SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ qua hoạt động “Làm quen với văn học” ở trường Mầm non Phương Trung II

doc 19 trang sangkien 31/08/2022 9100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ qua hoạt động “Làm quen với văn học” ở trường Mầm non Phương Trung II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nham_nang_cao_chat_luong_cho_tre_do.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ qua hoạt động “Làm quen với văn học” ở trường Mầm non Phương Trung II

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG MẦM NON PHƯƠNG TRUNG II SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: ( Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ độ tuổi 24- 36 tháng phát triển ngôn ngữ qua hoạt động “Làm quen với văn học” ở Trường mầm non Phương Trung II. ) Lĩnh vực : Giáo dục nhà trẻ Tác giả : Hoàng Thị Là Chức vụ : Giáo viên Năm học 2014 - 2015
  2. MỤC LỤC: Trang phụ bìa . . . 1 Mục lục 2 Danh mục viết tắt 3 Phần I: Đặt vấn đề . . .4 Phần II : Giải quyết vấn đề . 5 I – Cơ sở lý luận 5 II- Thực trạng vấn đề . 5 1. Thuận lợi . 5 2. Khó khăn 6 3.Quá trình điều tra thực tiễn . . 6 Phần III: Những biện pháp thực hiện đề tài . 7 I - Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ơ mọi lúc mọi nơi . . . 7 II – Giáo dục ngôn ngữ thông qua giờ học 10 Phần IV : Một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ . .12 1- Trò chơi 1: Cái gì? Dùng để làm gì? 15 2- Trò chơi 2: Con Muỗi . 15 3- Trò chơi 3: Trò chuyện về các PTGT quen thuộc . 15 4- Trò chơi 4: Trò chuyện cùng cô 15 Phần V : Phối kết hợp với phụ huynh . 16 Phần VI : Kết quả khi thực hiện đề tài 16 Phần VII : Kết luận . .17 Phần VIII : bài học kinh nghiệm . . 17 * ý kiến đề xuất 18 * Tài liệu tham khảo . .19
  3. DANH MỤC VIẾT TẮT * Giáo viên mầm non (GVMN) * Mầm non ( MN) * Phòng Giáo Dục ( PGD) * Ban Giám Hiệu ( BGH) * Nhà trẻ ( NT) * Giáo Dục Mầm non ( GDMN)
  4. PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1- Lý do chọn đề tài: Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó , quý trọng nó.” Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em . Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người . Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24- 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua hoạt động làm quen với văn học và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ độ tuổi 24- 36 tháng trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ qua hoạt động “Làm quen với văn học” ở trường Mầm Non Phương Trung II. nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN mới hiện nay. 2- Phạm vi thực hiện đề tài:
  5. Tại lớp D2 ( nhóm trẻ 24- 36 tháng) trường Mầm Non Phương Trung II – Xã Phương Trung – Huyện Thanh Oai - TP Hà Nội từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I – Cơ sở lý luận: Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó. Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh của các sự vật , hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh . mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hành ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ . II- Thực trạng của vấn đề: 1- Thuận lợi: - Lớp có diện tích rộng rãi, thoáng mát. - Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi. - Đa số trẻ đi học rất đều.
  6. - Đồ dùng , đồ chơi phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phong phú về mầu sắc và hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ. - Giáo viên nhiệt tình làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho việc cung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2- Khó khăn: - Vì các cháu bắt đầu đi học nên còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ. Mỗi cháu lại có những sở thích và cá tính khác nhau. - Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi sắp xếp thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói. - 60% trẻ phát âm chưa chính xác hay ngọng chữ x-s, dấu ngã - dấu sắc, dấu hỏi – dấu nặng. 3- Quá trình điều tra thực tiễn: - Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ giao tiếp của từng trẻ nhằm khám phá , tìm hiểu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ để kịp thời có những biện pháp giáo dục và nâng cao dần ngôn ngữ cho trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về cách phát âm. Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao tiếp không đủ câu cho nên nhiều khi giáo viên không hiểu trẻ đang nói về cái gì? Cũng có một số trẻ còn hạn chế khi nói , trẻ chỉ biết chỉ tay vào những thứ mình cần khi cô hỏi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc ngôn ngữ của trẻ còn nghèo nàn. - Qua quá trình tiếp xúc với trẻ bản thân tôi thấy rất lo lắng về vấn đề này và tôi nghĩ rằng mình phải tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ một cách có hiệu quả nhất để có thể giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người.
  7. * Kết quả điều tra của đầu năm như sau: Tốt Khá TB Yếu Phân loại khả năng Sl % Sl % Sl % Sl % Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và 4 13 7 23 13 43 6 21 phát âm Vốn từ 4 13 7 23 13 43 6 21 Khả năng nói đúng ngữ pháp 4 13 9 30 10 33 7 24 Khả năng giao tiếp 5 17 10 33 10 33 5 17 PHẦN III : NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức .Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau: I- Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: 1- Giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường , tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ.Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mớii có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ. VD: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ: + Gia đình con có những ai? + Trong gia đình ai yêu con nhất? + Mẹ yêu con như thế nào? + Buổi sáng ai đưa con đến lớp?
  8. + Bố con đưa đi bằng phương tiện gì? - Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn. - Ngoài ra trong giờ đón trẻ , trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà , bố , mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép , biết vâng lời. 2- Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc: Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động góc. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất , bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ.Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau. VD1: Trò chơi trong góc” Thao tác vai” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày. + Bác đã cho búp bê ăn chưa? ( Chưa ạ) + Khi ăn bác nhớ đeo yếm để bột không dây ra áo của búp bê nhé! ( Vâng ạ) + Ngoan nào mẹ cho búp bê ăn nhé! + Bột vẫn còn nóng lắm để mẹ thổi cho nguội đã ! (Giả vờ thổi cho nguội) + Búp bê của mẹ ăn ngoan rồi mẹ cho búp bê đi chơi nhé!! (Âu yếm em búp bê) - Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương , gắn bó của con người VD2: Trong góc “ Hoạt động với đồ vật” ở chủ điểm “Giao thông” bằng đồ dùng tự tạo đó chính là những chiếc ô tô đã đục sẵn lỗ và những chiếc ô tô, máy bay chưa có bánh xe tôi đã cho trẻ lấy dây xâu qua những lỗ đó và tôi sẽ hỏi trẻ: + Linh ơi, con đang xâu gì vậy? ( Con đang xâu ô tô ạ) + Con xâu ô tô bằng gì đấy? (Con xâu bằng dây xâu ạ)