SKKN Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường Mầm non xã Ba Đình - Huyện Nga Sơn

doc 21 trang sangkien 10340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường Mầm non xã Ba Đình - Huyện Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_hoat_dong_chuyen_mon_cua_hieu.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường Mầm non xã Ba Đình - Huyện Nga Sơn

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí DO CHỌN ĐỀ TÀI Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non (GDMN) có nhiệm vụ quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục tiêu của GDMN là chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học giúp trẻ phát triển toàn diện với 5 lĩnh vực. thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm Mỹ. Muốn đạt được mục tiêu đó thì trước hết Hiệu trưởng (HT) các nhà trường phải tăng cường công tác quản lý chuyên môn trong trường, vì hoạt động quản lý chuyên môn là yếu tố quan trọng nhất trong chất lượng chung của nhà trường. Chất lượng hoạt động chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào vai trò quản lý của HT. Hiệu trưởng là hạt nhân chủ yếu để ứng dụng khoa học quản lý cải tiến các biện pháp quản lý nhằm thực hiện mục tiêu của nhà trường. người HT có tinh thần trách nhiệm cao, biết quản lý toàn diện và khoa học, quản lý chuyên môn phù hợp, chặt chẽ và có biện pháp quản lý hữu hiệu sẽ quyết định nâng cao chất lượng chung của nhà trường. Thực tế, trong những năm gần đây GDMN đã chú trọng nhiều đến vấn đề chất lượng, nhưng chất lượng như yêu cầu mong muốn vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Hạn chế ấy do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ HT chưa có biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn hữu hiệu. Công tác quản lý chuyên môn đã thực hiện, nhưng quản lý chuyên môn theo kế hoạch hệ thống thì chưa làm được, vì vậy kết quả quản lý thực sự chưa cao. HT mới chỉ chú ý đến việc kiểm tra, giám sát từng giáo viên, chưa chú trọng đến quản lý chuyên môn theo hệ thống phân cấp, theo tổ, nhóm nhất định, đề giúp giáo viên tự đánh giá mình qua các hoạt động sinh hoạt tổ, dự giờ nhóm Xuất phát từ những yêu cầu về nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường, với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn, trong năm học 2012 -2013, tôi đạt ra cho minh một nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu các giải pháp quản lý chuyên môn của HT để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục (CS - GD) trẻ trong trường. Vì vậy, tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường mầm non xã Ba Đình - huyện Nga Sơn » làm đề tài nghiên cứu đúc rút sáng kiến kinh nghiệm ( SKKN) trong năm học 2012 - 2013. Định hướng về phương pháp nghiên cứu, tôi sử dụng 2 nhóm phương pháp. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, tài liệu có liên quan đến nhà trường mầm non (Luật giáo dục, điều lệ trường mầm non ). Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, tổng hợp kinh nghiệm giáo dục. 1
  2. Với mục đích từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường, đáp ứng yêu cầu giáo dục Mầm non mới hiện nay. Dự kiến hệ thống những đóng góp mới của đề tài là : + Hệ thống một số ý kiến bổ sung cơ sở lý luận của đề tài. + Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng của một số trường mầm non trong huyện và thực trạng hoạt động quản lý chuyên môn của bản thôn. + Xác định được những bất cập và nguyên nhân tồn tại những khó khăn, hạn chế trong hoạt động quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng. + Đề ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng tại nhà trường. B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Vấn đề quản lý hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên là một vấn đề hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong nhiều năm qua. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục nhấn mạnh vai trò của quản lý chuyên môn nghiệp vụ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Trong thực tế, hoạt động chuyên môn của các trường mầm non rất phong phú. Vì vậy việc quản lý chuyên môn của hiệu trường mầm non cũng khá phức tạp, gồm 3 nội dung CS, ND và GD trẻ. Mỗi nội dung với một yêu cầu chuyên môn khác biệt. Các yêu cầu về thực hiện các nội dung được quy định cụ thể cho mỗi nhà trường, mỗi cán bộ giáo viên mầm non thực hiện, được hướng dẫn ở nhiều tài liệu liên quan đến giáo dục mầm non như: Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình CS - GD trẻ mầm non theo các độ tuổi, các chương trình của BGD&ĐT ban hành, Quyết định 261/SGD&ĐT Thanh Hoá. Đòi hỏi người HT cần nắm vững các nội dung cần quản lý trong nhà trường. Hay nói cách khác, quản lý hoạt động chuyên môn ở trường mầm non thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của người giáo viên. Quản lý hoạt động chuyên môn ở trường mầm non, là để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng CS - GD trẻ trong các trường mầm non nói riêng. Là một vấn đề mà các cấp quản lý ngành, quản lý địa phương và phụ huynh quan tâm. Quá trình nghiên cứu các đề tài về quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu đã đứng ở các góc độ khác nhau để tìm ra các biện pháp quản lý chuyên môn tốt, nhưng đều hướng tới một mục đích là mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Tham khảo các tài liệu nghiên cứu về công tác quản lý giáo dục (Phụ Lục tài liệu nghiên cứu), ta thấy có một điểm chung của các nghiên cứu đó là: Khẳng định vai trò quan trọng các biện pháp quản lý chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng. Hoạt động quản lý chuyên môn của HT cũng chính là một hoạt động quản lý. Vì vậy, HT thực hiện việc quản lý chuyên môn cũng phải tuân theo những yêu cầu quản lý chung như: nguyên tắc quản lý (bao gồm 4 nguyên tắc: Nguyên 2
  3. tắc đảm bảo tính Đảng, Nguyên tắc tập trung dân chủ, Nguyên tắc thiết thực cụ thể, Nguyên tắc kết hợp hài hòa. Cần vận dụng hài hoà các phương pháp quản lý; Thực hiện quản lý chuyên môn theo chu trình chức năng quản lý ( Bao gồm 4 chức năng). Có nghĩa là HT khi Thực hiện quản lý hoạt động chuyên môn cần thiết phải đảm bảo theo chu trình quản lý gồm các chức năng cơ bản: + Lập kế hoạch. + Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch. + Chỉ đạo thực hiện kế hoạch. + Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Vấn đề đặt ra là: làm thế nào quản lý có hiệu quả hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng tại trường mầm non xã Ba Đình - huyện Nga Sơn? Đây chính là vấn đề tôi quan tâm nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm trong đề tài SKKN này. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trường Mầm non xã Ba Đình - huyện Nga Sơn là một trường thuộc xã vùng chiêm trũng, điều kiện về tình hình chính trị, xã hội ổn định. Điều kiện kinh tế, đời sống nhận dân còn khá khó khăn, là xã cận nghèo trong huyện. Tuy nhiền người dân địa phương có truyền thống hiếu học, vì vậy giáo dục tại địa phương luôn được đặt “là quốc sách hàng đầu”. Trong điều kiện thực trạng về kinh tế còn khó khăn, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của địa phương và nhân ®· đầu tư kinh phí cho giáo dục, trong đó trường mầm non đã được công nhận chuẩn quốc gia. Điều kiện cơ sở vật chất - trang thiết bị (CSVC- TTB) cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu chăm sóc giáo dục trẻ trong trường. Các bậc phụ huynh và nhân dân quan tâm đến giáo dục con em. Đã phối hợp với nhà trường để thực hiện nhiệm vô CS-GD trẻ theo khoa học. Tỉ lệ trẻ ra lớp cao, 100% các cháu ở độ tuổi Mẫu giáo đã ra lớp; tỉ lệ nhà trẻ ra lớp đạt yêu cầu, hàng năm từ 38 - 45%. Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn 100%, trong đó 57% CBGV có trình độ trên chuẩn. Đội ngũ có tâm huyết với ngành, yêu nghề mến trẻ. CBGV luôn có ý thức cố gắng vượt khó vươn lên trong nghề nghiệp, có nhiều giáo viên có năng lực khá tốt.Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, những khó khăn về đội ngũ cũng còn đáng kể, đó là: Một số cán bộ giáo viên cao tuổi tiếp cận chương trình GDMN mới và ứng dụng công nghệ thông tin (ƯDCNTT) trong chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều hạn chế. Bản thân tôi là một quản lý mới được luân chuyển theo đề án của huyện về trường. Công việc đầu tiên khi về trường, là tôi tiến hành nắm bắt tình hình thực tế công tác quản lý về tất cả các nội dung quản lý chung của nhà trường đang thực hiện, để có cơ sở tiếp cận công tác quản lý của mình. Kết quả cho thấy nhà trường cũng đang thực hiện các phương quản lý chung đạt hiệu quả nhất định ở nhiều mặt. Tuy nhiên đánh giá thực tế công tác quản lý về chuyên môn của hiệu trưởng nhà trường trong những năm qua thì chưa thật sự được quan tâm đúng mức, chưa khoa học. Thể hiện ở phương pháp quản lý và đánh giá hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng đang mang tính riêng lẻ, chưa có hệ thống lô gích 3
  4. và hỗ trợ. Thể hiện: Triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyên môn đến giáo viên, đến tổ chuyên môn, nhưng chưa đưa ra được biện pháp chỉ đạo thực hiện cụ thể, kế hoạch kiểm tra giám sát không khoa học, chưa thường xuyên; chưa quan tâm chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý theo phân cấp Từ hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng chưa khoa học, vì vậy mà kết quả thực trạng là: Hiệu quả lao động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ giáo viên chưa tốt. Chưa phát huy được vai trò của các tổ chuyên môn. Giáo viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chưa chủ động tích cực và chưa phát huy tính sáng tạo, năng lực chuyên môn để nâng cao chất lượng các hoạt động. Đã dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ nuôi chăm sóc giáo dục hiện nay ; biểu hiện ở kết quả thực trạng cụ thể như : Các phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn chưa nhận thức, hình dung hết được nhiệm vụ quản lý chỉ đạo chuyên môn trong tổ ; Giáo viên chưa nhận thức và nắm hết các nhiệm vụ chuyên môn yêu cầu mà bản thân mỗi giáo viên phải thực hiện ; chưa chủ động tự giác thực hiện chuyên môn theo nề nếp quy định, cát xén chương trình khi không có sự kiểm tra giám sát trực tiếp của ban giám hiệu. Khảo sát xếp loại thực trạng năng lực chuyên môn đội ngũ rất hạn chế biểu hiện ở kết quả : STT Tổng số CBGV Kết quả xếp loại chuyên môn Tốt khá % TB % yếu % 6 25,5 10 47,6 5 23,8 Đặc biệt là chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trên trẻ chưa cao, nhưng giáo viên vẫn cảm thấy đó không phải là trách nhiệm chính thuộc về mình. Thực trạng kết quả trên trẻ trong trường : Trẻ suy dinh dưỡng Trẻ mắc Trẻ bán trú Thể nhẹ cân Thể thấp còi các bệnh Số % Calo % Số % Số % Số % TS lượn đạt lượng lượng lượng trẻ g 232 175 75,4 999 68 23 9,9 26 11,2 37 15,9 - Chất lượng giáo dục : Trẻ đạt : 201 cháu = 86,6% ; Chưa đạt : 31 = 13,4% để có thêm cơ sở nghiên cứu đề tài mang tính thiết thực, ngoài việc nghiên cứu đánh giá thực trạnh tại trường, tôi còn tiến hành tìm hiểu tham khảo công tác quản lý của HT một số trường mầm non trong huyện ( trường mầm non Nga Mỹ, Mầm non Nga Trường, mầm non giáp ). Kết quả tìm hiểu cho thấy một thực trạng chung là: Hiêu trưởng cũng chưa quan tâm đến hoạt động quản lý chuyên môn một cách khoa học, chưa quan tâm quản lý theo phân cấp. Với tình hình thực trạng những hạn chế về chỉ đạo chuyên môn của trường trên. Cùng với nhận thức về tầm quan trọng trong công tác quản lý hoạt động 4