SKKN Một số biện pháp phát triển vốn tiếng Việt cho trẻ 3-4 tuổi ở lớp Mẫu giáo bé trường Mầm non Nậm Loỏng

doc 20 trang sangkien 01/09/2022 14900
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển vốn tiếng Việt cho trẻ 3-4 tuổi ở lớp Mẫu giáo bé trường Mầm non Nậm Loỏng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_von_tieng_viet_cho_tre_3_4.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp phát triển vốn tiếng Việt cho trẻ 3-4 tuổi ở lớp Mẫu giáo bé trường Mầm non Nậm Loỏng

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: a. Khái quát về lý luận Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, là phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết và là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc. Ngôn ngữ là tấm gương phản ánh văn hoá của mỗi dân tộc. Các dân tộc thiểu số của Việt Nam có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình trong sinh hoạt cộng đồng của họ, đồng thời họ cũng sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp với cộng đồng người Việt trên toàn quốc, đồng thời được cung cấp giáo dục, y tế, giải trí, thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng bằng chữ Quốc ngữ. Sự giao thoa văn hoá ngôn ngữ làm phong phú thêm cho nền văn hoá của người thiểu số, đồng thời cũng làm thay đổi cuộc sống, kinh tế và vị thế của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt anh em. Có thể nói rằng “cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta thực sự là một cộng đồng song ngữ” - tiếng mẹ đẻ của từng dân tộc và tiếng Việt của người Kinh. Tiếng Việt còn gọi là tiếng phổ thông với tư cách là ngôn ngữ Quốc gia, là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học. Thực tế cho thấy chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếng Việt của học sinh. Phần lớn trẻ dân tộc thiểu số khi tới trường, lớp mầm non đều chưa được sống trong môi trường tiếng Việt. Việc quan trọng trong trường mầm non cần làm là giúp trẻ trước độ tuổi đi học phát triển tốt ngôn ngữ, phù hợp với từng lứa tuổi và sự phát triển chung của trẻ. V.I Lênin cho rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Do đó, ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày, không có ngôn ngữ đứa trẻ không thể phát triển thành người một cách thực thụ. Muốn nói được, muốn giao tiếp được với mọi người xung quanh thì đứa trẻ phải được trải qua quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ trong môi trường nhất định Việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ khi bắt đầu tới trường, lớp là vô cùng quan trọng bởi ngôn ngữ có chức năng làm công cụ tư duy, công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm ; công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội. b. Khái quát về thực tiễn: Thực tế cho thấy đối với những trẻ thành thạo tiếng phổ thông việc giao tiếp và thu nhận tri thức và thực hiện những yêu cầu của giáo viên một cách rất dễ dàng song đối với trẻ dân tộc thiểu số đây là cả một vấn đề khó khăn và đòi hỏi nhà giáo dục cần phải có những biện pháp phù hợp. Đặc biệt ở trường mầm non Nậm Loỏng chúng tôi các cháu 100% là dân tộc Mông nghe và nói tiếng Việt rất kém mặc dù cô giáo có kèm cặp nhiệt tình đến mức nào chăng nữa thì trẻ vẫn nói bằng hai thứ tiếng, mà chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, nhất là khi trẻ ra khỏi lớp học. Sở dĩ như vậy là do tiếng Việt không phải là một 1
  2. phương tiện sử dụng thường xuyên đối với học sinh dân tộc thiểu số. Ở đây học sinh chỉ dùng tiếng Việt giao tiếp với giáo viên khi cần thiết, còn ngoài ra trẻ vẫn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Chính vì vậy dẫn đến chất lượng chăm sóc Giáo Dục trẻ không thể đạt được kết quả như mong muốn Thông qua các hội thi các cấp cho thấy trẻ dân tộc thiểu số trong nhà trường đạt kết quả rất thấp so với mặt bằng chung trong toàn Thành phố Lai Châu. Với nội dung chỉ chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ 5 tuổi để chuẩn bị vào lớp 1 như hiện nay theo tôi là muộn và chưa đủ so với yêu cầu thực tế trong công tác giáo dục của nhà trường. Bởi trong quá trình học ở các lớp dưới trẻ chưa thành thạo tiếng việt nên việc nắm bắt kiến thức còn hạn chế, trẻ chưa hiểu hết những yêu cầu hay những cuộc trò chuyện của cô nên chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động của trẻ. Trẻ nói không rõ ràng về ngôn ngữ và kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ còn khó khăn Thực tế tại nhà trường trẻ từ 0 – 2 tuổi đi học đạt khoảng 16 - 20%, còn lại 3 tuổi trẻ ra lớp đạt 100%. Bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai. Loại ngôn ngữ giúp trẻ giao tiếp, tiếp nhận tri thức, bày tỏ những quan điểm của riêng mình, song song cùng học ngôn ngữ là trẻ học tri thức, vì vậy có phát triển ngôn ngữ tiếng Việt mạch lạc càng sớm thì trẻ mới tiếp nhận tri thức một cách tốt nhất và đảm bảo nhất. Việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu cấp thiết đặt cho giáo dục nhà trường nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện sứng tầm với quy mô phát triển của thành phố Lai Châu. Tôi nhận thấy cần có những biện pháp bổ xung, tăng cường tiếng Việt cho trẻ ngay từ độ 3 - 4 tuổi. Với lý do trên tôi chọn đề tài "Một số biện pháp phát triển vốn tiếng Việt cho trẻ 3 – 4 tuổi ở lớp mẫu giáo bé trường mầm non Nậm Loỏng". Đây cũng là một sáng kiến tôi đưa ra còn mới với nhà trường song tôi mong rằng sẽ được áp dụng trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Phạm vi: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi lớp mẫu giáo bé trung tâm - Trường Mầm non Nậm Loỏng Đối tượng nghiên cứu “Một số biện pháp phát triển vốn tiếng Việt cho trẻ 3 – 4 tuổi ở lớp mẫu giáo bé trường mầm non Nậm Loỏng". 3.Mục đích nghiên cứu Tôi quyết định lựa chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 3 – 4 tuổi và áp dụng các giải pháp để nâng cao vốn tiếng Việt cho trẻ 3 – 4 tuổi dân tộc thiểu số tại nhà trường. Qua đó vận dụng những kiến thức có sẵn và qua học hỏi để nghiên cứu và áp dụng các giải pháp vào chăm sóc giáo dục phù hợp giúp trẻ phát triển một cách hài hoà và bắt kịp với chất lượng giáo dục chung trong toàn Thành phố. 2
  3. Vận dụng những kiến thức kinh nghiệm đưa ra một số giải pháp giúp trẻ được phát triển ngôn ngữ tiếng Việt một cách đầy đủ và mạch lạc nhất ngay khi trẻ bước chân vào trường Mầm non và trẻ tự tin bày tỏ cảm súc, suy nghĩ của mình với những người xunh quanh một cách tốt nhất. Tôi mong rằng trẻ thành thạo tiếng Việt sớm hơn và từ đó trẻ tiếp nhận tri thức một cách dễ ràng và đầy đủ nhất và đó sẽ là một lý do để nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đây cũng là một nền móng tốt cho trẻ phát triển một cách toàn diện. 4. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Đây là sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện và áp dụng lần đầu. Bằng một số biện pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ 3 - 4 tuổi dân tộc thiểu số tai trường Mầm non Nậm Loỏng như: Cung cấp tiếng việt cho trẻ mọi lúc mọi nơi, trẻ học tiếng Việt đảm bảo theo một trình tự nhất định từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Có ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài dạy, vào các hoạt động ngoài giờ nhằm phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ. Hình thành sự tự tin cho trẻ vì khi trẻ tự tin trẻ dễ dàng học hỏi, dễ dàng bày tỏ những suy nghĩ, chia sẻ hiểu biết của mình bằng tiếng việt với cô và bạn bè. Lựa nội dung giáo dục phù hợp với đối tượng với điều kiện thực tế của trẻ của nhà trường và lớp học. Nhằm nâng cao chất lượng ngôn ngữ trong giao tiếp, trong diễn đạt tiếng việt của trẻ một cách tốt nhất. Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện hiểu biết của mình bằng cách sử dụng ngôn ngữ tiếng việt một cách thành thạo sớm nhất. Chương 1 1.1. Cơ sở lý luận “Một số biện pháp phát triển vốn tiếng Việt cho trẻ 3 – 4 tuổi ở lớp mẫu giáo bé trường mầm non Nậm Loỏng". Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy. Đối với trẻ em dân tộc ngôn ngữ thứ hai đóng một vai trò cũng đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách; là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi Trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua ngôn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng của chúng và trẻ học được từ tương ứng (từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc). Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình thành. 1.1 Các định nghĩa, khái niệm. a. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì những mục đich chung: lao động, đấu tranh, xây dựng và phát triển xã hội. Không có ngôn ngữ con người không thể giao tiếp vì vậy ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài 3
  4. người, là công cụ hữu hiệu để trẻ bày tỏ những nguyện vọng, suy nghĩ và đánh giá của bản thân về những hiện tượng xung quanh b. Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy, nhận thức. Ngôn ngữ chính là hiện thực của tư duy và tư duy của con người có thể hoạt động được cũng chính là nhờ có phương tiện ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không diễn ra được. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi, những hoạt động chủ yếu ở trường mầm non. Giống như việc dạy trẻ tiếng mẹ đẻ, việc phát triển ngôn ngữ thứ hai cho trẻ ở trường mầm non là thực sự là mục tiêu “kép” giữa phát triển tri thức tư duy tiếng Việt và ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ. Trẻ biết sử dụng tiếng Việt đồng thời sử dụng nó như một công cụ để giao tiếp, vui chơi và học tập. Thông qua các hoạt động học tập, vui chơi và trò chuyện ở mọi lúc mọi nơi mà dần dần trẻ thành thạo và ngược lại mọi hoạt động ở trường cũng tạo cơ hội cho ngôn ngữ thứ hai của trẻ phát triển. a. Ngôn ngữ tiếng Việt là phương tiện để trẻ học tập. Có thể khẳng định rằng: Học tiếng mẹ đẻ là sự học tập quan trọng nhất, cần thiết nhất, bắt đầu sớm nhất và cần được quan tâm nhất. Song với trẻ dân tộc thiểu số tiếng mẹ đẻ không phải là ngôn ngữ chính để trẻ học tập, vui chơi và giao tiếp với xã hội. Do đó bắt buộc trẻ phải học ngôn ngữ thứ hai khi bước vào ngưỡng cửa trường mầm non với một hình thức giống với tiếng mẹ đẻ, nhưng với một môi trường hẹp hơn là lớp học, là cô giáo và các bạn. Trẻ học ngôn ngữ tiếng Việt song song với việc học tri thức và bước đầu trẻ phải tập làm chủ ngôn ngữ thứ 2 để đảm bảo làm chủ tri thức, tư duy của mình Ngôn ngữ có thể chuyển tải được tất cả các nội dung thông tin khác nhau mà người nói có nhu cầu ( từ việc bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói đến người nghe; đến những nhu cầu về trao đổi kinh nghiệm chinh phục thiên nhiên hoặc truyền bá tri thức . Mà trong đó ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của người dân tộc thiểu số chỉ phục vụ được một phần nhỏ số người có nhu cầu trong cộng đồng. Chỉ có ngôn ngữ tiếng Việt mới giúp họ hoà chung vào sự phát triển của xã hội. 1.2. Các văn bản chỉ đạo: Căn cứ công văn số: 947/SGDĐT-CNTT ngày 23/9/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu và công văn số: Số: 521/PGD&ĐT-TĐKTngày 02/10/2013 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Lai Châu về việc hướng dẫn công tác nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013-2014; Căn cứ vào Kế hoạch chỉ đạo chuyên môn trường mầm non Nậm Loỏng về việc nghiên cứu thực trạng của nhà trường và đưa ra các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ từ 3 –4 tuổi trong nhà trường. Chương 2 Thực trạng của một số biện " Một số biện pháp phát triển vốn tiếng Việt cho trẻ 3 – 4 tuổi ở lớp mẫu giáo bé trường mầm non Nậm Loỏng". 2.1 Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến. 4