SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ lớp mẫu giáo ghép 3-5 tuổi ở cụm Khe Lương hoạt động tích cực

docx 15 trang honganh1 15/05/2023 9360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ lớp mẫu giáo ghép 3-5 tuổi ở cụm Khe Lương hoạt động tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_lay_tre_lam_trung.docx

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ lớp mẫu giáo ghép 3-5 tuổi ở cụm Khe Lương hoạt động tích cực

  1. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dậy và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của trẻ. Trẻ không thể tiếp thu các kiến thức 1 cách bài bản, có hệ thống như trẻ phổ thông. Vì thế cần tạo cho trẻ 1 môi trường để trẻ hoạt động và trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức 1 cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn Trẻ lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được thông qua hình thức “học mà chơi, chơi mà học” trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá 1 cách tích cực về thế giới. Quá trình khám phá và học hỏi của trẻ diễn ra thông qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giản mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh 1 cách tự nhiên, thuận lợi nhanh chóng. Tất cả các trò chơi đều có tiềm năng và hỗ trợ cho việc học của trẻ. Đối với trẻ mầm non thì môi trường hoạt động có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ hoạt động thường xuyên với môi trường giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, tâm lí cũng như đời sống tình cảm mà thông qua trò chơi những phẩm chất ý chí cũng được hình thành như: tính mục đích, tính kỉ luật, tính dũng cảm. Ở mỗi giai đoạn sự phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lí khác nhau cha mẹ và cô giáo cần hiểu rõ được đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ để có những phương pháp giáo dục phù hợp để định hướng và giúp trẻ phát triển đúng từng giai đoạn. Trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo thích khám phá những điều mới lạ và hay tò mò. Trong giai đoạn này trẻ rất muốn khám phá thế giới xung quanh, tò mò và liên tục thắc mắc đặt nhiều câu hỏi với cha mẹ với cô giáo. Trẻ giao tiếp và rất thích bắt chước tập làm nguời lớn, trẻ thích được tự lập. Vì vậy việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm là vô cùng quan trọng và đã được nhà trường chỉ đạo về các lớp ở các điểm trường để cùng thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn khó khăn và hạn chế như: Kinh phí,địa hình và việc tạo môi trường đang còn do bàn tay cô giáo là chủ yếu; trẻ tham gia đang còn ít, các góc , mảng trang trí chưa mang tính mở; đồ dùng đồ chơi chủ yếu là mua sẵn, nguyên vật liệu, học liệu chưa đa dạng phong phú; trẻ hoạt động máy móc, rập khuôn, nhàm chán Phụ huynh chưa quan tâm chưa nhận thức được tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng môi trường đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm
  2. trung tâm giúp trẻ lớp mẫu giáo ghép 3- 5 tuổi ở cụm Khe Lương hoạt động tích cực” làm đề tài sáng kiến cho năm học này. 2 Mục đích nghiên cứu. Sở dĩ tôi lựa chọn đề tài này là muốn chia sẽ với bạn bè, đồng nhiệp những kinh nghiệm của mình về việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ lớp mẫu giáo ghép 3-5 tuổi ở cụm Khe Lương hoạt động tích cực. Bên cạnh đó nhằm thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với giáo dục mầm non nói chung và trường Mầm non Vĩnh Khê nói riêng. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1.Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ lớp mẫu giáo ghép 3- 5 tuổi ở cụm Khe Lương hoạt động tích cực 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Trẻ mẫu giáo ghép 3- 5 tuổi cụm Khe Lương trường Mầm non Vĩnh Khê 4 Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp miêu tả giáo dục. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp phân tích và tổng kết giáo dục - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục 4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết - Phương pháp thống kê
  3. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở về mặt lý luận Môi trường là yếu tố góp phần tích cực trong hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Trong lớp học không thể thiếu những mảng trang trí, những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ thì giáo viên cần tạo một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, đồ dùng đa dạng bắt mắt .Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, thuận tiện, gần gũi quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương, luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Các góc chính được duy trì thường xuyên. Vì vậy chúng ta cần bố trí, sắp xếp các góc phải rất linh hoạt để có thể di chuyển tạo không gian cho trẻ hoạt động. Môi trường trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức, xã hội, thỏa mãn nhu cầu nhận thức mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Các nhà giáo dục đều thừa nhận 1 điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ mầm non đó là xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động khả năng tư duy cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính hợp lí cao và kết nối việc học và đời sống của trẻ. Mỗi đứa trẻ là 1 cá thể riêng biệt chúng khác nhau về thể chất, tâm lí, tình cảm, xã hội, trí tuệ và hoàn cảnh gia đình. Do đó mỗi trẻ em đều có hứng thú và cách học và tốc độ học tập khác nhau và đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được trải nghiệm. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến hạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Hiệu quả của việc tao môi trường nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Trên cơ sở đó tôi đã căn cứ vào hướng dẫn của Phòng GD & ĐT huyện Vĩnh Linh cùng với sự chỉ đạo của BGH nhà trường mầm non Vĩnh Khê về thực hiện “ Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”. Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, vào khả năng nhu cầu học tập và kinh nghiệm sống của trẻ đáp ứng được chương trinh giáo dục mầm non. Từ đó tôi lên kế hoạch về xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm để trẻ hoạt động tích cực
  4. II. Thực trạng. Năm học 2017 – 2018 bản thân tôi được phân công giảng dạy cùng với cô Cẩm Vân tại lớp Mầu giáo ghép 3-5 tuổi Khe Lương với tổng số cháu là 20 trẻ. Khi bước vào thực hiện đề tài này bản thân cũng có những thuận lợi và gặp một số khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi. - Hoạt động của lớp được sự quan tâm sát sao và chỉ đạo kịp thời của BGH trường mầm non Vĩnh Khê - Phòng học được lát nền và có lá phong sạch sẽ - Bản thân thì năng động, sáng tạo và ham học hỏi, có năng khiếu về hội họa và thẩm mĩ nên thuận lợi cho việc thiết kế thẩm mĩ trong và ngoài lớp - Phụ huynh cũng đã góp 1 phần nào về kinh tế cũng như vật chất để xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. 2.2. Khó khăn. - Phòng học được lát gạch và lát lá phong nhưng khuôn viên trong phòng thì chật chội làm cho việc bố trí, sắp đặt các góc và các mảng không có không gian cho trẻ hoạt động 1 cách thoải mái. - Lớp học chưa có nhà vệ sinh theo đúng quy định - Khuôn viên ngoài trời cho trẻ hoạt động thì chật chội, nhiều tầng cấp, không bằng bặn, chưa có cổng ra vào kiên cố - Tuy được đầu tư trang thiết bị nhưng chủ yếu là các đồ dùng, đồ chơi mua sẵn, bằng nhựa chưa có nguyên liệu từ thiên nhiên, chưa đáp ứng được nhu cầu khám phá và sáng tạo của trẻ . - Trẻ trong lớp nhiều độ tuổi nên việc hoạt động của trẻ không đồng đều - Phụ huynh đã có ủng hộ song vẫn chưa quan tâm đến hoạt động của cô và trẻ. III. Khảo sát thực trạng. - Qua việc nghiên cứu 1 số biện xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ 3-5 tuổi Khe lương hoạt động tích cực trên thì tôi khảo sát thực trạng của trẻ trong lớp đầu năm được kết quả như sau:
  5. TT NỘI DUNG SỐ LƯỢNG TỈ LỆ 1 Trẻ tham gia tích cực vào các hoạt dộng 3/20 15% xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm 2 Kĩ năng sử dụng các học liệu, nguyên vật 2/20 10% liệu sẵn có từ thiên nhiên của trẻ 3 Mức độ hứng thú khi tham gia hoạt động 3/20 15% - Qua khảo sát tình hình thực tế ở lớp tôi nhận thấy: + Số trẻ tham gia xây dựng môi trường cũng rất ít, chủ yếu là cô giáo xây dựng + Đa số trẻ chưa có kĩ năng chơi với các vật liệu từ thiên nhiên + Trẻ hoạt động chưa tích cực, chưa hiệu quả Từ những việc khảo sát tình hình thực tế ở lớp cũng như việc tiến hành để xây dựng 1 môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho hoàn hảo về vật chất lẫn thẫm mĩ tại cụm Khe Lương thì bản thân tôi đưa ra 1 số biện pháp như sau: IV. Các biện pháp . Biện pháp 1: Bố trí sắp xếp các góc hoạt dộng trong và ngoài lớp phù hợp, tiện lợi, đa dạng, phong phú. - Hoạt động các góc là một hình thức hoạt động đặc biệt trong đời sống của trẻ mầm non, đó là nơi trẻ thỏa mãn sở thích nhu cầu vui chơi, nhận thức và cảm nhận về thế giới xung quanh. Hoạt động góc giúp trẻ củng cố và rèn luyện kiến thức đã học, là nơi trải nghiệm và khám phá những cái mới và phát huy khả năng ság tạo của trẻ.Vì vậy, việc sắp xếp bố trí các góc chơi phù hợp, thuận tiện, dễ tìm, dễ nhìn, dễ lấy là rất quan trọng. Tôi đã bố trí các góc trong lớp phù hợp và thuận tiện cho cháu như sau. Góc yên tĩnh xa góc ồn ào, tạo ranh giới các góc. Ví dụ: Góc xây dựng, góc bán hàng tôi sắp xếp sát cửa ra vào để thuận tiện cho việc xây dựng và mua bán. Góc nghệ thuật và góc bán hàng gần nhau để thuận lợi cho việc mua bán qua lại Bên cạnh việc sắp xếp phù hợp tôi còn tạo tạo ranh giới giữa các góc hoạt động như. Tận dụng các giá đồ chơi tạo thành ranh giới của các góc
  6. Ví dụ: Ranh giới giữa góc phân vai và góc thuật tôi ngăn bằng 1 giá gỗ qua đó tôi cũng tận dụng mặt sau của giá gỗ để treo các phách gõ, trống, đàn để cho trẻ dễ lấy và dễ hoạt động hơn - Ở góc dưới các góc và các mảng tôi tận dụng các hộp đựng bánh, các giỏ quả để đựng đồ cho trẻ theo từng chủ đề từng nội dung để trẻ có thể tự hoạt động và thay đổi theo từng chủ đề và nội dung đó - Trên các mảng tường thay vì theo lối xây dựng cũ cứng nhắc thì bây giờ tôi đính các móc treo, các giỏ làm cho các mảng tường đa dạng, phong phú và đẹp mắt hơn - Riêng góc xây dựng tôi ưu tiên không gian rộng, thuận tiện cho trẻ vận động .Góc phân vai và góc xây dựng tôi bố trí cạnh nhau và gần cửa ra vào vì tôi muốn tạo sự liên kết giữa 2 góc để trẻ có thể giao lưu với nhau. - Khoảng rộng ở các góc cách nhau hợp lí để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho trẻ hoạt động theo khả năng, hứng thú và sở thích riêng. Có chỗ hoạt động chúng và hoạt động cá nhân. Có góc cố định cũng như có góc di động hoặc thay đổi theo chủ đề. Qua cách bố trí, sắp đặt các mảng, các góc chơi hợp lí ở lớp mình tôi nhận thấy trẻ hoạt động tích cực hơn, có hiệu quả hơn. Trẻ được trao đổi, giao lưu với nhau thoải mái mà không ảnh hưởng đến các góc khác. Trẻ có không gian riêng yên tĩnh để hoạt động. Thỏa mãn nhu cầu hoạt động và sáng tạo của trẻ.