SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ 25 - 36 tháng nhận biết tập nói

doc 20 trang Minh Hường 20/08/2023 9380
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ 25 - 36 tháng nhận biết tập nói", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_tre_25_36_thang_nhan_biet_tap_no.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ 25 - 36 tháng nhận biết tập nói

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ " Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan" Con người dù lớn hay nhỏ, muốn xinh tồn cần phải ăn, ngủ và làm việc. Vì vậy giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nếu làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người việt nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. Vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình phát triển của trẻ.Việc phát triển ngôn ngữ đối với trẻ 25 - 36 tháng, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã thực hiện thì sẽ không đưa lại hiệu quả cao, tính chủ động tích cực sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ của trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển một cách thụ động.Vì vậy chỉ có đổi mới hình thức tổ chức thì mới tạo ra được môi trường hoạt động tốt và tạo ra những cơ hội tốt cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo một cách toàn diện. Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng đặc biệt là trẻ 25 - 36 tháng tuổi. Nếu cô tạo điều kiện cho trẻ hoạt động dưới hình thức thông qua hoạt động hàng ngày ở mọi lúc mọi nơi thì việc phát triển ngôn ngữ lời nói cho trẻ sẽ được kết quả cao hơn. Mặt khác phát âm đúng sẽ góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt và giữ gìn giá trị văn hóa của dân tộc việt nam. Bên cạnh đó trẻ còn dùng ngôn ngữ để thể hiện tình cảm, khát vọng mong muốn của mình để người khác hiểu được. Đồng thời ngôn ngữ còn là phương tiện giáo dục tình cảm, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Nếu ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm, sẽ kìm hãm sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên trong thực tế của lứa tuổi 25 - 36 tháng mọi bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đặc điểm phát triển ngôn ngữ còn rất hạn chế do kinh nghiệm sống của trẻ chưa có nhiều và phạm vi tiếp xúc còn hạn hẹp, vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, nhưng nhu cầu tiếp xúc, giao tiếp và khám phá thế giới 1
  2. xung quanh của trẻ thì rất cao. Vì vậy mà nhu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng . Bản thân tôi là một giáo viên được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của môn học này. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu nhất để trẻ được tiếp thu một cách có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay, chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm day trẻ 25 - 36 tháng . Nhận biết tập nói ”.Để làm đề tài nghiên cứu. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Điều 23 mục 1 chương 2 Luật giáo dục có chỉ rõ “nội dung giáo dục mầm non là phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với người lớn , bạn bè, thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học Điều 24 có quy định “chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, cụ thể hoá các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non. Trong giáo dục hiện nay muốn thực hiện tốt mục tiêu và nội dung trên đòi hỏi mỗi giáo viên mầm non nghiên cứu học tập để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi. Qua thực tiễn giảng dạy chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp nhóm từ năm 2012 - 2013 đến nay cùng với sự đổi mới của giáo dục mầm non tôi nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi là hết sức cần thiết. Việc nâng cao tạo ra chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi đòi hỏi người giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ phải thật sự am hiểu chương trình, phương pháp giáo dục mầm non mang tính quốc gia. Cơ sở vật 2
  3. chất, trang thiết bị và sự linh động trong việc tổ chức các sinh hoạt cho trẻ, bố trí thời gian hợp lý sự nhạy bén yêu nghề, mến trẻ hiểu được tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi của mỗi giáo viên là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Năm học 2012 – 2013 Tôi được nhà trường, Ban giám hiệu phân công dạy trẻ 25- 36 tháng. Tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi. - Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất của Ban giám hiệu nhà trường. - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất, cũng như chỉ đạo chuyên môn. - Môi trường để trẻ hoạt động thoáng mát sạch sẽ có đủ phòng học riêng cho từng nhóm từng độ tuổi. - Các cháu ăn bán trú 100% - Phụ huynh luôn tin tưởng và kết hợp với giáo viên để thống nhất sự chăm sóc giáo dục trẻ được tốt. - Bản thân tôi tâm huyết yêu nghề mến trẻ. 2. Khó khăn - Lớp học có nhiều thành phần gia đình khác nhau phần đông là bố mẹ buôn bán ở chợ, một số gia đình không có công ăn việc làm, một số bố mẹ đi làm xa ở với ông bà. - Một số gia đình thì nuông chiều con. - Các cháu phần đông mới ra lớp cho nên chưa có thói quen tập thể hay nói tự do, phát âm chưa chính xác trẻ còn nói ngọng, còn rụt rè hay khóc. - Đồ dùng phục vụ cho từng tiết dạy còn thiếu chưa đủ để đáp ứng được sự đổi mới của môn học. Vì vậy ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. 3. Kết quả khảo sát đầu năm 3
  4. Nhận biết tập nói là một trong những nội dung mà chương trình đã có từ trước nó quyết định một phần lớn đến chất lượng của các môn học khác.Do vậy ngay từ đầu năm học khi sĩ số lớp đã ổn định tôi tiến hành khảo sát khả năng của từng trẻ để tìm ra biện pháp giúp trẻ làm quen với môn học “ Nhận biết tập nói” đạt kết quả. Tổng số trẻ Tốt Khá Trung bình Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 30 4 13 12 40 14 47 Với kết quả khảo sát như trên tôi nhận thấy phát triển lời nói cho trẻ là một trong những vấn mà người giáo viên phải chú trọng. Vì thế tôi luôn trăn trở làm thế nào ra những biện pháp hữu hiệu để giờ học của trẻ đạt kết quả tốt. III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các giải pháp thực hiện Là một giáo viên mầm non người trực tiếp giảng dạy cho trẻ 25 – 36 tháng, bản thân tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng, xong kết quả phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố và nhiều các môn học như thơ truyện, nhận biết tập nói. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lựơng và hiệu quả của giờ dạy nhận biết tập nói cụ thể như sau: 1.1. Cho trẻ được tiếp xúc với các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. 1.2. Cô phải sử dụng đồ dùng trực quan( vật thật) đồ chơi, đồ dùng tranh mẫu hấp dẫn để thu hút sự chú ý của trẻ. 1.3.Thực hiện giờ dạy cô cần sử dụng các thủ thuật linh hoạt và lồng ghép các môn học khác như: bài thơ, câu đố . 1.4. Trong quá trình dạy trẻ cô phải linh hoạt sáng tạo và thay đổi hình thức nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. 1.5. Cô chú ý quan tâm bồi dưỡng từng đối tượng trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tạo môi trường phát triển lời nói cho trẻ. 4
  5. 1.6. Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục phát triển lời nói cho trẻ. 2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện 2.1. Tìm hiểu đối tượng. Đối với tuổi mầm non trẻ rất hiếu động tư duy của trẻ là tư duy cụ thể việc “ Học bằng chơi – chơi mà học” bởi vì thế giới xung quanh trẻ cái gì cũng mới lạ, trẻ thích tìm tòi, khám phá những sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ thường hỏi các câu hỏi : Tại sao ? Như thế nào ? Nhưng cũng còn một số cháu nhút nhát, ít nói, sợ hãi khi lên trả lời câu hỏi. Ví dụ : Cháu Thanh Hà, Tiến Đạt,Đình Lộc Vì vậy phải chú ý đến từng đặc điểm cá nhân của trẻ, năm bắt được đặc điểm cá nhân của từng cháu, để có những biện pháp giáo dục tốt hơn. 2.2. Chuẩn bị trên tiết học . Việc chuẩn bị cho tiết học đóng vai trò hết sức quan trọng giúp năng cao kết quả học. Vì vậy tôi phải xác định được mục đích, yêu cầu của bài dạy là một việc bắt buộc đối với mỗi giáo viên, tôi luôn nghiên cứu kĩ giáo án thì mới vận dụng các phương pháp, biện pháp giảng dạy một cách linh hoạt, logics. Ngoài việc tôi phải chuẩn bị giáo án kĩ càng ra tôi còn cần phải chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh vật thật, mô hình sinh động, hấp dẫn, mới lạ. Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết “ Quả na , quả xoài ”. Tôi chuẩn bị quả thật, quả có màu sắc rõ ràng, tranh quả, tranh lô tô. Điều quan trọng nữa để giờ học đạt kết quả cao đó là phải rèn luyện cho trẻ có nề nếp thói quen trong học tập. Ngoài sự chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đẹp trong tiết dạy cô cần áp dụng linh hoạt, sáng tạo thay đổi hình thức dạy, lồng ghép các hoạt động để thu hút trẻ tập trung chú ý. Ví dụ : Khi cho trẻ nhận biết tập nói. Đề tài : Hoa sen, Hoa đồng tiền. 5
  6. Tôi cho trẻ quan sát vườn hoa thật bằng những bông hoa tôi đã chuẩn bị và được tạo ra như một vườn hoa. Tôi hỏi trẻ : Các con thấy trong vườn hoa có những loài hoa gì ? trẻ kể tên các loại hoa. Các con thấy hoa sen như thế nào ? ( Rất đẹp ) - Bông hoa này có màu gì ? ( Màu đỏ, vàng ) - Khi ngửi hoa các con thấy như thế nào ? ( Mùi thơm ) - Cánh hoa như thế nào ? ( Nhẵn ) Với cách tổ chức như vậy tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia học tập, tư duy của trẻ phát triển tốt đồng thời ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển có hiệu quả hơn, trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết của mình, ý nghĩa của mình một cách mạch lạc hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng rõ rệt. 2.3. Dạy trẻ trên tiết học chính. Trong lớp học tôi chia trẻ thành từng tổ, trong từng tổ có các cháu tiếp thu bài khác nhau : giỏi có, khá có, trung bình có. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 – 36 tháng đạt kết quả cao tôi luôn tìm ra những cách dạy hay để gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết tập nói “ Con chó, con mèo ” Chủ đề : Những con vật nuôi trong gia đình có 4 chân đẻ con. Với tiết nhận biết tập nói này, tôi làm mô hình một trang trại có các con vật như : Chó, mèo sinh động hấp dẫn. Tôi để trẻ quan sát nhận xét, gọi tên những con vật mà trẻ thấy trong mô hình, sau đó cho trẻ về chỗ ngồi ổn định, tôi giả làm tiếng kêu hỏi trẻ ; Đấy là tiếng kêu con gì ?. Sau đó đưa mô hình con chó ra cho trẻ quan sát, nhận xét, gọi tên các bộ phận của con chó. Với cách giới thiệu như vậy, tôi thấy các cháu hứng thú học. Không phải tiết nhận biết tập nói tôi cũng làm như vậy . Mà tôi thường xuyên thay đổi dựa vào nội dung bài nhận biết tập nói để tìm cách giới thiệu hay nhất để tạo được sự hứng thú trẻ vào tiết học xong tôi tiến hành đi sâu vào phần chính của bài đó là nhận biết tập nói, rèn cho trẻ phát âm đúng. 6