SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3B Trường Tiểu học Thanh Thùy giải các bài toán có lời văn

doc 26 trang sangkien 9801
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3B Trường Tiểu học Thanh Thùy giải các bài toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_3b_truong_tieu_hoc.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3B Trường Tiểu học Thanh Thùy giải các bài toán có lời văn

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Thanh Thùy MỤC LỤC TRANG A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 2 II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI: 3 B. PHẦN NỘI DUNG 5 I. THỰC TRẠNG: 5 1 / Về tình hình học sinh lớp 3B 5 2/ Kết quả thống kê bài làm của học sinh 5 3/ Thực trạng về giải toán có lời văn hiện nay đối với học sinh 6 lớp 3B: II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 7 1. Các biện pháp giúp học sinh năm vững phương pháp giải toán 7 1.1/ Giáo viên và học sinh 7 1.2/ Đối với phụ huynh học sinh 9 2. Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp chung về 9 các bước giải các bài toán có lời văn. * Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc đề kĩ toán. 9 * Bước2: Hướng dẫn học sinh đọc tóm tắt đề toán. 10 *Bước 3 : Phân tích bài toán 14 *Bước 4: Viết và trình bày bài giải 18 *Bước 5: kiểm tra lại bài làm(lời giải và kiểm tra kết quả) 20 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 21 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 24 V. KẾT LUẬN: 25 Người thực hiện: Kiều Thị Thanh Thủy Trang 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Thanh Thùy A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Song song với việc dạy và học môn Tiếng Việt, việc dạy và học Toán ở trường Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển khả năng toán học cho học sinh. Bởi từ đây, những bài học đơn giản đầu tiên sẽ là nền móng đưa các em đi vào thế giới toán học bao la sau này. Để phát triển tốt khả năng toán học cho học sinh, hơn đâu hết, việc học toán ở trường Tiểu học phải đặc biệt được chú trọng. Chúng ta đã và đang thực hiện tốt nội dung này. Trong môn toán ở bậc Tiểu học, các bài giải toán có lời văn có một vị trí hết sức quan trọng, chiếm phần lớn lượng thời gian trong học toán của học sinh. Việc giải thành thạo các bài toán là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá khả năng học toán của mỗi học sinh. Việc giải toán được chú trọng như thế có lẽ vì những tác dụng thiết thực mà nó đạt được trên cả 2 mặt lí thuyết và thực tế với học sinh tiểu học: - Trước hết giải toán tốt là một bước củng cố tốt trong việc khắc sâu kiến thức số học, đo lường, các yếu tố đại số, hình học ở học sinh. - Bên cạnh đó thông qua nội dung thực tế nhiều hình, nhiều vẻ của các đề toán, học sinh sẽ tiếp nhận được những kiến thức phong phú về cuộc sống và có điều kiện để rèn luyện khả năng áp dụng các kiến thức toán học vào đời sống. Thực hiện tốt lời dạy “Học đi đôi với hành” của Bác Hồ. - Ngoài ra việc giái toán sẽ giúp phát triển trí thông minh, óc sáng tạo, thói quen làm việc một cách khoa học cho các em, bởi giải toán là quá trình đòi hỏi nhiều nhất sự tư duy, suy luận khả năng phân tích chọn lựa của học sinh. - Cuối cùng, giải toán là cách tốt nhất để rèn luyện tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận chu đáo, yêu thích sự chặt chẽ, chính xác cho học sinh, bởi khi giải toán bắt buộc các em phải tự mình xem xét vấn đề, tự mình giải quyết vấn đề, tự mình kiểm tra lại kết quả. Vì những tác dụng thiết thực như thế, việc giải toán không chỉ giúp các em học giỏi môn toán mà còn giúp các em học giỏi tất cả các môn học khác. Muốn Người thực hiện: Kiều Thị Thanh Thủy Trang 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Thanh Thùy giải toán giỏi các em cần phải xác định hướng đi chung trong hoạt động giải toán và việc dẫn dắt các em vào đúng lối đi đó là vai trò không thể thiểu của người giáo viên. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy khối Ba, tôi nhận thấy trong các kiến thức toán ở chương trình thì mạch kiến thức “Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh bởi vì đối với một số học sinh vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Các em chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Học sinh khi giải toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Nhiều khi với một bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy? Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt chưa rõ ràng, thiếu lôgic. Chính vì thế nhiều khi dạy học sinh đặt câu lời giải vất vả hơn so với dạy các em thực hiện các phép tính để tìm ra đáp số của bài toán. Việc đặt lời giải là một khó khăn với các em học sinh vì các em mới chỉ đọc được đề toán chứ chưa hiểu được đề, chưa trả lời các câu hỏi của giáo viên nêu: Bài toán cho biết gì? Đến khi giải toán thì đặt câu lời giải chưa đúng, chưa hay hoặc không có câu lời giải Vậy làm thế nào để học sinh hiểu đề bài, biết cách giải và tìm ra đáp số đúng của bài toán, đó là điều khiến tôi rất trăn trở. Đây là lí do mà tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Thanh Thùy giải các bài toán có lời văn” , mong tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3/3 nói riêng. Để các em có thể giải thành thạo hơn với những bài toán có lời văn khó ở các lớp trên. Người thực hiện: Kiều Thị Thanh Thủy Trang 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Thanh Thùy II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Thanh Thùy giải các bài toán có lời văn” nhằm giúp các em định hướng được cách giải các bài toán có lời văn một cách thuận lợi và chính xác. Người thực hiện: Kiều Thị Thanh Thủy Trang 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Thanh Thùy B. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG: 1. Về tình hình học sinh lớp 3B: Năm học 2015 -2016 tôi được phân công dạy lớp 3B. Lớp tôi chủ nhiệm có 35em - nữ 15. Phần lớn học sinh lớp tôi là con nông dân, buôn bán nhỏ hoặc bố mẹ làm ruộng. Điều kiện kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên các em chưa thực sự được bố mẹ quan tâm đúng mức. Một số phụ huynh không quan tâm đến con cái, tất cả mọi việc học của con đều phó mặc cho nhà trường. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em. Nhất là với môn toán số lượng học sinh yếu còn nhiều, chất lượng học tập chưa cao, có những học sinh không hiểu được đề bài toán nên làm cho có, dẫn đế kết quả của bài toán sai khá nhiều. Để thực hiện được vấn đề này, tôi đã tìm hiểu và nắm rõ tình hình học sinh lớp tôi ngay khi được phân công. Trước tiên tôi xem sổ chủ nhiệm năm học trước đồng thời tôi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước để năm rõ hơn. Sau đó tôi cho học sinh kiểm tra lại để phân loại từng đối tượng học sinh. Đây là kết quả khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán năm học 2015- 2016 (vì tỉ lệ học sinh yếu môn Toán chịu ảnh hưởng rất lớn ở phần bài tập giải toán có lời văn). 2. Kết quả thống kê bài làm của học sinh: Giỏi Khá Trung bình Yếu TSHS SL TL SL TL SL TL SL TL 35 8 22,8% 11 31,4 % 11 31,4% 5 14,3% *Qua kết quả thống kê bài khảo sát chất lượng của học sinh đầu năm tôi đã thống kê được thì chất lượng làm bài của các em không tốt. + Trong đó có 8 em là làm bài đạt điểm tối đa điểm 9, 10 + 11 em làm bài được điểm 7, 8 vì các các em tính toán chưa cẩn thận dẫn đến kết quả chưa chính xác. Người thực hiện: Kiều Thị Thanh Thủy Trang 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Thanh Thùy + Còn 5 em còn lại thì rơi vào trường hợp các em không giải được bài toán có lời văn. * Nguyên nhân: + Do các em chưa đọc kĩ đề bài, chưa biết tập trung vào những dữ kiện trọng tâm của đề toán không chịu phân tích đề toán khi đọc đề. + Đa số học sinh bỏ qua một bước cơ bản trong giải toán là tóm tắt đề toán. học sinh chưa xác định các kiểu tóm tắt đề toán khác nhau phụ thuộc vào từng dạng bài cụ thể. + Một số em biết tìm ra phép tính đúng nhưng khi đặt lời giải cho bài toán chưa hợp lý. * Để khắc phục và thực hiện được vấn đề này, tôi đã tìm hiểu và nắm rõ tình hình học sinh lớp tôi ngay khi được phân công. Trước tiên tôi xem sổ chủ nhiệm năm học trước đồng thời tôi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước để nắm rõ hơn. Sau đó tôi cho học sinh kiểm tra lại để phân loại từng đối tượng học sinh. 3.Thực trạng về giải toán có lời văn hiện nay đối với học sinh lớp 3: - Qua quá trình dạy học nhiều năm ở tiểu học, được trực tiếp thâm nhập vào quá trình học toán của học sinh nhất là học sinh lớp 3, tôi nhận thấy đa phần những hạn chế trong kĩ năng giải toán của học sinh bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: + Giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc hướng dẫn kĩ năng đọc đề toán cho học sinh. Học sinh đọc đề vội vàng, chưa biết tập trung vào những dữ kiện trọng tâm của đề toán không chịu phân tích đề toán khi đọc đề. + Việc tóm tắt, tìm hiểu đề toán, đang còn gặp nhiều khó khăn đối với học sinh trung bình yếu của lớp 3. Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao, nên các em đọc được đề toán và hiểu đề còn thụ động, chậm chạp + Đa số học sinh bỏ qua một bước cơ bản trong giải toán là tóm tắt đề toán. học sinh chưa xác định các kiểu tóm tắt đề toán khác nhau phụ thuộc vào từng dạng bài cụ thể. Người thực hiện: Kiều Thị Thanh Thủy Trang 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Thanh Thùy + Học sinh chưa có kĩ năng phân tích và tư duy khi gặp những bài toán phức tạp. Hầu hết, các em làm theo khuôn mẫu của những dạng bài cụ thể mà các em thường gặp trong sách giáo khoa, khi gặp bài toán đòi hỏi tư duy, suy luận một chút các em không biết cách phân tích dẫn đến lười suy nghĩ. Một số em biết tìm ra phép tính đúng nhưng khi đặt lời giải thì còn lúng túng và có khi đặt lời giải cho bài toán chưa hợp lý. + Khi giải xong bài toán, đa số học sinh bỏ qua bước kiểm tra lại bài, dẫn đến nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do tính nhầm, do chủ quan. Ngoài ra, còn có những trường hợp học sinh hiểu bài nhưng còn lúng túng trong cách trình bày nhất là với các bài toán giải có lời văn phức tạp. + Thực tế trong một tiết dạy 35 phút, vừa dạy bài mới, vừa làm bài tập và các bài toán có lời văn thường ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu đề, nêu câu trả lời không được nhiều nên học sinh chưa khắc sâu kiến thức, chưa nắm được mẹo để giải bài toán. Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy như sau: II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Các biện pháp giúp học sinh năm vững phương pháp giải toán: 1.1/ Giáo viên và học sinh: * Đối với học sinh lớp 3, đặc biệt là một số em học lực trung bình - yếu còn thụ động, rụt rè trong giao tiếp. Chính vì vậy tôi đã đề ra một số biện pháp sau: - Để các em mạnh dạn hơn tự tin khi phát biểu, trả lời câu hỏi người giáo viên cần phải luôn luôn gần gủi, khuyến khích các em giao tiếp. - Khích lệ học sinh tạo hứng thú khi học tập. Đặc điểm chung của học sinh tiểu học là thích được khen hơn chê, hạn chế chê các em trong học tập, rèn luyện. Tuy nhiên, nếu ta không biết kết hợp tâm lý từng học sinh mà cứ quá khen sẽ không có tác dụng kích thích. Đối với những em chậm tiến bộ, thường rụt rè, tự ti, vì vậy tôi luôn luôn chú ý nhắc nhở, gọi các em trả lời hoặc lên bảng làm bài. Chỉ cần các em có một “ tiến bộ nhỏ” là tôi tuyên dương ngay, để từ đó các em sẽ cố Người thực hiện: Kiều Thị Thanh Thủy Trang 7