văn lớp 4, văn miêu tả chiếm gần 50% thời lượng của cả chương trình,. Điều này cho thấy văn miêu tả chiếm vị trí rất quan trọng trong phân môn tập làm văn.Xuất phát từ những thực trạng và lí do như đã nêu, nên tôi chọn và nghiên cứu đề tài này. C.Giới hạn nghiên cứu đề tài: -Học sinh lớp 4/1, trường tiểu học Lê Văn Tám. -Bộ môn Tiếng Việt cùng một số môn học khác trong chương trình lớp 4. III.CƠ SỞ LÍ LUẬN: - Thế giới phong phú không chỉ bởi tự bản thân nó, mà còn bởi những cách nhìn nhận và tái hiện của mỗi con người Hiểu biết, nhận xét và cảm thụ sâu sắc về thực tế cuộc sống.Đây chính là điều kiện quan trọng để học tập làm văn. - Các em khám phá thế giới xung quanh bằng con mắt bỡ ngỡ kì thú, trong sáng,trìu mến và đầy cảm xúc. Những bức tranh miêu tả thiên nhiên và con người của các em thường êm dịu, hài hòa, sâu lắng và thơ mộng. Các em hết sức mẫn cảm với cái đẹp tinh tế và tâm hồn luôn luôn rộng mở. - Thể hiện qua văn miêu tả của trẻ em là những góc nhìn và cảm nhận lung linh biến hóa không dứt.Đọc văn miêu tả của các em ta sẽ có cảm giác rất thú vị.Ở đó ta sẽ gặp những bất ngờ ngay trong những gì ta tưởng như đã quá quen thuộc. - Quan sát cảm nhận thế giới xung quanh rồi dùng phương tiện ngôn ngữ nói, viết để tái hiện lại cả một quá trình tư duy. Với cách nhìn riêng, sự lựa chọn riêng và một bản sắc cảm xúc riêng. Mỗi bài văn miêu tả phần nào có thể xem đó là sáng tác thể hiện trí thông minh, khả năng cảm thụ cái đẹp và nhu cầu tạo ra cái đẹp trong bản thân mỗi học sinh. IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN: - Thực tế học sinh lớp tôi: Ngay từ đầu năm học, tôi đã nhận thấy khả năng cảm thụ văn học của các em chưa cao. Hầu hết khi làm văn, các em chỉ làm đúng chứ chưa hay,các câu văn viết chưa có hình ảnh, chưa sinh động, vốn từ còn nghèo.Qua tìm hiểu tôi thấy những học sinh, nhất là những em khá, giỏi muốn làm văn tốt song ở các em còn lúng túng rất nhiều trong vấn đề này. - Khả năng quan sát tích lũy vốn từ các em chưa cao. - Nếu cứ với cách dạy môn tập làm văn theo như hướng dẫn của sách giáo viên, thì học sinh vẫn chưa đạt được khả năng viết văn tốt, nhất là đối với những học sinh khá, giỏi ( theo thực trạng chất lượng phân môn tập làm văn của lớp ). V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Biện pháp thực hiện: 1*Tổ chức học sinh quan sát, tìm ý đối tượng miêu tả và xây dựng đoạn văn cho học sinh: Quan sát đa chiều và chính xác về đối tượng miêu tả theo yêu cầu là tìm được những chi tiết miêu tả tiêu biểu không để lẫn nó với đối tượng khác.Quan sát đầy đủ toàn diện bản chất của đối tượng và quan trọng là để nắm được cái sắc sảo riêng, cái dáng vẻ đặc biệt của người của vật của phong cảnh được nói đến. - 3 -
  4. Để quan sát có chất lượng, giáo viên cần hướng dẫn các em quan sát theo trình tự nhất định ( chung -riêng, trong ra ngoài, xa-gần và ngược lại.). Quan sát bằng nhiều giác quan rồi ghi chép lại bằng những chi tiết đặc sắc theo phần gợi ý sách giáo khoa, nhờ đó mà bài văn của các em trở nên sinh động, mới mẻ hơn. Ví dụ: Đối tượng miêu tả là một đồ chơi mà em thích Giáo viên có thể cho học sinh ở nhà ghi chép ý quan sát hoăc học sinh mang đồ chơi mà mình thích đến lớp để quan sát và ghi những chi tiết quan sát được( mắt, mũi, tay, chân, thân hình ) vào giấy, sau đó sắp xếp các ý để tạo thành một dàn ý.Chẳng hạn dàn ý tả một chú gấu bông như sau: 1.Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà em thích nhất-là chú gấu bông. 2.Thân bài: Hình dáng bên ngoài:Gấu bông không to, gấu đang ngồi, dáng tròn. -Bộ lông màu trắng mịn như bông. -Hai mắt: đen láy -Trên cổ thắt một cái nơ màu đỏ chói. -Tay chân đang đưa về phía trước như đang tập thể dục 3.Kết luận :Em yêu gấu bông, ôm gấu bông em rất thích. Từ dàn bài này, HS tham khảo và sẽ viết được bài văn tả chú gấu bông. * Hay đối tượng miêu tả là một cây có bóng mát. Giáo viên dặn học sinh về nhà quan sát cây có bóng mát. Đến lớp ,GV tổ chức cho các nhóm học tập học ngoài trời-Các em tùy chon một cây có bóng mát và quan sát ( nhóm trưởng hướng dẫn các bạn quan sát ). Các em vừa quan sát, thảo luận, đưa ra ý kiến, đúc kết những ý kiến hay (mỗi em có ghi chép đầy đủ các chi tiết quan sát).Kiểm tra xem :-Trình tự quan sát của em có hợp lí không? -Em đã quan sát bằng những giác quan nào? - Cây em quan sát có gì khác với những cây cùng loài? Sau khi quan sát xong, các em sắp xếp các chi tiết đã được quan sát thành một dàn ý. Ví dụ: Dàn bài tả cây phượng vĩ trước sân trường em. 1.Mở bài: Giới thiệu cây muốn tả: Cây phượng ở trước sân trường em. 2. Thân bài: Tả bao quát: Cây đứng sừng sững như chiếc ô khổng lồ. Tả từng bộ phận: + Gốc: to, rễ trồi lên mặt đất. + Thân: Ôm kín vòng tay, màu nâu, hơi sần sùi + Tán lá: Xòe rộng che rợp góc sân, lá nhỏ, xếp đều nhau. + Hoa : đỏ rực, cánh hoa như cánh bướm. 3.Kết luận: Cảm nhận của em về cây phượng: Phượng gắn liền với em suốt một thời học sinh, phượng làm đẹp thành phố, làm đẹp sân trường. Em rất yêu phượng. * Trong những trường hợp, giáo viên không thể tổ chức học sinh quan sát trực tiếp bằng vật thật, bằng sự tham quan trực tiêp, thì ngoài việc dặn học sinh về nhà quan sát, giáo viên và học sinh phải sưu tầm tranh ảnh để lên lớp dựa vào tranh quan sát, tìm ý, lập dàn bài. Ví dụ: Tranh tả chú gà trống, con đường làng, chú trâu đang gặm cỏ - 4 -