SKKN Một số kinh nghiệm để phát huy tính tích cực của trẻ khi làm quen với tác phẩm văn học

doc 11 trang Minh Hường 20/08/2023 8321
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm để phát huy tính tích cực của trẻ khi làm quen với tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_de_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_tre_kh.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm để phát huy tính tích cực của trẻ khi làm quen với tác phẩm văn học

  1. Phòng giáo dục & ĐàO tạo quận cầu giấy Trường mầm non mai dịch o0o Một số kinh nghiệm để Phát huy tính tích cực của trẻ khi làm quen với tác phẩm văn học Người viết: Nguyễn Thị Hải Thanh Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường mầm non Mai Dịch Hà Nội, tháng 3/ 2010.
  2. I. Đặt vấn đề Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bên cạnh việc phát triển khoa học công nghệ để đất nước ta phát triển lớn mạnh hơn, chúng ta không thể quên được rằng: “Giáo dục là cốt sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực con người để xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.” Vì vậy chúng ta cần phải chú trọng tới việc giáo dục và đào tạo con người ngay từ thủa ấu thơ. Giáo dục ở nước ta nói chung và giáo dục mầm non nói riêng là nền giáo dục một cách toàn diện nhằm hình thành nhân cách của một con ngưòi. Trong quá trình hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ thì các tác phẩm văn học đóng vai trò đáng kể trong việc giáo dục trẻ. Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ được tiếp xúc từ rất sớm. Ngay từ tuổi ấu thơ các em đã được làm quen với những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, thiết tha của những câu hát ru. Lớn hơn một chút các em lại được biết tới những câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ, văn. Các tác phẩm này đã reo vào lòng trẻ tình cảm yêu mến thế giới xung quanh và giúp trẻ có thêm kiến thức hiểu biết về truyền thống dân tộc, nảy sinh ở trẻ lòng nhân ái, mở rộng nhận thức về thiên nhiên xã hội. Ngoài ra, văn học còn giúp trẻ yêu thích hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động nghệ thuật góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiết của tiếng mẹ đẻ Ngoài ra, văn học còn giúp trẻ rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc khi tham gia giao tiếp. Trẻ mẫu giáo hầu như chưa biết đọc, biết viết chính vì vậy các em tiếp nhận các tác phẩm văn học thường phải qua trung gian là cô giáo(ở trường) và người lớn ở nhà như: ông, bà, bố mẹ. Tác phẩm văn học là một bản nghệ
  3. thuật ngôn ngữ nên việc cảm thụ tác phẩm văn học đối với trẻ gặp nhiều khó khăn. II. Giải quyết vấn đề 1. Đặc điểm tình hình lớp: 1.1 Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhà trường. - Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều chính vì vậy việc dạy trẻ cũng gặp nhiều thuận lợi. - Bản thân được đào tạo chính quy và đã trải qua 7năm kinh nghiệm . - Bản thân cũng đã được kiến tập một số tiết mẫu của trường, của quận nên cũng đã học tập được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy bộ môn làm quen với văn học 1.2 Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi đáng kể chúng tôi cũng còn gặp không ít những khó khăn trở ngại trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học như: - Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này rất hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao, khả năng tri giác và trí tưởng tượng còn chưa phong phú. - Trong lớp khả năng tiếp thu của trẻ còn chưa đồng đều Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con, thường cho con nghỉ học tuỳ tiện nên ít nhiều cũng làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của lớp. Họ chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học . - Môi trường gia đình, xã hội thiếu lành mạnh ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc giáo dục trẻ. * Quá trình thực hiện:
  4. - Khảo sát thực tế: Để nắm được trình độ tiếp thu cũng như khả năng của trẻ ngay từ đầu năm tôI đã tiến hành khảo sát trên trẻ. TT Các nội dung Số cháu đạt Tỉ lệ% 1. Nhớ tên truyện 40 74 2. Hiểu nội dung thơ chuyện 35 64,8 3. Trả lời các câu hỏi của cô 30 55,6 4. Thể hiện được ngữ điệu giọng các nhân vật 28 51,9 5. Biết nhập vai và đóng kịch theo vai 25 46,3 6. Biết kể chuyện sáng tạo 24 44,4 7. Trẻ thuộc thơ và đọc diễn cảm 29 53,7 2. Các biện pháp: Từ những thuận lợi và khó khăn trên của lớp, tôi luôn học hỏi tìm tòi và đã tìm ra một số biện pháp cụ thể như sau: 2.1. Dùng phương pháp đọc kể diễn cảm: Trẻ cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật bằng cách nghe đọc kể. Do vậy tôi luôn sử dụng mọi sắc thái giọng kể của mình làm phương tiện để đọc kể biểu cảm khác nhau làm cho tác phẩm cất lên tiếng nói, tạo cho tác phẩm bức tranh tương ứng, hấp dẫn đối với trẻ. Do vậy, khi muốn trình bày một tác phẩm tôi luôn tìm hiểu, suy nghĩ và nghiên cứu tác phẩm để hiểu được ý nghĩa mà tác giả muốn gửi vào tác phẩm. Tôi luôn phân biệt giữa giọng đọc và giọng kể cố gắng nhập tâm vào tác phẩm để truyền tải tới người nghe tất cả những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua giọng kể diễn cảm, sắc tháI khuôn mặt cử chỉ điệu bộ, ánh mắt .
  5. Ngữ điệu giọng kể là một yếu tố vô cùng quan trọng vì nó là phương tiện của việc truyền tải nghệ thuật, cường độ của giọng kết hợp với cử chỉ nét mặt. Ví dụ 1: Truyện “Chú Dê Đen” - Giọng Dê Trắng thì yếu ớt, run sợ và nói ngắt quãng, chân tay run lên vì sợ sệt. - Giọng Dê Đen: Bình tĩnh, đanh thép, dáng vẻ bình tĩnh. - Giọng Chó Sói to quát nạt dữ tợn khi nói với Dê Trắng - Giọng Chó Sói nói với Dê đen đầu tiên quát nạt sau đó chuyển sang lo lắng ngần ngừ, sợ sệt. - Ví dụ 2: Thơ “Giữa vòng gió thơm + Đọc diễn cảm: 8 câu thơ đâud đọc với giọng chậm rãI thể hiện sự băn khoăn , lo lắng, 4 câu thơ tiếp theo đọc với nhịp độ bình thường, nhấn vào các từ ”nhỏ nhắn”, “ phe phẩy”, “ đều đều”, “ rung rinh”. Các câu thơ tiếp theo đọc chậm rãI thể hiện tình cảm yêu mến quan tâm chăm sóc. Bài thơ chủ yếu đọc theo nhịp: 2:2 Chỉ có một số câu sau đọc theo nhịp 1. 1.2 Này/ chú/ gà Nâu Chớ/ gào/ ầm ĩ 2.2. Sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học - Nắm vững được đặc điểm sinh lý của trẻ, tư duy trực quan hình tượng do vậy mà việc sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết học có vai trò cực kỳ quan trọng, nó giúp trẻ hứng thú với tác phẩm. + Tôi sử dụng đồ dùng trực quan để giới thiệu tác phẩm. Ví dụ 1: Cô đưa rối tay “ Xin chào các bạn! Đố các bạn biết mình là ai nào? Mình là Cậu bé Mũi Dài. Có một câu chuyện rất hay nói về chiếc mũi của mình đấy! Thế các bạn đã biết chưa? Hôm nay mình sẽ kể cho các bạn nghe nhé: Truyện “Cậu bé Mũi Dài”
  6. Ví dụ 2: Cho trẻ xem một đoạn hoạt cảnh phim cảnh thỏ, quạ, nhím đang cãi nhau cô hỏi trẻ: Các con có muốn biết vì sao thỏ, quạ, nhím lại cãi nhau không? Muốn biết vì sao lại có chuyện đó xảy ra cô mời các con cùng xem bộ phim: “Quả táo của ai” + Tôi còn sử dụng đồ dùng trực quan để giảng từ khó, minh hoạ cho lời trẻ Ví dụ: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao hoặc hình ảnh của những bông hoa trong bài thơ: “Bó hoa tặng cô” Tôi đưa tranh ra chỉ cho trẻ xem kết hợp với lời giảng giải. Trẻ rất thích thú khi xem các hình ảnh đó + Minh hoạ cho câu chuyện Tôi luôn dành thời gian sưu tầm, nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm như rối tay, rối rẹt và cách sử dụng khác nhau để minh hoạ cho câu chuyện , bài thơ thêm hấp dẫn. Ví dụ: Rối bông, rối rẹt , thơ, quả chín, nhím, dê trắng, dê đen . + Sử dụng đồ dùng trực quan để lại tác phẩm. Ví dụ: Qua bức tranh cô giáo vẽ về truyện: “Chú dê đen” Quả thật trẻ không chỉ hiểu nội dung bức tranh mà còn táI hiện lại trình tự của truyện qua việc trẻ tự lên sấp xếp lại trình tự của truyện. + Trong khi đọc, kể thơ truyện tôI có thể vẽ các nhân vật đơn giản, giúp trẻ có hứng thú khi được tận mắt nhìn các nhân vật trong câu chuyện, bài thơ của mình từ từ xuất hiện 2.3. Sử dụng bài hát và trò chơi Để tạo không khí vui tươi, sôi nổi và gây được hứng thú trong tiết học giúp cho trẻ tiếp thu bài có hiệu quả, dễ nhớ và nhớ lâu tôi đã lồng bài hát và trò chơi vào các hoạt động chung. - Ví dụ: Để tạo không khí sôi nổi, hứng thú vui tươi nhẹ nhàng trong tiết học thu hút trẻ một cách thích thú , tôi tổ chức tiết học thành một
  7. chương trình vui có những trò chơi hấp dẫn như chương trình “ Vườn cổ tích”, “Những nhà thông tháI hoặc chương trình: “Trò chơi âm nhạc”, “Bé làm nghệ sĩ” và mở đầu các chương trình bao giờ cũng có bài hát hướng trẻ vào nội dung của chương trình tôi đã sáng tác bài hát (“Ngôi nhà xinh” dựa vào nhạc và lời bài hát “ Vườn cổ tích”) nội dung bài hát đó như sau: “Ngôi mhà xinh đón mừng Ngôi nhà xinh đón chào Những em bé xinh tươI muốn trở thành nghệ sĩ Là người nghệ sỹ lồng tiếng cho những bộ phim hay Là người nghệ sĩ đóng kịch trên sân khấu. Nào bạn ơi! ta cùng nhau đến chơi!” + Trong chương trình “Bé làm nghệ sĩ ” trẻ được tìm hiểu và tham gia các phần thi kiến thức, trả lời các câu hỏi mang nội dung của từng phần, thi lồng tiếng cho các nhân vật, trẻ thi kể chuyện theo tranh và được thi trổ tài(trẻ đóng kịch, ngâm thơ, hát) Và với đặc điểm tâm lý của trẻ lứa tuổi này là hiếu động mà hoạt động cho trẻ làm quen với văn học là hoạt động tĩnh đòi hỏi trẻ phảI tập trung chú ý cao vì vậy những trò chơI hấp dẫn trẻ thì việc sử dụng câu đố, trò chơI đồng dao có nội dung liên quan tới tác phẩm là cần thiết. Ví dụ: Trò chơI có nội dung tác phẩm “Chú Dê Đen”cách chơi: Cô nói tên nhân vật trẻ nói đặc điểm nhân vật và ngược lại. Dê trắng – dê trắng nhút nhát, nhút nhát Dê đen - dê đen dũng cảm, dũng cảm Trẻ vỗ tay: Hoan hô Dê trắng. Bạn dê đáng khen Ví dụ 2: Cô đọc câu đố: Trèo cây nhanh thoăn thoắt Đố bạn biết con gì? Đầu đội hai cái núm
  8. Miệng kêu be be 2.4 Tích hợp các bộ môn khác khi cho trẻ làm quen vói văn học: - Để cho trẻ phát triển một cách toàn diện thông qua việc làm quen với văn học tôi luôn tìm cách tích hợp các môn học khác vào bài một cách nhẹ nhàng, phù hợp. Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với truyện: “Gấu con chia quà” Tôi đã sưu tầm bài hát, vận động có nội dung liên quan tới câu chuyện để đưa vào tích hợp trong tiết học. Với truyện: “ Gấu con chia quà” tôi đã lựa chọn bài hát: “Gia đình Gáu” tôi vào bài bằng hình thức cho trẻ cùng cô hát và vận động theo lời bài hát “gia đình gấu”. Đây là một bài hát mới, nhạc nước ngoài rất vui nhộn, trẻ vừa hát vừa vận động nên rất thích thú. - Không chỉ có thế tôi còn nghiên cứu và tìm cách ngâm những bài thơ hay hoặc chuyển lời của những bài thơ đó thành những câu hát, chuyển từ truyện sang thành thơ, đây cũng là hình thức hay tạo hứng thú cho trẻ giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc nội dung bài thơ câu chuyện mà cô muốn mang đến cho trẻ. Ví dụ: Tôi sưu tầm và phổ nhạc cho bài thơ: “Làm anh” của Phan Thanh Nhàn thành bài hát trẻ rất thích. Ví dụ: Chuyện “Quả táo của ai” Trời vào cuối thu Các cháu hãy bổ Cây táo cuối rừng Quả táo làm ba Còn mỗi một quả Mỗi người một miếng Thỏ bảo của Thỏ Nhím liền nhanh nhẩu Thỏ trông thấy trước Bổ táo bốn phần Quạ bảo của Quạ Mỗi bạn một phần Vì Quạ hái mà Một phần các bạn Nhím nói của Nhím Biếu bác Gấu già Vì Nhím nhặt được Bởi bác có công